Đề kiểm tra học kì II năm học: 2102-2013 môn thi: ngữ văn 7

docx3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II năm học: 2102-2013 môn thi: ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD& ĐT THAN OAI ĐỀ KIỂM TRA HỌCKÌ II
 Năm học: 2102-2013
 Môn thi: Ngữ văn 7
 Thời gian 90 phút. 
Trắc nghiệm(3đ)
Cho đoạn văn sau:
“…Bấy giờ ai nấy đều ở trong đình đều nôn nao sự hãi. Thốt nhiện một người nhà quê mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đẫm tất tả xông vào, thở không ra lời:
Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi!
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
Đê vỡ rồi!... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày!. Có biết không…Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
Dạ, bẩm…
 (Trích ngữ văn 7- tập 2, trang 78)
Ch ọn câu tr ả lời đúng nhất và ghi vào bài làm.
C1. Đoạn văn trên của tác giả nào?
Phạm Duy Tốn B. Nguyễn Ái Quốc C. Hoài Thanh D. Hà Ánh Minh
C2. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu.
Sống chết mặc bay.
Ca Huế trên sông Hương
Ý nghĩa văn chương.
C3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Nghị luận B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Tự sự.
C4. Đoạn văn trên đã góp phần đắc lực cho việc.
Tố cáo quan phụ mẫu tàn bạo, bất nhân. 
Tố cáo tên quan phụ mẫu hống hách, vô trách nhiệm.
Sự sợ hãi hoảng hốt của mọi người trong đình và anh lính hầu vì đê đã vỡ.
Tả thái độ và tình cảm của mọi người trong đình khi nghe tin báo vỡ đê.
C5. Câu nào sau đây là câu rút gọn?
Đê vỡ rồi! B. Dạ bẩm… C. Có biết không. D. Lính đâu.
C6. Dâu chấm lửng trong câu “ Bẩm…quan lớn…đê vỡ rồi” dùng để:
Thể hiện chỗ lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.
Tỏ ý còn nhiều sự việc hiệ tượng chưa liệt kê hết.
Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ bất ngờ hay hài hước. châm biếm.
Tất cả đều đúng.
C7. Các dấu gạch ngang trong đoạn trích trên dùng để:
Nối lời nói của các nhân vật.
Giải thích rõ hơn lời nói của nhân vật hay của người viết.
Đặt đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
Nối các từ nằm trong một liên danh.
C8. Nhan đề tác phẩm Sống chết mặc bay được dùng với nghĩa:
Dùng để chỉ thái độ vô trách nhiệm của tên quan phủ trước cuộc sống của những người dân quê.
Dùng để chỉ thái độ của giai cấp thống trị từ trước tới nay trước cuộ sống của những người dân quê.
Dùng để chỉ thái độ của tên quan phủ trước cuộc sống của bọn chánh tổng và nha lại.
Là một vế của câu tục ngữ Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi.
C9. Trong tác phẩm Sống chết mặc bay,Ph ạm Duy Tốn đã vận dụng kết hợp các biện pháp:
Liệt kê tăng cấp. B. Tương phản C. Tương phản và tăng cấp. D. So sánh và đối lập.
C10. Trong các câu sau đây, câu nào biến đổi đượ thành câu bị động?
Noa rời nàh lúc chiều tối.
Thầy giáo nhắc nhở nó không được bỏ ghọc.
Nó hỏi thầy giáo khi nào được nghỉ học. 
Các bạn của em vừa ra khỏi lớp.
C11. Hãy chỉ ra kiểu liệt kê trong câu thơ sau:
 Bác ngồi đó lớn mênh mông
 Trời xanh, biển rộng, ruộng đồng, nước non.
Liệt kê theo từng cặp B. Liệt kê tăng tiến C. Liệt kê không theo từng cặp D. Liệt kê không tăng tiến.

C12. Ý kiến nào sau đây đúng với nội dung phần mở bài của bài văn chứng minh?
Nêu luận điểm cần chứng minh.
Nêu lí lẽ để chứng minh luận điểm.
Nêu dẫn chứng để chứng minh luận điểm.
Nêu ý nghĩa của luận điểm.
Phần tự luận(7đ)
 C1(2đ)
Cho đoạn thơ:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì tiếng gà than thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ
Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật chủ yếu được dung trong đoạn và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đó.
 C5(5đ) 
 Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường sống

File đính kèm:

  • docxDe thi van 7 HKII20122013.docx
Đề thi liên quan