Đề kiểm tra học kì II (năm học: 2011 - 2012) môn: Công nghệ lớp 9 trường TNCS Trần Quang Diệu
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II (năm học: 2011 - 2012) môn: Công nghệ lớp 9 trường TNCS Trần Quang Diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ 2 PHÒNG GD - ĐT BUÔN ĐÔN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (Năm học: 2011 - 2012) TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG DIỆU Môn: Công nghệ - Lớp 9 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0điểm). Học sinh chọn câu trả lời đúng rồi ghi vào bài làm. VD: Câu 1:A. Câu 1: (0,5đ). Dơi hại vải nhãn còn có tên gọi khác là gì? A.Sốc. B. Rốc. C. Cốc. D. Dốc. Câu 2: (0,5đ). Đối với vùng đồi trồng cây nhãn với khoảng cách bao nhiêu? A. 8m x 8m B. 6m x 6m C. 7m x 7m D. 7m x 8m Câu 3: (0,5đ). Sâu đục thân, đục cành hại cây ăn quả có múi phá hại mạnh vào tháng nào? A. tháng 2,3 B. tháng 3,4 C. tháng 4,5 D. tháng 5,6 Câu 4: (0,5đ). Độ ẩm thích hợp cho cây nhãn phát triển là: A. 60-70% B. 60-80% C. 70-80% D. 70-90% Câu 5: (0,5đ). Bọ xít hại nhãn, vải con trưởng thành có màu gì? A. Nâu B. Nâu đỏ C. Trắng ngà D. Vàng nhạt Câu 6: (0,5đ). Quả chôm chôm bảo quan ở nhiệt độ 10oC trong túi nilông thì có thể giữ được bao nhiêu ngày mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của quả? A. 10-15 ngày B. 10-12 ngày C. 12-15 ngày. D. 12-18 ngày Câu 7: (0,5đ). Cây nhãn tháng thứ 2 sau khi trồng cần tưới nước theo định kì nào? A.1-2 ngày/lần. B. 1-3 ngày/lần. C. 2-5 ngày/lần. D. 3-5 ngày/lần. Câu 8: (0,5đ).Trồng cây ăn quả theo quy trình nào sau đây? A. Đào hố - bóc vỏ bầu - đặt cây vào hố - lấp đất - tưới nước. B. Đào hố - bóc vỏ bầu - đặt cây vào hố - tưới nước - lấp đất. C. Đào hố - bóc vỏ bầu - bón phân lót - đặt cây vào hố - lấp đất - tưới nước. D. Đào hố - bón phân lót- bóc vỏ bầu - đặt cây vào hố - lấp đất - tưới nước. II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm). Câu 1: (1,0đ). Hãy nêu các đặc điểm của bệnh vàng lá hại cây ăn quả có múi? Câu 2: (2,0đ). Hãy trình bày yêu cầu kỹ thuật của quy trình bón phân thúc cho cây ăn quả? Câu 3: (3,0đ). Hãy nêu phương pháp bón phân thúc và tưới nước cho cây chôm chôm? -------------------------HẾT----------------------------- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (4,0 điểm) Câu 1 (0,5đ) Câu 2 (0,5đ) Câu 3 (0,5đ) Câu 4 (0,5đ) Câu 5 (0,5đ) Câu 6 (0,5đ) Câu 7 (0,5đ) Câu 8 (0,5đ) B C D C A B D D II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm). Câu 1: (1,0đ). Đặc điểm của bệnh vàng lá hại cây ăn quả có múi: - Trên lá có đốm vàng, thịt lá biến màu vàng, ven gân lá màu xanh lục, làm gân nổi, lá nhỏ, cong và rụng sớm,cành khô dần. Quả nhỏ, méo mó. Bệnh này thường dễ nhầm với bệnh sinh lí làm biến đổi màu lá do thiếu chất dinh dưỡng. Câu 2: (2,0đ). Quy trình bón phân thúc cho cây ăn quả: Xác định vị trí bón phân Cuốc rãnh hoặc đào hố bón phân Bón phân vào rãnh hoặc hố và lấp đất Tưới nước Bước 1: Xác định vị trí bón phân - Chiếu theo hướng thẳng đứng của tán cây xuống đất. Đó là vị trí thường bón phân cho cây ăn quả. Bước 2: Cuốc rãnh hoặc đào hố bón phân - Cuốc thành rãnh hoặc hố nhỏ với kích thước tùy theo độ sâu của rễ ở vị trí bón phân. Thông thường rãnh rộng 10-20cm, sâu 15-30cm. Bước 3: Bón phân vào rãnh hoặc hố và lấp đất - Rải phân chuồng trộn lẫn với phân hóa học vào rãnh hoặc hố. - Lấp đất kín. Bước 4: Tưới nước - Tưới nước vào rãnh hoặc hố đã bón phân. Câu 3: (3,0đ). Phương pháp bón phân thúc: Cây chôm chôm cần được bón nhiều phân đạm và ka li. Tiến hành bón làm 3 lần: - Lần thứ nhất: sau khi hái quả và tỉa cành, bón bàng phân hữu cơ và phân hóa học. - Lần thứ 2: bón đón hoa trước khi nở, bón bằng phân đạm và phân kali. - Lần thứ 3: bón nuôi quả. Có thể phun bổ xung thêm phân vi lượng và chất tăng đậu quả. Tưới nước: - Cây chôm chôm cần được tưới nước và phủ rơm rạ qanh gốc cây; che gió để giữ ẩm. Trời nắng hạn phải tưới 2-3 ngày/lần. Ở thời kì hình thành mầm hoa cần giữ khô để chấm dứt thời kì phát triển của lá nên không tưới nước. Sau khi ra hoa, tưới đủ ẩm để có tỉ lệ đậu quả cao.
File đính kèm:
- de thi hoc ki II mon cn9de2.doc