Đề kiểm tra học kì II - Năm học: 2013 - 2014 môn: Vật lý lớp 6 - Trường THCS Nguyễn Thành Hãn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II - Năm học: 2013 - 2014 môn: Vật lý lớp 6 - Trường THCS Nguyễn Thành Hãn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA KÌ II - VẬT LÍ 6 Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL -Ròng rọc -Tác dụng của ròng rọc động: C9 -Tác dụng của ròng rọc cố định: C1 Số câu Số điểm 1c 0,5đ 1c 0,25đ 2c 0,75đ - Sự nở vì nhiệt -Sắp xếp sự nở vì nhiệt:C3 -Kết luận về sự nở vì nhiệt: C11a -Sự nở vì nhiệt của vật rắn: C10 - Sự nở vì nhiệt của bê tông cốt thép: C5 - Giải thích hiện tượng nở vì nhiệt: C11b Số câu Số điểm 1c 0,25đ 1c 1đ 1c 0,5đ 1c 0,25đ 1c 1đ 5c 3,0đ - Nhiệt kế- Nhiệt độ -Công dụng của nhiệt kế: C2 - GHĐ của nhiệt kế y tế: C8 -Nhiệt kế rượu: C4 - Công dụng của nhiệt kế thủy ngân: C7 Số câu Số điểm 1c 1đ 1c 0,25đ 1c 0,25đ 1c 0,25đ 4c 1,75đ Sự chuyển thể của các chất - Tốc độ bay hơi: C6 -Sự ngưng tụ: C2 -Sư NC và sự Đ Đ: C13a Việc chuyển thể:C13b -Vẽ đường biểu diễn :C14 1c 0,25đ 1c 0,25đ 1c 1,0đ 1c 1,5đ 1c 1,5đ 5c 4,5đ Tổng số 4c 2,5đ 5c 1,75đ 7c 5đ 17c 10,0đ 50% 50% Trường THCS Nguyễn Thành Hãn ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - Năm học: 2013 -2014 Tổ: Lý - Năng khiếu Môn: Vật lý - Lớp 6 - Thời gian: 45ph I.TRẮC NGHIỆM: (3đ) Chọn ý đúng trong các câu sau và ghi vào giấy thi. Câu 1: Dùng ròng rọc cố định để kéo vật có khối lượng 20kg lên cao thì phải cần lực kéo có độ lớn tối thiểu bằng: A. 2N. B. 20N. C. 200N. D. 2000N. Câu 2: Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ? A.Sương đọng trên lá cây. B. Sự tạo thành sương mù. C. Sự tạo thành hơi nước. D. Sự tạo thành mây. Câu 3: Trong các cách sắp xếp của các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách nào đúng? A. Rắn, lỏng, khí. B. Khí, lỏng, rắn. C. Lỏng, rắn, khí. D. Khí, rắn, lỏng. Câu 4: Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi. Vì A. rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 1000C B. rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 1000C. C. rượu đông đặc ở nhiệt độ cao hơn 1000C. D. rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 00C. Câu 5: Khi nhiệt độ thay đổi thì các trụ bêtông cốt thép không bị nứt. Vì: A. bêtông cốt thép không bị nở vì nhiệt. B. bêtông nở vì nhiệt nhiều hơn thép. C. bêtông nở vì nhiệt ít hơn thép. D. bê ông và thép nở vì nhiệt như nhau. Câu 6: Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh, khi A. nước trong cốc càng nhiều. B. nước trong cốc càng ít. C. nước trong cốc càng nóng. D. nước trong cốc càng lạnh. Câu 7: Nhiệt kế thủy ngân không thể đo nhiệt độ nào trong các nhiệt độ sau đây: A. Nhiệt độ của nước đá. B. Nhiệt độ của cơ thể người. C. Nhiệt độ của khí quyển. D. Nhiệt độ của lò luyện kim đang hoạt động. Câu 8: Giới hạn đo lớn nhất trên nhiệt kế y tế là: A. 370C. B. 420C. C. 450C. D. 1000C. Câu 9: Dùng ròng rọc động để kéo vật lên: A. được lợi về lực. B. được lợi về hướng. C. nhanh hơn. D. dễ dàng hơn. E. không được lợi gì cả. Câu 10: Đại lượng nào sau đây thay đổi khi nung nóng vật rắn? A. Thể tích. B. Khối lượng. C. Khối lượng riêng. D. Trọng lượng. E. Cả khối lượng và trọng lượng B. TỰ LUẬN: (7đ) Câu 11: (2đ) a) Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất lỏng và chất khí. b) Tại sao quả bóng bàn bị móp, cho vào nước nóng lại phồng lên như cũ? Câu 12: (1đ) Nêu công dụng của mỗi loại nhiệt kế em đã học. Câu 13: (2,5đ) a) Thế nào là sự nóng chảy và sự đông đặc? b) Trong việc đúc tượng đồng có những quá trình chuyển thể nào của đồng? Câu 14: (1,5đ) Bỏ cục đá lấy từ tủ lạnh vào cốc thủy tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá và ghi được kết quả sau: Thời gian ( phút) 0 2 4 6 8 10 12 Nhiệt độ (0C ) -4 -2 0 0 0 2 4 a) Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian. b) Quá trình nóng chảy của nước đá diễn ra bao lâu? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM (VẬT LÝ 6) A.Trắc nghiệm (3đ) Mỗi ý chọn đúng 0,25đ x 12 = 3đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA C C B B D C D B A, D A, C B. Tự luận (7đ) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 11 a)- Các chất lỏng, khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. - Các chất lỏng khác nhau , nở vì nhiệt khác nhau. - Các chất khí khác nhau , nở vì nhiệt giống nhau. b)- Do không khí bên trong quả bóng nóng lên, nở ra đẩy quả bóng phồng lên như cũ 0,5đ 0,25đ 0,25đ 1đ 12 Nêu đúng công dụng của 3 loại nhiệt kế Nêu đúng công dụng của 2 loại nhiệt kế - Nêu đúng công dụng của 1 loại nhiệt kế 1đ 0,75đ 0,5đ 13 a)- Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. - Sự đông đặclà sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. b)- Nung nóng đồng trong lò đúc, đồng nóng chảy: chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. (mỗi ý đúng: 0,25đ) - Đổ đồng lỏng vào khuôn đúc, đồng đông đặc: chuyển từ thể lỏng sang thể rắn. (mỗi ý đúng: 0,25đ) 0,5đ 0,5đ 0,75đ 0,75đ 14 - Vẽ đúng trục nằm ngang và chia thành các đoạn bằng nhau - Vẽ đúng trục thẳng đứng và chia thành các đoạn bằng nhau - Xác định được các điểm giao nhau. - Vẽ đúng đường biểu diễn. - Quá trình nóng chảy của nước đá diễn ra 4 phút 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ Người ra đề Tổ trưởng duyệt PHT duyệt Đặng Thị Cẩm Nhung Phạm Hưng Tình
File đính kèm:
- KTHKII 20132014.doc