Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Gia An

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2010-2011 - Trường THCS Gia An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường THCS Gia An.
 MA TRẬN KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT TIẾT 157 KÌ II NĂM HỌC 2010-2011
Các chủ đề chính
	 Các mức độ nhận thức
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng thấp
 Vận dụng cao
Tổng cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Khởi ngữ
Câu 1,
(0,25đ)
1 
Các thành phần biệt lập
Câu 2,3,7
(0,75đ)
Câu 5
(0,25đ)
4
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Câu 11
(1đ)
 Câu 1
( 2đ)
Câu 9
(0,5đ)
Câu 10
( 0,5đ)
3 1
Nghĩa tường minh và hàm ý
Câu 4
( 0,25đ)
1
Tổng kết ngữ pháp
Câu 6,8
(0,5đ)
Câu 2
( 2đ)
Câu 3
(2đ)
2 2
Tổng số câu
 6
 1
 5
 1
 1
 1
11 3
 Tổng điểm
 2đ
 20đ
1,5đ
 20đ
 0,5đ
 2đ
4đ 6đ
 Tỷ lệ %
 20%
 20 %
 15 %
 20 %
 5%
 20%
40% 60%
 40 %
 35%
 5%
 20%
 100%
 Duyệt của tổ trưởng Gia An:Ngày 24/03/11
 Người làm
 Trần Ngọc Mai Nguyễn Thị Mỹ An
Trường THCS Gia An Kiểm tra 1 ti ết ( ti ết 157 )
Lớp 9 Môn :Tiếng Việt 9
Họ và tên: Thời gian:45 phút.
Điểm 
Lời phê của giáo viên 
Chữ kí của phụ huynh
I.Trắc nghiệm:(4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu đúng nhất từ câu 1 à câu 8 ( mỗi ý đúng đạt 0,25đ)
Câu 1.Câu văn nào sau đây có khởi ngữ?
 A.Về trí thông minh thì nó là nhất . B. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả.
 C. Nó là một học sinh thông minh. D. Người thông minh nhất lớp là nó.
Câu 2.Trong những từ ngữ sau đây,từ ngữ nào có độ tin cậy cao nhất ?
Chắc là. B. Có vẻ như. C. Chắc hẳn. D. Chắc chắn.
Câu 3. Trong các câu sau đây,câu nào có thành phần phụ chú:
A.Này,hãy đến đây nhanh lên!. B. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá.
C. Mọi người,kể cả nó, đều nghỉ là sẽ muộn D. Tôi đoán chắc thế nào ngày mai anh sẽ đến.
Câu 4.Câu nào sau đây có chứa hàm ý ?
Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ.
Lão chỉ tẩm ngẩm thế nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu:Lão vừa xin tôi một ít bả chó 
Cuộc đời quả thực cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn.
Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà bất thình lình như vậy.
Câu 5. Thành phần phụ chú và những từ ngữ trong câu sau liên quan với nhau theo kiểu quan hệ nào?
Bác tôi,người đứng bên phải bức hình,là một cựu chiến binh.
Quan hệ bổ sung. B. Quan hệ nguyên nhân.
C. Quan hệ điều kiện. D. Quan hệ mục đích.
Câu 6.Câu văn “Cái tư tưởng trong nghệ thuật là một tư tưởng náu mình,yên lặng”Sử dụng phép tu từ gì?
 A.So sánh B.Nhân hóa C.Ẩn dụ D.Liệt kê
Câu 7.Câu nào sau đây chưá thành phần cảm thán.
 A.Chao ôi ,bông hoa đẹp quá ! B.Ngày mai đã là chủ nhật rồi.
 C.Có lẽ,ngày mai mình sẽ đi chơi . D.Trời mưa to quá.
Câu 8.Tác giả sử dụng phép tu từ nào trong câu thơ sau: “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
 A.Nhân hóa B.Hoán dụ C.Ẩn dụ D.So sánh
Câu 9: Câu văn: Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó Sói là do nó vụng về,vì chẳng có tài trí gì,nên nó luôn đói meo,và vì đói nên nó hóa rồ.( Liên kết với nhau bằng phép liên kết chính nào ?) 0,5đ
 A.Phép lặp từ ngữ B.Phép đồng nghĩa,liên tưởng.
 C.Phép trái nghĩa. D.Phép thế,phép nối.
Câu 10:Hãy điền từ hợp lí vào dấu ba chấm để hoàn thiện hai khái niệm sau: (0,5đ)
Ađược dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
B.được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Câu 11.Hãy nối từ ngữ của cột A với nội dung phù hợp ở cột B bằng cách ghi câu trả lời vào cột C.(1đ)
Cột A
Cột B
Cột C
1.Phép lặp từ ngữ
a. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
1
2. Phép đồng nghĩa,trái nghĩa ,liên tưởng.
b. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.
2.
3. Phép thế.
c. Lặp lại ở các câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước .
3.
4. Phép nối .
d. Sử dụng ở các câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa,trái nghĩa hoặc cùng trường lên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước .
4.
II.Tự luận : (6điểm)
Câu 1. Xác định phép liên kết cho đoạn văn.Cho biết đó là phép liên kết nào? (2đ)
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ.Anh gửi vào tác phẩm một lá thư,một lời nhắn nhủ,anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
Câu 2. Hãy xác định danh từ,động từ,tính từ ở đoạn văn sau: ( 2đ)
 Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt Cái giống hoa ngay khi mới nở,màu sắc đã nhợt nhạt
Câu 3. Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng khởi ngữ và thành phần tình thái.Chủ đề tự chọn. (2đ)
 Bài làm
.
.
....................................
.
 ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA TIẾT 157 –TIẾNG VIỆT
I.Trắc nghiệm : ( 4đ)
Từ câu 1àcâu 8 :Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 đ. Riêng câu 9 đạt 0,5đ
Câu
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
 9
Đáp án
 A
 D
 C
 B
 A
 B
 A
 C
 D
Câu 10: ( 0,5đ) Điền từ thích hợp
 a.Thành phần gọi-dáp : ( 0,25đ)
 b.Thành phần phụ chú : ( 0,25đ)
Câu 11: ( 1đ)
 Mỗi ý đúng 0,25đ 1 + c 2 + d 3 + a 4 + b
II.Tự luận : ( 6đ)
Câu 1: ( 2đ)
 Xác định phép liên kết và cho biết đó là phép liên kết gì?
 Xác định đúng được 1đ:
 Tên phép liên kết đúng 1đ:
 Tác phẩm – tác phẩm à Phép lặp
 Tác phẩm – nghệ sĩ àCùng trường liên tưởng.
 Anh - nghệ sĩ -àPhép thế
 Nhưng àPhép nối
 Cái đã có rồi = những vật liệu mượn ở thực tại -àDùng từ đồng nghĩa. 
Câu 2: ( 2đ)
Xác định từ loại:
-Danh từ: Cửa sổ,bông hoa bằng lăng,giống hoa,màu sắc. (1đ)
-Động từ: Nở ( 0,5đ)
-Tính từ: Thưa thớt,nhợt nhạt . ( 0,5đ)
Câu 3: ( 2đ)
Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng khởi ngữ và tình thái từ.
Xây dựng đoạn văn ngắn gọn,lời văn xúc tích lưu loát,đúng ngữ pháp ,đúng chính tả. ( 1đ)
Trong đoạn văn khởi ngữ và tình thái đúng,chú thích rõ ràng. ( 1đ)

File đính kèm:

  • dockiểm tra tiếng việt 9tiết 157.doc