Đề kiểm tra học kì II năm học 2013 - 2014 môn: sinh học 9

doc4 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II năm học 2013 - 2014 môn: sinh học 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
 NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Sinh học 9
Thời gian: 45 phút( không kể thời gian giao đề)
Câu 1( 2 điểm ): 
Thế nào là ưu thế lai?
Tại sao trong thực tế người ta chỉ chọn cơ thể lai F1 để làm giống?
Câu 2( 2 điểm ): Môi trường là gì ? Có mấy loại môi trường sống của sinh vật ?
Câu 3( 2 điểm ):
Nêu khái niệm về chuỗi thức ăn, lưới thức ăn.
Vẽ 4 sơ đồ chuỗi thức ăn từ các loài sinh vật sau: Cây xanh, sâu ăn lá, rắn, chuột, mèo, cầy, dê, hổ?
Câu 4 ( 2 điểm ): Thế nào là ô nhiễm môi trường? Những nguyên nhân nào dẫn đến ô nhiễm môi trường?
Câu 5 ( 2 điểm ): Em có những biện pháp gì để bảo vệ thiên nhiên hoang dã?
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
Câu
Đáp án
Điểm
1 
a)Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai Fi có sức sống cao hơn, sinh trưởng và phát triển hơn,chống chịu tốt hơn,các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoạc vượt trội hơn hẳn cả bố và mẹ.
b) Ở con lai F1 có sự tập trung các gen trội của cả bố và mẹ.
 Nếu sử dụng con lạ F1 làm giống thì thế hệ sau các cặp gen dị hợp giảm dần, cặp gen đồng hợp tăng dần, dẫn đến thoái hóa giống.
1 điểm
1 điểm
2 
 - Môi trường sống của sinh vật bao bao gồm tất tất cả những gì bao quanh chúng.
 - Có 4 loại môi trường:
 - Môi trường nước.
 - Môi trường cạn
 - Môi trường trong đất
 - Môi trường sinh vật
1 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
3 
a). - Khái niệm về chuỗi thức ăn: Là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng, mỗi loài sinh vật là mội mắt xích vừa tiêu thụ mắt xích phía trước vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
- Lưới thức ăn là tập hợp các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
b) Xây dựng được 4 chỗi thức ăn.(Mỗi chuỗi đúng 0,25 điểm)
0,5 điểm
0,5 điểm
1 điểm
4
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn , các tính chất vật lí , hóa học, sinh học bị thay đổi ảnh hưởng đến đời sống của con người và các sinh vật khác.
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường:
+Do tự nhiên: Như hoạt động núi lửa phun nhiều nham thạch , gây nhiều bịu , và chất phóng xạ , do thiên tai lũ lụt tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển. 
+ Do con người: Như hoạt động đốt cháy nhiên liệu trong nhà máy , và sinh hoạt gia đình , lạm dụng hóa chất thuốc trừ sâu trên đồng ruộng , sử dụng háo chất thuốc nổ khai thác nguồn tài nguyên , chặt phá cây rừng vv 
1 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
5
 Những biện pháp bảo ệ thiên nhiên hoang dã:
- Không xâm hại tới thiên nhiên như: Đốt phá rừng, săn bắt động vật rừng.
- Tuyên truyền giáo dục để mọi người hiểu biết, để có ý thức và hành động bảo vệ thiên nhiên.
1 điểm
1 điểm
 ---------------------------------------------------------
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
 NĂM HỌC 2013 - 2014
Môn: Sinh học 9
Thời gian: 45 phút( không kể thời gian giao đề)
 Câu 1: ( 2 điểm)
 Thế nào là môi trường sống của sinh vật? Các loại môi trường sống của sinh vật?
(2 điểm)
 Câu 2: (2 điểm)
Thế nào là một chuỗi thức ăn? (1 điểm)
Hãy sắp xếp các sinh vật sau vào thành phần của hệ sinh thái và vẽ một lưới thức ăn trong đó có các sinh vật: Cây cỏ, nai, sâu ăn lá, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, và hổ. (1 điểm)
Câu 3 ( 3 điểm)
Nêu những tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội? (1 điểm)
b. Môi trường ở địa phương em bị ô nhiễm do những nguyên nhân nào? Hãy đề xuất các biện pháp hạn chế tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương?(2 điểm)
Câu 4 ( 3 điểm)
a. Nêu được các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu? cho ví dụ ? ( 1 điểm)
b. Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng? ( 1 điểm)
c. Là học sinh, em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên? (1 điểm)
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
Câu 1
2 điểm
Điểm
- Môi trường sống: Là nơi sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật
- Các loại môi trường:
+ Môi trường nước
+ Môi trường trên mặt đất, không khí
+ Môi trường trong đất
+ Môi trường sinh vật
1điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Câu 2
2 điểm
a)
b) 
- Khái niệm: Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn là một mắt xích, vừa tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa bị mắt xích phía sau tiêu thụ.
- Sơ đồ: Nai Hổ
 Cỏ Thỏ Cáo VSV
 Sâu ăn lá Gà rừng
0,5 điểm
1,5 điểm
Câu 3
3 điểm
a) 
b)
* Tác động của con người:
- Thời nguyên thuỷ: con người đốt rừng, đào hố săn bắt thú dữ " giảm diện tích rừng.
* Xã hội nông nghiệp: Trồng trọt, chăn nuôi
- Tiêu cực :à giảm diện tích rừng. Thay đổi đất, nước tầng mặt 
 à đất khô cằn,giảm màu mở
- Tích cực :à tăng số lượng các loài động vật, thực vật,hình 
 thành các hệ sinh thái trồng trọt
* Xã hội công nghiệp:
- Tác động tích cực:Cải tạo được môi trường, khống chế được dịch bệnh, tạo được những giống cây trồng,vật nuôi quí 
- Tác động tiêu cực:Làm giảm diện tích rừng và đất trồng trọt ,gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
*Khảo sát và trình bày được các nguyên nhân gây ô nhiễm MT:
- Chặt phá rừng làm rẫy, Sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc BVTV
- Rác thải nông nghiệp, xây dựng.
- Phân các loại động vật
* Đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm như :
- Sống định canh định cư, không chặt phá rừng làm nương rẫy
- Sử dụng thuốc diệt cỏ và BVTV đúng cách, đúng liều lượng.
- Xử lý phân động vật trước khí thảy ra MT
- Không xã rác bừa bãi, giữ vệ sinh môi trường nơi công cộng
- Tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
Câu 4
3 điểm
a)
b)
c)
à Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên 
+ Tài nguyên tái sinh: có khả năg phục hồi khi sử dụng hợp lý. Ví dụ: tài nguyên đất, TN nước, TN sinh vật...
+ Tài nguyên không tái sinh: là dạng tài nguyên sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt VD: tài nguyên khoáng sản, than đá...
+ Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: là tài nguyên sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi trường. VD: năng lượng gió, mặt trời
à Các biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng:
- Tích cực trồng cây gây rừng, tham gia bảo vệ rừng.	
- Phòng chống cháy rừng, không đốt phá rừng. 
- Vận động đồng bào các dân tộc ít người sống định canh, định cư.
- Không săn bắn thú rừng bừa bãi và mua bán thú rừng.	
- Vận động tuyên truyền và giáo dục người dân có ý thức, hành vi và thái độ đúng đắn trong bảo vệ rừng.	
à HS : 
- Học sinh phải hiểu sâu sắc ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã.
- Giữ vệ sinh môi trường, không chặt phá cây bừa bãi, tích cực trồng cây chăm sóc và bảo vệ cây, không săn bắt chim, thú, bảo vệ các loài sinh vật có ích.
- Tuyên truyền cho mọi người cùng nhau hiểu và tham gia bảo vệ thiên nhiên.
1 điểm
 1 điểm
1điểm
GVBM
Đinh Quang Đạt

File đính kèm:

  • docDE KTHKII MN SINH 9.doc