Đề kiểm tra học kì II - Năm học 2012 – 2013 môn: ngữ văn - lớp 8 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

doc2 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II - Năm học 2012 – 2013 môn: ngữ văn - lớp 8 thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD - ĐT ĐỨC THỌ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Ngữ văn - Lớp 8 
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2 điểm) Chỉ ra những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của người viết trong câu văn sau và cho biết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:
 “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ...”
 (Trích: Hịch tướng sĩ - Ngữ văn 8, tập 2)
Câu 2. (3 điểm) Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”	
 (Trích: Ông đồ - Ngữ văn 8, tập 2)
 1. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào ? Trình bày những nét chính về tác giả của bài thơ đó.
 2. Trong đoạn thơ trên, câu nào là câu nghi vấn? Nêu chức năng chính của câu nghi vấn trong đoạn?
Câu 3. (5 điểm) 
Cảm nhận của em về bức tranh mùa hè trong bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu.
------------------ Hết -------------------
	






PHÒNG GD - ĐT ĐỨC THỌ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2012 – 2013
Môn: Ngữ văn - Lớp 8 
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (2 điểm) Chỉ ra những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của người viết trong câu văn sau và cho biết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:
 “Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ...”
 (Trích: Hịch tướng sĩ - Ngữ văn 8, tập 2)
Câu 2. (3 điểm) Đọc khổ thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”	
 (Trích: Ông đồ - Ngữ văn 8, tập 2)
 1. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào ? Trình bày những nét chính về tác giả của bài thơ đó.
 2. Trong đoạn thơ trên, câu nào là câu nghi vấn? Nêu chức năng chính của câu nghi vấn trong đoạn?
Câu 3. (5 điểm) 
Cảm nhận của em về bức tranh mùa hè trong bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu.
------------------ Hết -------------------


HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2012 – 2013-05-03
Môn: Ngữ văn 8.

Câu 1: (2.0 điểm)
 - Cần chỉ rõ:
 + Các từ ngữ thể hiện tình cảm mãnh liệt của ngưởi viết: ngó, nghênh ngang, uốn lưỡi cú diều mà, đem thân dê chó mà (1.0 điểm)
 + Tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận: giúp văn nghị luận có hiệu quả thuyết phục cao hơn, vì nó tác động mạnh mẽ tới tình cảm của người tiếp nhận. (1.0 điểm)

Câu 2: (3.0 điểm)
 1. - Đoạn thơ trích từ bài thơ "Ông đồ" của tác giả Vũ Đình Liên. (0,5 điểm)
 - Nét chính về tác giả Tế Hanh:
 + Vũ Đình Liên (1913-1996) là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ mới. Thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ. (0,5 điểm)
 + “Ông đồ” là bài thơ tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của tác giả. (0,5 điểm)
 2. - Câu nghi vấn trong đoạn thơ trên: "Hồn ở đâu bây giờ?". (0,5 điểm)
 - Câu thơ có tác dụng bộc lộ tình cảm cảm xúc. Tác giả dùng hình thức câu nghi vấn để thể hiện tâm trạng hoài niệm, tiếc nuối. (1,0 điểm)

Câu 3: (5.0 điểm)

1. Kỹ năng: Đề yêu cầu “cảm nhận”, Hs có thể làm bài theo hình thức cảm nghĩ về tác phẩm văn học đã học ở lớp 7, có thể làm bài theo hình thức nghị luận văn học vận dụng các kiến thức văn nghị luận vừa học ở lớp 8. Bài có bố cục chặt chẽ, văn giàu cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt.
2. Kiến thức: Có thể có nhiều cách trình bày, dưới đây là một số nội dung cơ bản cần đạt:
a) Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, bức tranh mùa hè trong bài thơ. (0.5 điểm)
b) Thân bài: Trình bày cảm nhận về bức tranh mùa hè qua việc phân tích bài thơ:
* Bức tranh mùa hè trong tâm tưởng người tù cách mạng:
- Tiếng chim tu hú đã thức dậy khung cảnh mùa hè trong tâm tưởng người tù (0.25 điểm)
- Sáu câu thơ đầu mở ra một thế giới rộn ràng, tràn trề nhựa sống. Nhiều hình ảnh tiêu biểu của mùa hè: tiếng ve, lúa chín, cánh diều, trái cây... Tiếng chim mở ra mùa hè rộn rã âm thanh, rực rỡ sắc màu, ngọt ngào hương vị, bầu trời khoáng đạt tự do... (1.0 điểm)
- Tác giả thể hiện sức cảm nhận mãnh liệt, tinh tế của một tâm hồn trẻ trung, yêu đời nhưng đang mất tự do và khao khát tự do đến cháy bỏng. (0.75 điểm)
* Bức tranh mùa hè trong hiện tại:
- Hiện tại bị giam cầm: nghe hè dậy bên lòng... (0.5 điểm)
- Khi đất trời vào hè (qua tín hiệu tiếng tu hú), tâm trạng người tù cách mạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt. Các từ ngữ diễn tả: đập tan phòng, chét uất, ôi, thôi, làm sao... Cách ngắt nhịp thơ: câu thứ 8 ngắt nhịp 6/2, câu thứ chín nhịp 3/3. (1.0 điểm)
- Đó là khung cảnh ngột ngạt cao độ đối lập hoàn toàn với cảnh mùa hè trong tâm tưởng. Ở đó, người tù bộc lộ niềm khao khát cháy bỏng (tiếng tu hú cuối bài thôi thúc) muốn thoát ra khỏi cảnh tù ngục, trở về cuộc sống tự do (0.5 điểm)
c) Kết bài: Cảm nhận chung về ý nghĩa của bức tranh mùa hè trong bài thơ (0.5 điểm)

Lưu ý: Câu 3 chỉ cho điểm tối đa khi đạt được yêu cầu cả về kiến thức và kĩ năng. Căn cứ vào thực tế bài làm HS, tổ nhóm có thể thảo luận điều chỉnh điểm trong các phần của câu 3 cho hợp lí, tăng điểm cho cảm nhận sáu câu thơ đầu.
---------------------- Hết -------------------------

File đính kèm:

  • docDe Anh van Dap an lop 8 HK II.doc