Đề kiểm tra học kì II Năm học 2012-2013 Môn: Ngữ Văn – Lớp 10

pdf3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Năm học 2012-2013 Môn: Ngữ Văn – Lớp 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT CAO BẰNG 
TRƯỜNG THPT THÔNG NÔNG 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II 
Năm học 2012-2013 
Môn: Ngữ Văn – Lớp 10 
(Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề) 
 
 
Câu 1: (2 điểm) 
 Tìm và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong các câu thơ sau: 
“Biết bao bướm lả ong lơi, 
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm. 
Dập dìu lá gió cành chim 
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh” 
 (Truyện Kiều – Nguyễn Du) 
Câu 2: (3 điểm) 
 Viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 7 đến 10 câu) có sử dụng thao tác lập luận 
diễn dịch nói về tác hại của thiếu trung thực trong thi cử. 
Câu 3: (5 điểm) 
 Phân tích đoạn thơ sau: 
 Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước, 
 Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen. 
 Ngoài rèm thước chẳng mách tin, 
 Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng? 
 Đèn có biết dường bằng chẳng biết, 
 Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi. 
 Buồn rầu nói chẳng nên lời, 
 Hoa đèn kia với bóng người khá thương. 
(“Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”- Trích “Chinh phụ ngâm”- Đặng Trần Côn 
(Đoàn Thị Điểm dịch(?) – Ngữ văn 10 tập hai, trang 87) 
 
***************HẾT************** 
(Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
ĐỀ 01 
SỞ GD VÀ ĐT CAO BẰNG 
TRƯỜNG THPT THÔNG NÔNG 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2012-2013 
Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10 
Đề 01: 
Câu Ý Nội dung Điểm 
 
Tìm và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ trong các câu thơ sau: 
“Biết bao bướm lả ong lơi, 
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm. 
Dập dìu lá gió cành chim 
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh” 
2,0 
1 Biện pháp: đối: bướm lả - ong lơi, Cuộc say đầy tháng - trận cười 
suốt đêm, lá gió - cành chim; Sớm đưa Tống Ngọc - tối tìm Trường 
Khanh. 
1,0 
(Mỗi 
ý 
0,25) 
1 
2 - Tác dụng: Phơi bày thực trạng, tình cảnh trớ trêu ô nhục kéo dài của 
Kiều ở lầu xanh: Làm thân mua vui cho kẻ khác 
1,0 
 
Viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 7 đến 10 câu) có sử dụng 
thao tác lập luận diễn dịch nói về tác hại của thiếu trung thực trong 
thi cử. 
3,0 
 
HS viết được đoạn văn NLXH đáp ứng các yêu cầu về số câu, về nội 
dung, hành văn trôi chảy, ý mạch lạc, triển khai đúng yêu cầu thao 
tác lập luận diễn dịch, không mắc các lỗi chính tả, ngữ pháp thông 
thường. Cần đảm các ý cơ bản sau: 
 
1 - Nêu vấn đề 0,5 
2 
2 Tác hại của thái độ thiếu trung thực 
- Không có kiến thức khi bước vào đời 
- Gian lận được một lần mà có thể trót lọt thì lần sau họ sẽ tiếp tục 
gian lận để vươn tới vị trí cao hơn. 
- Người có chí dễ bi quan 
- Xã hội sẽ mất niềm tin vào ngành giáo dục của đất nước, chất lượng 
giảm sút không thể nâng cao vị thế nền giáo dục trên trường quốc tế. 
2,5 
 
LƯU Ý: 
- Thiếu, thừa 3 câu trở lên so với số câu quy định: -0,25điểm 
- Viết 2,3 đoạn: -0,25điểm 
- Nội dung sơ sài: - 1điểm 
- Diễn đạt dài dòng, lủng củng, Mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp): -
0,5điểm 
- Không đúng mô hình đoạn văn diễn dịch: - 1 điểm 
 
3 Phân tích đoạn thơ sau 5,0 
 
HS làm bài NLVH: Phân tích đoạn thơ đủ ba phần, văn mạch lạc, ý 
rõ ràng, khai thác nghệ thuật làm bật nội dung, chữ viết dễ đọc, 
không mắc các lỗi thông thường về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 
 
 
1 Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn trích Tình cảnh lẻ 
loi của người chinh phụ trích Chinh phụ ngâm khúc. Trích dẫn đoạn 
thơ 
0,5 
2 Phân tích ND: Nỗi cô đơn lẻ bóng của người chinh phụ 
- Nỗi cô đơn thể hiện qua hành động một mình dạo hiên vắng, buông, 
cuốn rèm nhiều lần, mong tin vui mà “thước chẳng mách tin” 
- Nỗi cô đơn thể hiện qua sự đối bóng giữa người chinh phụ và ngọn 
đèn khuya 
=> Ghi lại nỗi cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ trong tình cảnh 
chia lìa; đề cao hạnh phúc lứa đôi; tố cáo chiến tranh phong kiến. 
3,0 
3 Khai thác nghệ thuật 
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình, miêu tả tinh tế nội tâm nhân vật. 
- Ngôn ngữ chọn lọc, nhiều biện pháp tu từ: điệp từ, điệp vòng tròn, 
câu hỏi tu từ… 
1,0 
4 Đánh giá giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ 0,5 
* Lưu ý: - Học sinh có thể làm bài bằng nhiều cách khác nhau miễn là chuyển tải được 
vấn đề cần làm rõ một cách thuyết phục; nắm vững kĩ năng làm bài mới cho điểm tối đa. 
 - Trân trọng những bài làm sáng tạo. 
 

File đính kèm:

  • pdfDe thi HKII ngu van 10 THPT Thong Nong.pdf