Đề kiểm tra học kì II năm học 2013-2014 môn: sinh học khối 8

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II năm học 2013-2014 môn: sinh học khối 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TÂY TRÀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013-2014
TRƯỜNG THCS TRÀ THANH MÔN: SINH HỌC KHỐI 8
	 	Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
A. Trắc nghiệm (4 điểm) - Thời gian làm bài 18 phút
 I. Hãy chọn đáp án đúng trong các ý trả lời sau (2 điểm)
Câu 1: Trong cơ thể, cơ quan thực hiện bài tiết: 
a. Ruột 	 b. Da c. Phế quản d. Gan.
Câu 2: Vai trò của thể thuỷ tinh:
 	a. Như một thấu kính phân kỳ.	 	b. Như một kính cận. 
 	c. Như một thấu kính hội tụ. 	 	d. Như một thấu kính lõm.
Câu 3: Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan:
a. Thận, cầu thận, bóng đái. 	b. Thận, ống thận, bóng đái.
c. Thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái, bóng đái. 
d. Thận, bóng đái, ống đái.
Câu 4: Tế bào thụ cảm thị giác gồm 2 loại:
 	a. Tế bào nón và tế bào que. 	 	b. Tế bào nón và tế bào hai cực. 
 	c. Tế bào nón và tế bào thần kinh.	 d. Tế bào nón và tế bào sắc tố. 
Câu 5 (2 điểm): Nối thông tin ở cột A với thông tin cột B sao cho đúng.
Cột A
Cột B
1. Tinh hoàn
a. sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng tạo thành hợp tử.
2. Sự rụng trứng
b. trứng được thụ tinh bám vào thành tử cung.
3. Thụ tinh
c. nơi sản sinh ra tinh trùng.
4. Thụ thai
d. khi trứng chín, bao noãn vỡ ra để trứng thoát ra ngoài.
B. Tự luận (6 điểm) - Thời gian làm bài 27 phút
Câu 6 (2,5 điểm): Trong vệ sinh hệ thần kinh cần quan tâm tới những vấn đề gì? Vì sao?
Câu 7 (2 điểm): Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện? Cho ví dụ về 2 loại phản xạ này. Nêu rõ ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống con người và động vật? 
Câu 8 (1,5 điểm): Dấu hiệu nào ở nữ giới cho thấy đã đến tuổi có khả năng có con? Kể tên các nguyên tắc và các biện pháp tránh thai.

ĐÁP ÁN
A. Trắc nghiệm (4 điểm)
Mỗi đáp án đúng ghi 0,5 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
b
c
c
a
1 + c; 2 + d
3 + a; 4 + b
B. Tự luận (6 điểm)
Câu 6: 
* Trong vệ sinh hệ thần kinh cần quan tâm tới những vấn đề sau:
- Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi khả năng làm việc của hệ thần kinh sau một ngày làm việc căng thẳng.
- Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu.
- Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ nghơi hợp lý.
- Tránh lạm dụng các chất kích thích và ức chế thần kinh như: rươu, nước chè, cà phê, thuốc lá, ma tuý, …
* Vì:
- Cơ thể con người là một khối thống nhất, mọi hoạt động đều chịu sự điều khiển, điều hoà, phối hợp của hệ thần kinh.Vì vậy, cần giữ gìn và bảo vệ hệ thần kinh tránh gây tác động xấu đến hoạt động của hệ thần kinh.
- Các chất kích kích thích như rượu sẽ làm cho hoạt động của vỏ não bị rối loạn trí nhớ kém, còn nước chè cà phê gây khó ngủ.
- Các chất gây nghiện như thuốc lá, … làm cho cơ thể suy yếu, dễ mắc các bệnh ung thư. Khả năng làm việc trí óc giảm, trí nhớ kém. Còn ma tuý thì làm suy yếu nòi giống, cạn kiệt kinh tế, lây nhiễm HIV, mất nhân cách,…
Câu 7
a. Phân biệt PXCĐK và PXKĐK:
- PXKĐK là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập. 
- PXCĐK là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện.
b. Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế PXCĐK đối với đời sống con người và động vật là:
- Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn thay đổi.
- Hình thành thói quen và tập quán tốt đối với con người và động vật.
Câu 8:
* Dấu hiệu hành kinh lần đầu ở nữ giới cho thấy nữ giới đã đến tuổi có khả năng có con.
* Các nguyên tắc và các biện pháp tránh thai.
+ Nguyên tắc tránh thai :
	- Ngăn trứng chín và rụng 
	- Tránh không để tinh trùng gặp trứng.
	- Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
+ Biện pháp sử dụng: Bao cao su, thuốc tránh thai, vòng tránh thai.

File đính kèm:

  • docde thi hkII sinh 8 hay 2014.doc