Đề kiểm tra học kì II Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Khánh Hòa

doc10 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2012-2013 - Trường Tiểu học Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học Khánh Hà
Họ và tên: .............................................
Lớp: 4 ...
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HKII
Năm học: 2013-2014
Môn: Tiếng việt (Đọc hiểu)
 Thời gian làm bài : 60 phút 
(chưa tính thời gian đọc thành tiếng)
 Điểm 	 Lời phê của giáo viên
 Đọc tiếng: ..
 Đọc hiểu:
 Điểm chung: .
I. Đọc thành tiếng (5 điểm): GVCN kiểm tra trong các tiết ôn tập từ tiết 1 đến tiết 6.
II. Đọc thầm và Trả lời câu hỏi (5 điểm):
BÔNG NGŨ SẮC
Bông có năm màu thường thấy là: xanh- đỏ- trắng- vàng- cam.
Một lần cùng người bạn học cũ, nay là giáo sư triết học ở Đức, đến trung tâm thương mại quốc tế ở Đức, cả hai chúng tôi sững sờ trước một vạt bông ngũ sắc rực rỡ trong vườn ngự uyển của Nữ hoàng. Ở Huế, ngũ sắc mọc hoang ở vệ đường, suốt dọc đường tàu xuyên Việt, cơ man nào là bông ngũ sắc. Mấy mươi năm xa, chúng tôi không thể nào quên và thấy bông của chúng nở đầy kí ức.
Tôi sang Pháp, ghé thăm nhà anh chị Lê Bá Đảng, lại gặp cây ngũ sắc, nở hoa màu trắng. Vẫn chưa hết, một người bạn cũ của tôi ở Mĩ về cho biết, ở bên ấy, anh gặp bông ngũ sắc nở đầy hoa màu vàng nhạt. Té ra bông ngũ sắc không chỉ dành riêng cho tuổi ấu thơ của tôi. Nó là một loài hoa toàn thế giới, ở đâu có tuổi thơ thì có nó.
Hôm lên phía nam thành phố Huế, nơi mỗi thân cây đều in sâu những lớp lịch sử bằng dấu vết chiến tranh, tôi lại thấy loài cây ngũ sắc nở toàn một màu đỏ thắm. Phải chăng hoa lá là trí nhớ của đất, và đất này thì tưới nhiều máu của những người giữ đất nên cây ngũ sắc đã nở hoa màu đỏ rực như màu cờ Tổ quốc Việt Nam.
( Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường) 
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi sau:
Câu 1. Câu mở đầu bài văn cho biết bông ngũ sắc thường có những màu gì?
Thường có ba, bốn màu trong số 5 màu: xanh, đỏ, trắng, vàng, cam.
Thường có một trong màu: xanh, đỏ, trắng, vàng, cam.
 Có đủ 5 màu: xanh, đỏ, trắng, vàng, cam.
Câu 2. Điều gì khiến tác giả và người bạn giáo sư sững sờ khi ở nước Đức?
 a. Bông ngũ sắc luôn nở đầy trong kí ức của tác giả và người bạn.
 b. Gặp lại bông ngũ sắc của xứ sở trong vườn ngự uyển của Nữ hoàng.
 c. Thấy những đám bông ngũ sắc rực rỡ dọc theo đường tàu xuyên Việt.
Câu 3. Khi sang Pháp thấy hoa ngũ sắc và khi nghe người bạn ở Mĩ về tả về hoa ngũ sắc trên đất Mĩ, tác giả nhận ra điều gì?
Hoa ngũ sắc là loài cây có sức sống bền bỉ, dẻo dai.
Hoa ngũ sắc gắn với tuổi thơ của tất cả mọi người trên trái đất.
Mỗi xứ sở có một loài hoa ngũ sắc riêng nhưng chúng đều có năm màu.
Câu 4. Tác giả giải thích như thế nào về màu đỏ của hoa ngũ sắc ở phía nam thành phố Huế?
Vì quê hương tác giả là một phần máu thịt của Tổ quốc Việt Nam.
Vì cây ngũ sắc chỉ mọc trên mảnh đất quê hương ruột thịt của tác giả.
Vì mảnh đất ấy thấm máu của người giữ đất nên cây ngũ sắc khắc ghi lại.
Câu 5. Dòng nào dưới đây nêu đúng, đủ các tên riêng có trong bài văn?
	a. Đức, Huế, Việt, Pháp, Lê Bá Đảng, Mĩ, Việt Nam.
	b. Đức, Huế, Việt, Pháp, Lê Bá Đảng, Mĩ, nam, Việt Nam.
	c. Đức, Nữ hoàng, Huế, Việt, Pháp, Lê Bá Đảng, Mĩ, nam, Việt Nam.
Câu 6. Chủ ngữ trong câu “Mấy mươi năm xa, chúng tôi không thể nào quên và thấy bông của chúng nở đầy kí ức.” là những từ nào?
 a. Chúng tôi..
 b. Bông của chúng.
 c. Chúng tôi, bông của chúng.
Câu 7. Vị ngữ trong câu “Hôm lên phía nam thành phố Huế, nơi mỗi thân cây đều in sâu những lớp lịch sử bằng dấu vết chiến tranh, tôi lại thấy loài hoa ngũ sắc nở toàn một màu đỏ thắm.” Là những từ ngữ nào ?
	a. Lên phía nam thành phố Huế.
	b. Đều in sâu những lớp lịch sử bằng dấu vết chiến tranh.
	c. Lại thấy loài cây ngũ sắc nở toàn một màu đỏ thắm.
Câu 8. Trạng ngữ trong câu “Ở bên ấy, anh gặp bông ngũ sắc nở hoa màu vàng nhạt.” Là những từ ngữ nào? Đó là trạng ngữ gì ?
	a. Ở bên ấy. Là trạng ngữ chỉ nơi chốn.
	b. Bông ngũ sắc. Là trạng ngữ chỉ nguyên nhân.
	c. Màu vàng nhạt. Là trạng ngữ chỉ phương tiện. 
 Câu 9. Trạng ngữ trong câu “ Bằng trí nhớ của mình, cây ngũ sắc của mảnh đất này đều nở toàn một màu hoa đỏ thắm khắc ghi màu máu đỏ của những người giữ đất.
	a. Mảnh đất này. Là trạng ngữ chỉ nơi chốn.
	b. Bằng trí nhớ của mình. Là trạng ngữ chỉ phương tiện.
	c. Khắc ghi màu máu đỏ của những người giữ đất. 
 Là trạng ngữ chỉ mục đích.
Câu 10. Câu cuối có hình ảnh so sánh nào?
Hoa lá là trí nhớ của đất.
Cây ngũ sắc đã nở toàn hoa màu đỏ rực.
Hoa màu đỏ rực như màu cờ của Tổ quốc Việt Nam.
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả : (5điểm)
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài : “Con chuồn chuồn nước” Tiếng Việt 4 -Tập 2, trang 127 (Từ đầu cho đến... tung cánh bay vọt lên.)
II .Tập làm văn (5 điểm)
 Đề bài : Em hãy tả một một con vật nuôi ở nhà mà em yêu thích nhất .
ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HKII
A. Phần đọc – hiểu ( 5 điểm)
 Câu 1(0,5đ): c
Câu 2(0,5đ): b
Câu 3(0,5đ): b
Câu 4(0,5đ): c
Câu 5(0,5 đ): a
Câu 6(0,5 đ): a
Câu 7(0,5 đ): c 
Câu 8(0,5 đ): a 
Câu 9 (0,5 đ): b 
Câu 10(0,5 đ): c 
B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1- Chính tả (5 đ) 
- Sai mỗi một lỗi (lỗi về thanh, về phụ âm đầu, viết hoa, tiếng) trừ 0,25 điểm
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về cao độ, khoảng cách, bẩn ... bị trừ 1 điểm toàn bài.
2- Tập làm văn (5đ) 
- Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm :
+ Viết được bài văn tả con vật (có hình dáng, hoạt động và tình cảm đối với con vật) đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng theo yêu cầu đã học ; độ dài từ 15 câu trở lên.
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ.
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.
Trường Tiểu học Khánh Hà
Họ và tên: .............................................
Lớp: 4 ...
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HKII
 Môn: TOÁN (Lớp 4)
Năm học: 2012-2013
 Thời gian làm bài : 40 phút 
 Điểm 	 Lời phê của giáo viên
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Phân số chỉ phần đã tô màu trong hình dưới đây là:
 A. B. C. 
Câu 2: Phân số bằng phân số:
 A. 	 B. 	 C. 	 
Câu 3: Kết quả của phép tính - là:
 A. 	 B. 	 C. 	
Câu 4: Số thích hợp điền vào chỗ chấm để : 1 tấn 32kg = . kg là: 
A. 132
B. 1320
C. 1032
 D. 10032
Câu 5: Thứ tự từ bé đến lớn trong các phân số ; ; là:
 A. ; ; 	 B. ; ; 	 C. ; ; 	 
Câu 6: Kết quả phép nhân 2345 x 67 có kết quả là :
A. 2412 
B. 30485 
C. 156115 
D. 157115
Câu 7: Số thích hợp điền vào ô trống để 5m 3 cm = cm là:
A. 530	 B.503	 C. 53 
Câu 8: Cho hình bình hành ABCD ( như hình vẽ bên), cạnh AD song song với cạnh: 	
	 A	 B
 A. AB 	B. DC 	 C. BC	 
 	 D C
Câu 9: Một hình thoi có độ dài các đường chéo là 20 cm và 8cm. Diện tích hình thoi là:
 A. 140cm2 B. 160cm2 C. 80 cm2 
Câu 10: Tuổi ông và cháu cộng lại bằng 86 tuổi. Cháu kém ông 76 tuổi. Tuổi cháu là:
 A. 5 tuổi B. 10 tuổi 	 	 C.	 20 tuổi	 
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Bài 1: Tính.
a) : ........................................................................................................................
 b) + .........................................................................................................................
Bài 2: Tìm y
a) y : = b) - y = 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 4. (2điểm) Hai ô tô chở được 6150 kg gạo, xe thứ nhất chở số gạo bằng xe thứ hai. Hỏi mỗi xe chở được bao nhiêu ki-lô-gam gạo ? 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
 ĐÁP ÁN VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ BÀI KIỂM TRA CUỐI HKII 
 MÔN: TOÁN (LỚP 4)	
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Câu 1: Khoanh vào ý B ( 0,5 điểm )	
Câu 2: Khoanh vào ý B ( 0,5 điểm ) 
Câu 3: Khoanh vào ý C ( 0,5 điểm ) 
Câu 4: Khoanh vào ý C ( 0,5 điểm ) 
Câu 5: Khoanh vào ý A ( 0,5 điểm )
Câu 6: Khoanh vào ý D ( 0,5 điểm )
Câu 7: Khoanh vào ý B ( 0,5 điểm )
Câu 8: Khoanh vào ý C ( 0,5 điểm ) 
Câu 9: Khoanh vào ý C ( 0,5 điểm )
Câu 10: Khoanh vào ý A ( 0,5 điểm )
II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm)
Bài 1: Tính ( 1 điểm) 
 a) : = ( 0, 5 điểm )
 b) + = + = ( 0, 5 điểm )
Bài 2:( 2 điểm) Tìm y
- Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
a) y : = b) - y = 
 y = x y = - 
 y = y = 
Bài 3. (2 đ) 
- Vẽ được sơ đồ cho 0,25 điểm
- Tìm được ô tô thứ nhất (hoặc ô tô thứ hai) cho 1đ
- Tìm được số còn lại cho 0,5điểm
Đáp số : cho 0,25đ
Bài giải:
 Ô tô thứ nhất chở được số kg gạo là:
	 6150 : (3 + 2) x 3 = 3690 ( kg ) 1 điểm
 Ô tô thứ hai chở được số kg gạo là:
 	 6150 - 3690 = 2460 ( kg )	0,5điểm
 Đáp số: xe thứ nhất: 3690 kg 0, 25 điểm
	 Xe thứ hai: 2460 kg

File đính kèm:

  • docDE THI HKII MON TV LOP 4 THUONGTIN.doc
Đề thi liên quan