Đề kiểm tra học kì II - Năm học 2012 – 2013 môn: ngữ văn - lớp 7

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II - Năm học 2012 – 2013 môn: ngữ văn - lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD - ĐT ĐỨC THỌ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Ngữ văn - Lớp 7 
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Cho đoạn văn:
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất dấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
	(Ngữ văn 7 tập 2)
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? tác giả là ai ? 
b. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó.
Câu 2. Cho câu: Bạn An học giỏi.
	a. Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu.
	b. Dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu trên và cho biết cụm chủ-vị đó làm thành phần gì trong câu ?
Câu 3. Tục ngữ có câu: Có chí thì nên
Bằng những dẫn chứng trong văn học và cuộc sống mà em biết, hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên.
---------- Hết ----------







PHÒNG GD - ĐT ĐỨC THỌ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Ngữ văn - Lớp 7 
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Cho đoạn văn:
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất dấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
	(Ngữ văn 7 tập 2)
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? tác giả là ai ? 
b. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên và phân tích hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ đó.
Câu 2. Cho câu: Bạn An học giỏi.
	a. Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu.
	b. Dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu trên và cho biết cụm chủ-vị đó làm thành phần gì trong câu ?
Câu 3. Tục ngữ có câu: Có chí thì nên
Bằng những dẫn chứng trong văn học và cuộc sống mà em biết, hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên.
---------- Hết ----------

PHÒNG GD - ĐT ĐỨC THỌ
HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Ngữ văn - Lớp 7 

Câu 1. (3,0 đ)
a. - Đoạn văn trích từ văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (nếu HS ghi như trong chú thích của SGK thì vẫn cho điểm) (0,5 đ)
 - Tác giả: Hồ Chí Minh (0,5 đ)
b. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên: 
- Phép so sánh: (1 đ) Tinh thần yêu nước là một khái niệm trừu tượng được so sánh bằng hình ảnh cụ thể “thứ của quý”, “cất dấu trong bình pha lê”… giúp người đọc dễ hiểu; 
- Phép liệt kê: (1 đ) “giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo”: nêu ra những việc cần thực hiện một cách đầy đủ hơn.
Câu 2. (2,0 đ)Cho câu: Bạn An học giỏi.
	a. Xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu: (1 đ)
	Chủ ngữ: Bạn An
	Vị ngữ: học giỏi
	b. Dùng cụm chủ-vị để mở rộng câu: (1 đ) có thể mở rộng bằng cách thêm cụm chủ - vị làm phụ ngữ cho các cụm từ. Ví dụ: Bạn An học giỏi khiến bố mẹ vui lòng 
 	Chỉ ra được cụm chủ - vị đó làm thành phần gì trong câu vừa được mở rộng.
Câu 3. (5,0 đ)
Yêu cầu về nội dung: Hiểu đúng nội dung câu tục ngữ, biết lấy những dẫn chứng trong văn học và trong cuộc sống để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ.
Nội dung câu tục ngữ: Có nghị lực, có ý chí phấn đấu thì sẽ vượt qua mọi khó khăn để đi đến thành công.
Dẫn chứng: Học sinh có thể lấy các tấm gương giàu nghị lực mà các em được biết qua sách báo và trong cuộc sống thực tế như: Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí bị liệt 2 tay từ nhỏ nhưng đã kiên trì luyện tập để trở thành nhà giáo, nhà văn; hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng…
Yêu cầu về kỹ năng: Viết thành bài văn nghị luận hoàn chỉnh (có bố cục 3 phần ĐVĐ, GQVĐ, KTVĐ). Biết sử dụng phép lập luận giải thích để làm rõ nội dung câu tục ngữ và phép lập luận chứng minh để khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ.
Diễn đạt rõ ý, mạch lạc; liên kết giữa các câu, các đoạn chặt chẽ. Bài viết có sức thuyết phục.
Biểu điểm: Có thể cho điểm theo dàn ý sau:
A. ĐVĐ: (0,5 đ)
Nêu vấn đề: - Trong cuộc sống, luôn có những khó khăn trở ngại. Nếu có nghị lực, có quyết tâm thì sẽ vượt qua để đi đến thành công. 
	- Điều đó đã được đúc kết trong câu tục ngữ: “Có chí thì nên”
B. GQVĐ:
1. Giải thích nội dung câu tục ngữ: (1 đ)
- "Chí" : là ý chí, là nghị lực và quyết tâm của con người. 
- "Nên" : làm được một việc gì đó, là sự thành công của sự cố gắng
Câu tục ngữ khẳng định: ai có nghị lực, quyết tâm thì nhất định sẽ thành công trong mọi việc, dù là khó khăn nhất.


2. Chứng minh: (2,5 đ)
Nêu và phân tích các dẫn chứng để làm sáng tỏ điều đã khẳng định trên. Không đòi hỏi học sinh phải lấy nhiều dẫn chứng, nhưng cần có dẫn chứng trên sách báo và dẫn chứng trong thực tế mà em biết
- Trong thực tế: Những gương bạn bè có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật nhưng quyết tâm vượt qua để học giỏi hoặc những người thương binh, tàn tật nhưng có nghị lực đã vượt qua khó khăn làm giàu… 
- Trong văn học, sách báo: Tấm gương Nguyễn Ngọc Ký, nhân vật Mã Lương (trong truyện Cây bút thần)…
Học sinh có thể lấy một số câu thơ, câu danh ngôn để bài viết thêm sức thuyết phục
+ Có công mài sắt, có ngày nên kim (tục ngữ)
C. KTVĐ: (1 đ) 
- Khẳng định lại vấn đề: Có chí thì nên đã được đúc kết như một chân lí cuộc sống; là lời khuyên hữu ích cho tất cả mọi người.
- Bài học rút ra cho bản thân

Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa theo mức trên nếu đạt được cả yêu cầu về nội dung và kĩ năng. Khi chấm bài, giáo viên cần khuyến khích sự sáng tạo của học sinh trong tư duy và diễn đạt
---------- Hết ----------

File đính kèm:

  • docDe van Dap an lop 7 HK II.doc
Đề thi liên quan