Đề kiểm tra học kì II- Năm học 2010-2011 Môn Ngữ Văn- Lớp 10 - Ban cơ bản Trường THPT XUÂN DIỆU

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II- Năm học 2010-2011 Môn Ngữ Văn- Lớp 10 - Ban cơ bản Trường THPT XUÂN DIỆU, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD & ĐT Bình Định ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- năm học 2010-2011
Trường THPT XUÂN DIỆU MÔN NGỮ VĂN- Lớp 10 - Ban cơ bản 

SỐ BÁO DANH:…………………

 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
 


MÃ ĐỀ: 144 
PHẦN I- TRẮC NGHIỆM (3 điểm):

Ô TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án













1. Theo anh (chị), việc đốt đền của nhân vật Ngô Tử Văn thể hiện điều gì?
A. Thể hiện quan điểm và thái độ của người trí thức muốn đả phá sự sùng tín của quần chúng bình dân.
B. Thể hiện sự khảng khái, chính trực và dũng cảm, vì dân trừ hại.
C. Thể hiện tính hiếu thắng, muốn làm chuyện khác người để nổi tiếng. 
D. Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ Thần nước Việt, người từng có công giúp Lý Nam Đế chống ngoại xâm.
2- Văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX (văn học trung đại) được chia làm:
A- 2 giai đoạn	 B- 3 giai đoạn	 C- 4 giai đoạn	 D- 5 giai đoạn
3- Các tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du là:
A- Thượng kinh kí sự; Vũ trung tùy bút; Thanh Hiên thi tập
B- Truyền kì mạn lục; Bạch Vân am thi tập; Nam trung tạp ngâm
C- Thanh Hiên thi tập; Nam trung tạp ngâm; Bắc hành tạp lục
D- Nam trung tạp ngâm; Bắc hành tạp lục; Đoạn trường tân thanh
4- Dòng nào sau đây sắp xếp các đoạn trích theo đúng thứ tự trước sau trong văn bản Truyện Kiều
A- Trao duyên; Nỗi thương mình; Thề nguyền, Chí khí anh hùng 
B- Trao duyên ; Thề nguyền; Nỗi thương mình , Chí khí anh hùng 
C- Thề nguyền	; Trao duyên; Nỗi thương mình; Chí khí anh hùng
D- Cả a,b,c đều sai
5. Dòng nào dưới đây không phải là biểu hiện của cảm hứng yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam?
A. Ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc; tự hào trước truyền thống lịch sử.
B. Tình yêu thiên nhiên đất nước; Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng.
C. Tự hào trước chiến công thời đại; biết ơn, ca ngợi những người đã hi sinh vì đất nước.
D. Cảm thông với nỗi khổ của con người, đặc biệt là những người nhỏ bé, bất hạnh.
6. Điền từ thích hợp vào chỗ trống : “Vào nửa đầu thế kỉ XVII, một số giáo sĩ phương Tây đã dựa vào …………….. xây dựng nên một thứ chữ mới để ghi âm tiếng Việt”. 
A.Tiếng Pháp 	B. Tiếng Anh 	C. Tiếng Bồ Đào Nha D. Bộ chữ cái La tinh 
7.“Hai vị thánh quân” được nói trong bài “Phú sông Bạch Đằng” là :
A. Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông.	B. Trần Thái Tông và Trần Thánh Tông
C. Trần Thánh Tông và Trần Quốc Tuấn	D. Ngô Quyền và Trần Nhân Tông
8- Chọn câu viết sai :
A. Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã mô tả sâu sắc xã hội phong kiến thối nát.B. Trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du đã mô tả sâu sắc xã hội phong kiến thối nát.C- Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du đã mô tả sâu sắc xã hội phong kiến thối nát.
D- Nguyễn Du, qua tác phẩm Truyện Kiều , đã mô tả sâu sắc xã hội phong kiến thối nát
9- Điều cấm kị khi tạo một văn bản thuyết minh là :
A- Phỏng đoán, hư cấu, khoa trương	B- Chưa chú ý nhiều về tính chuẩn xác về tri thức
C- Chưa chú ý nhiều về tính mạch lạc	D- Chưa gây được sự hấp dẫn của văn bản
10- Dạng đề văn nào sau đây đòi hỏi vận dụng phương pháp thuyết minh ?
A- Cảm nhận về bài thơ “Tỏ lòng” (Phạm Ngũ Lão)	 	B- Vẻ đẹp một bài ca dao
C- Bình luận câu tục ngữ « Có học phải có hạnh »	D- Giới thiệu về Truyện Kiều
11- Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật là :
A- Tính hình tượng, tính đa nghĩa, tính hàm súc	B- Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hoá
C- Tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể	D- Tính hình tượng, tính đa nghĩa, tính truyền cảm
12-“/…/ là chia vấn đề cần bàn luận ra thành các bộ phận để có thể xem xét một cách cặn kẽ và kĩ càng”
A- Phân tích	B- Tổng hợp	C- Diễn dịch	D- Quy nạp	

PHẦN II:TỰ LUẬN: (7 điểm)
	 Cảm nhận của anh (chị ) về tâm trạng nhân vật Thúy Kiều qua đoạn thơ sau:
 “Cậy em em có chịu lời,
 Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
 Giữa đường đứt gánh tương tư,
 Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
 Kể từ khi gặp chàng Kim,
 Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
 Sự đâu sóng gió bất kì,
 Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
 Ngày xuân em hãy còn dài,
 Xót tình máu mủ thay lời nước non.
 Chị dù thịt nát xương mòn,
 Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
 Chiếc vành với bức tờ mây,
 Duyên này thì giữ vật này của chung.
 Dù em nên vợ nên chồng,
 Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.
 Mất người còn chút của tin,
 Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”
 […]
 ( “ Trao duyên”, Truyện Kiều- Nguyễn Du)

 ------------------------------------ HẾT -----------------------------------

SỞ GIÁO DỤC –ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT XUÂN DIỆU ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN KHỐI 10
 HỌC KÌ II -Năm học 2010-2011
(Gồm 3 trang)
MA TRẬN + ĐÁP ÁN 
I- MA TRẬN ĐỀ
 
 Mức độ 

 Chủ đề
Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng
Cộng

TN
TN
TL

1. Tiếng Việt:
-Lịch sử phát triển của tiếng Việt; ngữ pháp; phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Chữ quốc ngữ
- Đặc trưng PCNNNT
- Nhân diện câu đúng/sai



Số câu 
Số diểm 
 3 = 0,75 đ


0,75 điểm
2 .Đọc văn:
- Khái quát văn học TĐ


- Phú sông BĐ

-Chuyện Chức phán sự đền Tản Viên
- Nguyễn Du và Truyện Kiều

 
- 4 giai đoạn VHTĐ (1câu)
- Nội dung yêu nước (1 câu)
- Phú sông BĐ (1câu)
- Ý nghĩa việc làm của Ngô Tử Văn (1 câu)
- Thơ chữ Hán ND (1 câu)
- Trích đoạn TK (1 câu)




Số câu - Số diểm 


 6 câu = 1,5 điểm


1,5 điểm
3. Làm văn:
- Văn thuyết minh

- Thao tác nghị luận
- Nghị luận văn học

- Dạng đề văn thuyết minh
-Thao tác nghị luận


- Yêu cầu đối với VBTM






- Viết bài văn NLVH phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình, nghệ thuật thể hiện nội tâm nhân vật


Số câu - Số diểm 
2 câu = 0,5 đ

1 = 0,25 đ

1 câu = 7,0 điểm
7,75 điểm
Tổng cộng

11 câu
 = 2,75 điểm
1 câu
 = 0,25 điểm
1 câu
 = 7 điểm
10 điểm
Tỉ lệ 
27,5%
2,5%
70%
100%


II- ĐÁP ÁN
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
MÃ ĐỀ: 144
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
ĐA
B
C
C
C
D
D
A
B
A
D
B
A

II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm):
1. Yêu cầu:
a) Về kĩ năng:
 Biết cách nêu cảm nhận về một nhân vật văn học trong truyện thơ.
 Văn viết có cảm xúc, bố cục chặt chẽ, lôgic, ít mắc lỗi diễn đạt
b)Về nội dung:
 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo một số ý chính :
 Mở bài: Đời Kiều là một tấm gương oan khổ. Số phận Kiều hội đủ những bi kịch của người phụ nữ. Và một trong những bi kịch lớn ấy là bi kịch tình yêu tan vỡ, thể hiện rõ nhất trong đoạn trích “ Trao duyên”.
 Thân bài: ( Có thể nêu cảm nhận ở các khía cạnh như sau)
 + Kiều nhờ cậy Thúy Vân nhận lời nối duyên với Kim Trọng. Kiều đã rất tinh tế khi dùng từ “ cậy”, “ chịu”, “lạy- thưa” để ràng buộc Vân. Cách thỉnh cầu vừa lạ lùng vừa hợp lí ấy giúp người đọc nhận ra một nàng Kiều tinh tế, sâu sắc. Kiều ý thức được gánh nặng sắp trao cho em và thấu hiểu tình thế khó xử của Vân
+Kiều nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim ( chú ý biện pháp điệp từ ‘khi”: khi gặp, khi ngày, khi đêm nói lên sự thề ước sâu nặng của Kiều và Kim Trọng) và Kiều đã đưa ra lí lẽ để thuyết phục em ( Kiều đã lay động ở Vân tình cảm chị em ruột thịt, Kiều còn dùng cái chết của mình để nói lên sự toại nguyện nếu Vân nhận lời- Lời thỉnh cầu của Kiều vừa chân thành vừa ràng buộc, thiết tha)
+Tâm trạng của Kiều khi trao những kỉ vật tình yêu: Kiều như sống lại những kỉ niệm cũ- kỉ niệm của những ngày hạnh phúc rực rỡ trong quá khứ để rồi giật mình đau khổ khi phải chia li với những hạnh phúc ấy. Đặc biệt, khi trao kỉ vật cho Vân, Kiều vẫn còn lưu luyến: nửa trao, nửa níu, giằng xé trong tâm hồn Kiều ( Lí trí tỉnh táo quyết định trao duyên cho em nhưng Kiều vẫn muốn giữ lại một chút cho riêng mình, vẫn muốn hiện diện trong tình yêu của Kim Trọng)
+ Cảm nhận được nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích ( nghệ thuật miêu tả quá trình trao duyên: Ở đây Nguyễn Du miêu tả quá trình trao duyên như một quá trình tự ý thức về bi kịch tình yêu tan vỡ của mình. Kiều tâm sự với Vân nhưng thực ra là tự bộc lộ, phơi bày tâm tư, tình cảm và khát vọng sâu kín của mình. Kiều đã tỉnh táo khi cầu khẩn em nhận lời, nhưng rồi sau đó Kiều lại để con tim mình lên tiếng khi trao kỉ vật. 
 Kết bài: Khẩn khoản nài em nhận lời, trao kỉ vật cho em, lí trí Kiều bảo phải trao nhưng tình cảm thì muốn níu giữ vì trong lòng luôn khát khao hạnh phúc yêu đương: Tình yêu dù tan vỡ nhưng khát vọng về một tình yêu thủy chung son sắt không thể nào dứt đoạn
 
2. Biểu điểm:
Điểm 7-6 : Có tư duy, cảm nhận riêng. Bố cục bài viết rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, dẫn chứng chính xác, không mắc lỗi chính tả.
Điểm 5- Bài viết có bố cục rõ ràng, mạch lạc, có cảm xúc nhưng chưa nhiều, sai từ 1-3 lỗi chính tả, diễn đạt.
Điểm 3- 4: Hiểu và đáp ứng được yêu cầu của đề bài nhưng khai thác ý chưa sâu sắc, phân tích đôi chỗ sơ sài, dẫn chứng chưa chính xác, mắc trên 3 lỗi chính tả.
Điểm 1-2: Chưa nắm vững và chưa đáp ứng được 1/3 yêu cầu. Nhận thức nhiều chỗ sai lệch, lạc đề, sai nhiều lỗi chính tả, diễn đạt vụng về.
Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc viết vài dòng lấy lệ./.

 -------------------------------- HẾT --------------------------------------------

File đính kèm:

  • docDE -DA VAN 10- HK2 (2011)Nop truong.doc