Đề kiểm tra học kì II năm học 2011 - 2012 môn Vật lí khối 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II năm học 2011 - 2012 môn Vật lí khối 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 2011-2012 MÔN VẬT LÍ 6 A. Ma trận. Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng MĐ thấp MĐ cao SỰ NỞ VÌ NHIỆT Nhận biết được các chất khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Đổi được nhiệt độ từ nhiệt giai C qua nhiệt giai F Số câu 1 (câu 1) 1 (câu 1) 1 Số điểm 1đ 1đ 1 (10%) NHIỆT KẾ - NHIỆT GIAI Nêu được ứng dụng của nhiệt kế dùng trong phòng thí nghiệm, nhiệt kế rượu và nhiệt kế y tế. Số câu 1 (câu 2) 1 Số điểm 1 đ 1 (10%) SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC Mô tả được quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất qua biểu đồ. Số câu 1 (câu 3) 1 Số điểm 2,5 đ 1,5 (15%) SỰ BAY HƠI VÀ NGƯNG TỤ Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng đồng thời vào nhiều yếu tố, chẳng hạn qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi. Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố. Vận dụng được kiến thức về sự ngưng tụ để giải thích được một số hiện tượng đơn giản. Số câu 1(câu 5) 1 (câu 6) 1 (câu 4) 3 Số điểm 1,5 đ 2 đ 2 đ 5,5 (55%) SỰ SÔI Nêu được đặc điểm về nhiệt độ sôi. Số câu 1 (câu 7) 1 Số điểm 1đ 1 (10%) TS câu hỏi 4 1 1 1 7 TS điểm 4,5 1,5 2 2 10 đ (100%) B. Đề kiểm tra. Đề số 1: Câu 1 : (2đ) a) So sánh sự nở vì nhiệt của chất rắn, chất lỏng và chất khí ? b) Nhiệt kế y tế dùng để làm gì ? Câu 2 : (2,5đ) 9. Dựa vào hình vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng và để nguội băng phiến. Trả lời các câu hỏi sau: Nhiệt độ ( 0C) Thời gian (phút) A B C D E F G 70 80 90 60 0 2 4 6 20 8 22 10 12 18 14 16 a) Ở nhiệt độ nào băng phiến bắt đầu nóng chảy? (1 đ) b) Thời gian nóng chảy của băng phiến là bao nhiêu phút? (1 đ) c) Thời gian đông đặc của băng phiến là bao nhiêu phút? (1 đ) d) Trong đoạn BC băng phiến tồn tại ở thể nào? (0,5 đ) e) Trong đoạn CD băng phiến tồn tại ở thể nào? (0,5 đ) Câu 3 : (3,5đ) a) Sự bay hơi là gì ? b) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ? c) Tại sao khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá ? Câu 4 : (1đ) Nêu đặc điểm của sự nóng chảy ? Câu 5: (1 điểm) Tính 30 0C bằng bao nhiêu 0 F ? Đề số 2: Câu 1 : (2đ) a) So sánh sự nở vì nhiệt của chất lỏng khác nhau ? b) Nhiệt kế thủy ngân dùng để làm gì ? Câu 2 : (2,5đ) 9. Dựa vào hình vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nóng và để nguội băng phiến. Trả lời các câu hỏi sau: Nhiệt độ ( 0C) Thời gian (phút) A B C D E F G 70 80 90 60 0 2 4 6 20 8 22 10 12 18 14 16 a) Ở nhiệt độ nào băng phiến bắt đầu đông đặc? (1 đ) b) Thời gian đông đặc của băng phiến là bao nhiêu phút? (1 đ) c) Thời gian nóng chảy của băng phiến là bao nhiêu phút? (1 đ) d) Trong đoạn AB băng phiến tồn tại ở thể nào? (0,5 đ) e) Trong đoạn EF băng phiến tồn tại ở thể nào? (0,5 đ) Câu 3 : (3,5đ) a) Sự ngưng tụ là gì ? b) Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm ? c) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Câu 4 : (1đ) Nêu đặc điểm của sự sôi ? Câu 5: (1 điểm) Tính 40 0C bằng bao nhiêu 0 F ? C. Hướng dẫn chấm: Đề số 1: Câu 1: a) Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. (1điểm) b) Nhiệt kế y tế dùng để đo nhiệt độ cơ thể người. (1điểm) Câu 2: a) Ở nhiệt độ 80 0C băng phiến bắt đầu nóng chảy. (0.5 đ) b) Thời gian nóng chảy của băng phiến là 3 phút. (0.5 đ) c) Thời gian đông đặc của băng phiến là 4 phút. (0.5 đ) d) Trong đoạn BC băng phiến tồn tại ở thể rắn và lỏng. (0,5 đ) e) Trong đoạn CD băng phiến tồn tại ở thể lỏng và hơi. (0,5 đ) Câu 3: a) Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. (1đ) b) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng (1,5 điểm) c) Khi trồng chuối, trồng mía người ta phải phạt bớt lá để giảm sự thoát hơi nước trên bề mặt lá của cây. (1điểm) Câu 4: Đặc điểm của sự nóng chảy : - Mỗi chất lỏng nóng chảy ở một nhiệt độ nhất định gọi là nhiệt độ nóng chảy (0,5 điểm) - Trong suốt quá trình nóng chảy nhiệt độ của chất đó không thay đổi. (0,5 điểm) Câu 5: Áp dụng công thức: t 0C =0 0C + (t 0C . 1,8 0F) Ta có: 30 0C = 0 0C + (30 0C . 1,8 0F) 0.5đ = 32 0F + 54 0F = 86 0F 0.5đ Đề số 2: Câu 1: - Chất lỏng nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. (0.5đ) - Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. (0.5đ) b) Nhiệt kế thủy ngân dùng để đo nhiệt độ trong các phòng thí nghiệm. (1điểm) Câu 2: a) Ở nhiệt độ 80 0C băng phiến bắt đầu đông đặc. (0.5 đ) b) Thời gian đông đặc của băng phiến là 4 phút. (0.5 đ) c) Thời gian nóng chảy của băng phiến là 3 phút. (0.5 đ) d) Trong đoạnA B băng phiến tồn tại ở thể rắn. (0,5 đ) e) Trong đoạn È băng phiến tồn tại ở thể lỏng và rắn. (0,5 đ) Câu 3: a ) Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ. (1 điểm) a) Ban đêm nhiệt độ thấp, hơi nước trong không khí ngưng tụ thành những giọt nước đọng trên lá cây. (1.5 điểm) b) Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng (1 điểm) Câu 4: Đặc điểm của sự sôi : - Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định gọi là nhiệt độ sôi (0,5 điểm) - Trong suốt quá trình sôi nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi. (0,5 điểm) Câu 5: Áp dụng công thức: t 0C =0 0C + (t 0C . 1,8 0F) Ta có: 40 0C = 0 0C + (40 0C . 1,8 0F) 0.5đ = 32 0F + 72 0F = 104 0F 0.5đ
File đính kèm:
- DE KIEM TRA HKII LY 6(3).doc