Đề kiểm tra học kì II năm học 2010 -2011 Môn : Ngữ Văn Khối: 11 Trường THPT Nguyễn Du

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II năm học 2010 -2011 Môn : Ngữ Văn Khối: 11 Trường THPT Nguyễn Du, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 -2011
 TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU Môn : Ngữ Văn Khối: 11
 ________ Thời gian : 90 phút (không kể thời gian phát đề) 
I.THIẾT LẬP MA TRẬN:

 
 Cấp độ
Tên
chủ đề


Nhận biết



Thông hiểu

Vận dụng


 Cộng




Cấp độ thấp

Cấp độ cao

Chủ đề 1
Văn học sử
Văn học nước ngoài

 Cảm nhận về một tình yêu chân thành, mãnh liệt, cao thượng, vị tha qua bài thơ “ Tôi yêu em” của Pu-skin.



Số câu: 
Số điểm: 
 Tỷ lệ: 
 

Số câu: 1
Số điểm: 1,0 



Số câu: 1
Số điểm: 1,0
( 10 %)
Chủ đề 2
Tiếng Việt
Nghĩa của câu
- Nhận biết và hiểu được nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu.

Vận dụng kiến thức để làm bài tập.


Số câu: 
Số điểm: 
Tỷ lệ: 
Số câu: 1
Số điểm: 2,0 

 



Số câu: 1
Số điểm: 2,0
( 20 %)
Chủ đề 3
Văn nghị luận
NLHH
Phân tích một bài thơ


- Nắm được những yêu cầu về cách diễn đạt, cách trình bày của một bài văn nghị luận VH phân tích một bài thơ.
- Cảm nhận được bức tranh thiên nhiên và bức tranh cuộc sống con người trong thời gian chiều tối khi người tù Hồ Chí Minh đang bị giải đi ngang qua xóm núi và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.

Số câu: 
Số điểm: 
Tỷ lệ: 


Số câu: 1
Số điểm: 7,0 

Số câu: 1
Số điểm: 7,0
( 70 %)
Tổng số câu: 
Tổng số điểm: 
Tỷ lệ : 
Số câu: 1
Số điểm: 1,0 
(10 %) 
Số câu: 1
Số điểm: 2,0 
 (20 %)
Số câu: 1
Số điểm: 7,0 
(80 %)
Số câu: 3
Số điểm: 10 
(100 %)
II BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
 Câu 1: (1điểm) Bài thơ “Tôi yêu em” của Pu-Skin đã thể hiện ý nghĩa gì ?
 Câu 2: (2 điểm) Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu văn sau:
 Rõ ràng tấm ảnh chụp hai mẹ con kia là mợ Du và thằng Dũng.
 Câu 3: (7 điểm) Hãy trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Chiều tối” ( trích “ Nhật kí trong tù”) của Hồ Chí Minh.




SỞ GD-ĐT BÌNH ĐỊNH HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 -2011
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU Môn : Ngữ Văn Khối: 11

 Câu 1:(1điểm) 
 Dù trong hoàn cảnh và tình yêu thế nào, con người cần phải sống chân thành, mãnh liệt , cao thượng và vị tha.
 Câu 2: (2 điểm) 
 - Nghĩa sự việc: Tấm ảnh chụp hai mẹ con là mợ Du và thằng Dũng. (0,5 đ)
 - Nghĩa tình thái: Khẳng định tính chân thực của sự việc (1,0 đ) qua từ “Rõ ràng” (0,5 đ).
 Câu 3:(7 điểm)
 1.Yêu cầu về kĩ năng: Biết làm bài nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, lời văn có cảm xúc, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp thông thường.
 2.Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý chính sau:
 a. Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều tối nơi núi rừng.
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây lơ lửng giữa tầng không.
 - Chim mỏi về rừng gợi vẻ mệt mỏi, uể oải sau một ngày kiếm ăn tìm về chốn ngủ. (0.5 điểm)
à Có sự đồng điệu với cảnh của một người tù sau một ngày lê bước trên đường chuyển lao hàng trăm cây số.
 - Cánh chim biểu tượng, ước lệ cho thời gian chiều xuống à Cách miêu tả thời gian mang tính cổ điển.(0.5 điểm)
à Vài nét chấm phá, một cánh chim, một chòm mây tác giả đã vẽ ra trước mắt ta bức tranh chiều tối nơi miền sơn cước với không gian mênh mông, gợi không khí êm ả thanh bình. (1 điểm)
à Bút pháp chấm phá, thủ pháp đối lập, hình ảnh thơ quen thuộc...Bức tranh chiều đậm chất cổ điển. (0.5 điểm)
 * Vẻ đẹp tâm hồn, tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung tự tại của người tù Hồ Chí Minh.(1 điểm)
b. Hai câu cuối: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt của con người.
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết lò than đã rực hồng.
 - Hình ảnh “xóm núi” : Hình ảnh mang vẻ đẹp bình dị biểu tượng cho sự sống bình yên của con người.(0.5 điểm)
 - Hình ảnh cô em xóm núi là hình ảnh trung tâm của bức tranh chiều tối. (1 điêm)
 + Câu thơ đơn sơ giản dị nhưng đẹp lạ thường : vẻ đẹp toát lên từ sự trẻ trung khoẻ khoắn, sống động của cô gái đang lao động xay ngô miệt mài bên lò than. 
 + “Cô em xóm núi xay ngô tối” => Sự miệt mài lao động của con người nơi đây.
 Chú ý câu 4: Sự vận động của tự nhiên cũng là sự vận động của tư tưởng, hình tượng thơ Hồ Chí Minh : chiều chuyển dần sang tối nhưng bức tranh thơ lại mở ra bằng ánh sáng rực hồng.
 - Hình ảnh lò than đã rực hồng : (1 điểm)
 + “Hồng” điểm sáng toàn bài thơ à “nhãn tự” con mắt thơ, làm cho bức tranh chiều tối sáng ngời ấm áp.
 + Hình ảnh lò than đã rực hồng xua đi bóng đêm lạnh lẽo, đêm tối dường như ấm áp hơn.
 à Câu thơ cho thấy sự vận động thời gian : Không nói tối mà vẫn thấy tối.
à Cảnh chiều tối mà lại thắp lên trong lòng người ngọn lửa ấm áp của niềm tin yêu cuộc đời. Hai câu thơ thể hiện sâu sắc vẻ đẹp của tinh thần hiện đại. ( 0.5 điểm)
 - Tóm lại, bài thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống.(0.5 điểm)
 => Lưu ý : + Học sinh có thể liên hệ đối chiếu với thơ phiên âm để phân tích làm rõ hơn nghệ thuật miêu tả thời gian đặc sắc của Hồ Chí Minh.
 + Làm rõ thủ pháp đối lập và điệp liên hoàn,…. của câu thơ.






File đính kèm:

  • docDE VAN 11, KI II, 10-11.doc