Đề kiểm tra học kì II năm học 2010 – 2011 môn: ngữ văn 7

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II năm học 2010 – 2011 môn: ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT PHÙ MỸ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011
 MÔN: NGỮ VĂN 7
 THỜI GIAN: 90 phút ( không tính thời gian phát đề )

PHẦN I: Trắc nghiệm (3 điểm, 12 câu, mỗi câu 0,25 điểm)
 Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 12 ) bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất .
... Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. Vũ trụ này tầm thường, chật hẹp, không đủ thoả mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác, những người, những sự vật khác.Sự sáng tạo này ta cũng có thể xem là xuất phát ở một mối tình yêu thương tha thiết.Yêu thương ngay những điều chưa có trong thực tế để gọi nó vào thực tế ...
 ( Trích Ngữ văn 7, tập hai)
1/ Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào ?
 A. Sống chết mặc bay C. Ý nghĩa văn chương
 B. Ca Huế trên sông Hương D. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
2/ Đoạn văn trên của tác giả nào ?
 A. Hoài Thanh C. Huy Cận
B. Tố Hữu D.Hồ Chí Minh
3/ Đoạn văn trên thuộc thể loại văn bản nào ?
A.Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận
4/ Hai câu văn đi liền nhau : “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Có sử dụng:
A. Liệt kê B. Điệp ngữ C. Chơi chữ D. Câu đặc biệt
5/ Trong cụm từ “sáng tạo ra sự sống” từ sáng tạo thuộc từ loại nào ?
 A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Lượng từ
6/ Dấu chấm giữa hai câu : “Sự sáng tạo này ta cũng có thể xem là xuất phát ở một mối tình yêu thương tha thiết.Yêu thương ngay những điều chưa có trong thực tế để gọi nó vào thực tế ...” Có thể thay bằng những dấu câu nào sau đây ?
A. Dấu phẩy B. Dấu chấm phẩy C. Dấu hai chấm D. Dấu gạch ngang
7/ Các từ sau từ nào là từ Hán Việt ?
 A. Vũ trụ B. Sáng tạo C. Thế giới D. Yêu thương
8/ Trong đoạn văn trên có bao nhiêu đại từ ?
 A. 1 từ B. 2 từ C. 3 từ D. 4 từ 
9/ Loại văn bản nào thường trình bày theo một số mục quy định sẵn ?
A. Văn bản nghị luận chứng minh C. Văn bản miêu tả.
B. Văn bản nghị luận giải thích. D. Văn bản hành chính
10/ Văn bản đề nghị cần có các mục nào 
A. Ai đề nghị B. Đề nghị điều gì B. Đề nghị ai D. Cả ba ý trên đều đúng 
11/ Hoàn thành câu sau để tạo thành khái niệm câu rút gọn ?
Câu rút gọn.................................................................. một số thành phần của câu
12/ Hoàn thành câu sau để tạo thành khái niệm câu đặc biệt ?
Câu đặc biệt..............................................................mô hình chủ ngữ – vị ngữ.

PHẦN II: Tự luận (7 điểm )
Câu 1:Em hãy nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản“Đức tính giản dị của Bác Hồ”
(Phạm Văn Đồng)?Qua văn bản này, em học tập được những đức tính gì ở Bác ? (2 điểm)
Câu 2: Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”(5 điểm )































 




ĐÁP ÁN

Phần 1 : Trắc nghiệm (3 điểm ) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm .

Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
B
D
B
B
A
A
B
D
D
11 ......... có thể lược bỏ ..............
12.......... là loại câu không cấu tạo theo.....
Phần 2 : Tự luận. (7 điểm )
 Câu 1: (2điểm)
 - Nội dung: Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hoà hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. (0,5điểm)
 - Nghệ thuật : Bài văn vừa có những chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành. (0,5điểm)
 - Qua văn bản này, em học tập được ở Bác những đức tính: 
(1 điểm, mỗi ý đúng được 0,25điểm) 
 - Sống giản dị trên mọi phương diện.
 - Sống gần gũi, cởi mở, chân thành, với mọi người.
 - Giản dị trong lời nói và bài viết của mình.
 - Tự tay làm tất cả mọi việc, không được dựa dẫm vào người khác, có tinh thần vượt khó.
Câu 2:(5 điểm) 
A/ Yêu cầu chung:
 - Thể loại : Bài văn nghị luận chứng minh - Nội dung : Có công mài sắt có ngày nên kimà Lòng kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm - Hình thức: Trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng.
B/ Yêu cầu cụ thể: Bài viết cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
Mở bài : (0,5 điểm )
 - Con người cần có lòng kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm 
 - Ông bà ta đã khuyên nhủ qua câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim” 
Thân bài : (3 điểm ) 
 Trình bày, đánh giá chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:
 - Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng (0,5 điểm)
 Nghĩa đen: Một cục sắt to nhưng nếu con người kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm thì sẽ rèn thành 1 cây kim bé nhỏ hữu ích.
 Nghĩa bóng: con người có lòng kiên trì, nhẫn nại ,quyết tâm và chăm chỉ chịu khó thì sẽ thành công trong cuộc sống .
 - Con người có lòng kiên trì và có nghị lực thì sẽ thành công. (1,5điểm)
 + Dùng dẫn chứng để chứng minh: Trong cuộc sống và lao động như anh Nguyễn Ngọc Kí, Cao Bá Quát, Nguyễn Hiền ...
 Trong học tập: bản thân của học sinh 
 Trong kháng chiến: dân tộc Việt Nam của ta - Nếu con người không có lòng kiên trì và không có nghị lực thì sẽ không thành công. 
 (0,5 điểm)
 + Dùng dẫn chứng để chứng minh: Trong cuộc sống và lao động
 Trong học tập Trong kháng chiến- Khuyên nhủ mọi người cần phải có lòng kiên trì và có nghị lực . (0,5 điểm)
Kết bài: (0,5 điểm)
Khẳng định lòng kiên trì và nghị lực là đức tính quan trọng của con người. 
 Hình thức: đảm bảo theo yêu cầu, không mắc lỗi các loại (1điểm )
 Chú ý: (Tuỳ theo mức độ đạt được của học sinh, giáo viên ghi điểm phù hợp )




File đính kèm:

  • docvan 7 cuc hay.doc
Đề thi liên quan