Đề kiểm tra học kì II Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Hoài Nhơn

doc5 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Tiếng việt Lớp 3 - Năm học 2012-2013 - Phòng GD&ĐT Hoài Nhơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Hoài Nhơn 
Trường .
Họ và tên :....................................................
Lớp : Ba.Số báo danh:...............
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
 NĂM HỌC:2012-2013
Môn : Đọc hiểu 3 
Thời gian: 30 phút (không kể thời gian phát đề ) 
MP
Điểm 
Chữ kí giám khảo 1 
Chữ kí giám khảo 2 
Mã phách 
Học sinh đọc thầm bài Tập đọc sau từ 10--> 12 phút sau đó làm các bài tập bên dưới
	Lễ hội đua ghe ngo của đồng bào Khơ-me Nam Bộ diễn ra vào ngày rằm tháng mười âm lịch hằng năm.
	Vào trưa ngày rằm, khi nước bắt đầu dâng lên, người hai bên bờ chật kín như nêm cối, tràn xuống mép nước và ghe xuồng đậu dài hơn một cây số. Tiếng trống, tiếng phèng cùng dàn nhạc ngũ âm rộn rã ngân vang. Rồi một hồi còi rúc lên lanh lảnh, hiệu lệnh xuất phát đã điểm. Hàng chục vạn đôi mắt chăm chú theo dõi từng cặp ghe đua với trăm đôi tay chèo lực lưỡng cuồn cuộn cơ bắp căng vồng cúi rạp người vung chèo đều tăm tắp theo nhịp tu huýt, nhịp phèng la, đẩy chiếc ghe ngo về đích. Tiếng trống, tiếng loa hòa trong tiếng reo hò, vỗ tay náo động cả một vùng sông nước.
	Với đồng bào Khơ-me, hội đua ngo là dịp vui chơi sau những ngày lao động vất vả và là dịp tạ ơn thần Mặt Trời đã ban tặng một năm mưa thuận gió hoà.
	Theo Phương Nghi
Đua ghe ngo
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nội dung câu hỏi 1 , 2, 4:
Câu 1. Bài văn trên tả cảnh gì? 
Cảnh ghe xuồng vùng sông nước Nam Bộ.
Lễ hội đua ghe ngo của đồng bào Khơ-me Nam Bộ.
Cảnh vui chơi của đồng bào Khơ-me .
Cuộc thi đấu thể thao.
Câu 2. Quang cảnh lễ hội như thế nào? 
Đông vui.
Tưng bừng, rực rỡ.
Im ắng, buồn tẻ.
Náo nhiệt, đông vui.
Câu 3: Lễ hội đua ghe ngo có ý nghĩa như thế nào với đồng bào Khơ-me?
Câu 4. Câu mở đầu của bài văn trên thuộc kiểu câu nào?
Ai(cái gì, con gì) là gì?
Ai(cái gì, con gì) thế nào?
Ai(cái gì, con gì) làm gì?
Tất cả đều sai.
Câu 5. Từ ngữ nào trong câu  “Tiếng trống, tiếng loa náo động cả một vùng sông nước.” trả lời câu hỏi “Như thế nào ?”
Câu 6: Tìm và ghi lại câu văn có hình ảnh so sánh có trong bài văn trên.
Câu 7: Đặt một câu văn có bộ phận trả lời cho câu hỏi « Khi nào ? »
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HOÀI NHƠN 
ĐẾ KIỂM TRA HỌC KÌ II. 
NĂM HỌC : 2012-2013 
Môn : Chính tả - Lớp Ba 
Thời gian : 15 phút 
	Giáo viên ghi đề trên bảng và đọc đoạn chính tả sau cho học sinh viết vào giấy kẻ ô li. 
Cây Răng Sư Tử
	Trên cánh đồng nọ có một loài cây có những chiếc lá dài, xanh thẫm với những chiếc răng cưa nhọn hoắt như những chiếc răng nanh sư tử. Người ta gọi nó là cây Răng Sư Tử.Tay nó ôm bông hoa có cánh vàng như nắng. Hạ đến bông hoa trút bỏ cái trâm cài đầu vàng óng, chiếc áo trắng màu nắng được thay bằng cái áo trắng muốt, mịn như lông ngỗng, trông đầy kiêu hãnh.
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HOÀI NHƠN 
ĐẾ KIỂM TRA HỌC KÌ II. 
NĂM HỌC : 2012-2013 
Môn : Tập làm văn - Lớp Ba 
Thời gian : 25 phút ( Không kể thời gian chép đề ) 
Đề bài : Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) để kể về một việc tốt em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường.
ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT LỚP BA.
	I. CHÍNH TẢ: (5đ)
Không mắc lỗi chính tả , chữ viết rõ ràng, sạch sẽ được 5 điểm .
Cứ mắc 1 lỗi chính tả ( sai phụ âm đầu, vần, thanh, viết hoa ) trừ 0,5 điểm .
Bài viết ở thang điểm 5, nếu chữ viết xấu, trình bày bẩn hoặc trình bày không đúng yêu cầu, không đạt yêu cầu về chữ viết bị trừ 1 điểm toàn bài .
	II. TẬP LÀM VĂN: (5đ)
Điểm 4,5 – 5: Bài viết đạt yêu cầu kể với số câu quy định, kể về việc tốt đã làm để góp phần bảo vệ môi trường, có nêu được cảm nghĩ của mình khi làm việc tốt đó. Văn gọn, sinh động, diễn đạt có hình ảnh. Mắc không quá 2 lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả
Điểm 3,5 – 4: Nội dung bài viết khá. Văn gọn. Mắc không qúa 4 lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt .
Điểm 2,5 – 3: Bài viết có nội dung tạm được. Diễn đạt một vài chỗ còn lủng củng. Mắc không qúa 6 lỗi các loại .
Điểm 1 - 2: Nội dung bài viết còn sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi các loại . Một vài chỗ dài dòng, xa rời nội dung đề cho .
* Điểm 0,5: Bài viết quá kém . Lạc đề hoàn toàn. Chỉ viết được 1 vài dòng.
 * Toàn bài chữ xấu, trình bày bẩn trừ 1 điểm.
	III/ ĐỌC HIỂU : 4 điểm 
- Các câu 1, 2, 4, 5, 6, 7/mỗi câu đúng được 0,5điểm
 + Câu 1: b Câu 2: d Câu 4: b
	+ Câu 5: Từ ngữ nào trong câu  “Tiếng trống, tiếng loa náo động cả một vùng sông nước.” trả lời câu hỏi “Như thế nào ?” là: náo động cả một vùng sông nước
	+ Câu 6: Vào trưa ngày rằm, khi nước bắt đầu dâng lên, người hai bên bờ chật kín như nêm cối, tràn xuống mép nước và ghe xuồng đậu dài hơn một cây số. Nếu HS chỉ ghi ra hình ảnh so sánh thì chỉ ghi 0,25đ.
	+ Câu 7: HS đặt câu đúng yêu cầu ghi 0,5 đ. Nếu không đặt dấu chấm cuối câu, không viết hoa đầu câu chỉ ghi 0,25đ
- Câu 3: (1 điểm) HS nêu được ý: Lễ hội đua ngo là dịp vui chơi sau những ngày lao động vất vả và là dịp tạ ơn thần Mặt Trời đã ban tặng một năm mưa thuận gió hoà. Nếu không đủ ý như trên thì ghi 0,5đ.

File đính kèm:

  • docDE TIENG VIET 3 HKII2013.doc
Đề thi liên quan