Đề kiểm tra học kì II Tiếng việt Lớp 4,5 - Năm học 2013-2014

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 309 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Tiếng việt Lớp 4,5 - Năm học 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD-ĐT EAHLEO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH EASOL 	 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2013 - 2014
Môn: TIẾNG VIỆT - KHỐI V 
A/ MỤC TIÊU:
Kiểm tra kết quả học tập của HS:
I/ PHẦN ĐỌC
1/Đọc thành tiếng: 
Đọc rành mạch, tương đối lưu loát bài tập đọc đã học (tốc độ khoảng 120 tiếng/phút) ; Đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc. Thuộc được đoạn thơ hoặc bài thơ, đoạn văn đã học. Hiểu nội dung, ý nghĩa cơ bản của bài văn, bài thơ.
2/Đọc-hiểu:
- Đọc và hiểu nội dung bài đọc: Bài “Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân”
- Xác định từ ngữ thay thể trong đoạn văn. Xác định các vế câu ghép. 
II/PHẦN VIẾT
1/Chính tả: Nghe - viết đúng bài chính tả: bài “ Cô gái của tương lai ” (tốc độ khoảng 100 chữ/15phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
2/Tập Làm văn: Viết một bài văn tả người thân trong gia đình, họ hàng. Bài văn đủ ba phần (Mở bài, thân bài, kết bài); đúng yêu cầu đề bài; dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp, diễn đạt rõ ý.
B/ ĐỀ RA
I-PHẦN ĐỌC:
1/Đọc thành tiếng:
 Học sinh đọc 1 đoạn văn, thuộc lòng đoạn thơ hoặc bài thơ thuộc các chủ đề đã học từ tuần 19 đến tuần 30. (GV chọn các đoạn văn, đoạn thơ trong SGK tập II, TV L5).Ghi tên bài, số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng.
Học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn văn, đoạn thơ .
 2/Đọc thầm và trả lời câu hỏi : (4 đ )
 Đọc thầm bài “Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân” SGK Tiếng Việt 5- tập 2, trang 83 -84. sau đó, dựa vào nội dung bài đọc khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi, bài tập dưới đây:
Câu 1 : Hội thổi cơm thi bắt nguồn từ đâu?
	a. Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.
	b. Bắt nguồn từ các cuộc đi du lịch
	c. Bắt nguồn từ các đợt đi cắm trại tại sông Đáy xưa.
	Câu 2 : Hội thi bắt đầu bằng việc gì?
 a. Lấy nước b. Lấy lửa c. Lấy củi
	Câu 3 : Việc lấy lửa được diễn ra như thế nào ?
	a..Bốn người chơi của bốn đội leo lên bốn cây cau.
	b. Các thanh niên của bốn đội leo lên bốn cây dừa.
	c. Bốn thanh niên của bốn đội leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương.
	Câu 4 : Nén hương được cắm ở vị trì nào của cây chuối? 
	a. Trên ngọn cây chuối b. Giữa thân cây chuối c. Dưới gốc cây chuối 
 Câu 5 : Những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý là:
 a. Người lấy lửa, người vót đũa.
 b. Người lấy lửa, người vót đũa, người giã thóc, người giần sàng thành gạo, người lấy nước, thổi cơm.
 c. Người ngồi xem bốn thanh niên lấy lửa.
 Câu 6 : Tại sao nói việc giật giải là niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng?
a. Vì giải thưởng mọi người đều thích
b. Vì giải thưởng rất đẹp
c. Vì giật giải thưởng cho thấy sự nổ lực, sự khéo léo, nhanh nhẹn, sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý của các thành viên trong đội.
 Câu 7 : Trong đoạn văn “Khi tiếng trống báo hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bong nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống lại leo lên” . Từ “ người ” được thay thế cho từ ngữ nào dưới đây?
a. Đội chơi b. Thanh niên c. Hội thi
 Câu 8 : Trong câu ghép: “ Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm”. Có mấy vế câu?
a. Hai vế câu b. Ba vế câu c. Bốn vế câu
II/PHẦN VIẾT
 1/Chính tả (Nghe-viết): Bài “ Cô gái của tương lai” sách Tiếng Việt 5 tập II trang 118. 
 2/Tập Làm văn: Hãy tả một người thân trong gia đình, họ hàng của em.
C/ PHẦN ĐÁP ÁN-HƯỚNG DẪN CHẤM
I/ KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)
1/.Đọc thành tiếng ( 6 đ)
* GV cho HS bốc thăm 1 trong các bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 30. Yêu cầu: mỗi HS đọc một đoạn văn hoặc đọc thuộc lòng 5-7 khổ thơ, bài thơ và đặt câu hỏi phù hợp nội dung đoạn vừa đọc cho HS trả lời. 
	+ Đọc đúng tiếng, từ : 1 điểm
(Đọc sai 2-4 tiếng: 0.5đ ; đọc sai quá 5 tiếng: không có điểm)
	+ Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ dài : 1 điểm.
(Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2-3 chỗ: 0.5đ ; ngắt nghỉ không đúng từ 4 chỗ trở lên: không tính điểm).
	+ Giọng đọc to, rõ ràng : 1 điểm ( Đọc nhỏ, không rõ ràng: o,5 điểm)
	+ Giọng đọc bước đầu có biểu cảm : 1 điểm (Giọng đọc chưa thể hiện tính biểu cảm: không tính điểm).
	+ Tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm
	+ Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 1 điểm
(Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0.5đ; trả lời sai: không tính điểm)
2/.Đọc thầm, làm bài tập ( 4đ) (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
a
b
C
a
b
c
b
b
II/KIỂM TRA VIẾT (10 đ)
1/ Chính tả (5đ)
 - Bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài, chữ viết rõ ràng sạch đẹp, đúng về độ cao , khoảng cách , kiểu chữ . Tốc độ viết khoảng 100 chữ /15phút. Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
+Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần , thanh; không viết hoa đúng quy định ) trừ đi 0,5đ
+ Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng , sai về độ cao, khoảng cách , kiểu chữ hoặc trình bày bẩn , ...bị trừ 1 điểm toàn bài.
2/ Tập làm văn (5đ)
- Bài viết đảm bảo các yêu cầu sau, được 5 điểm:
+ Viết được bài văn tả cảnh vật đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài đúng yêu cầu đã học; (khuyến khích những bài viết có cách mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng); 
+ Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ phù hợp, không mắc lỗi chính tả;
+ Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5. 
 Ngày 29 tháng 4 năm 2014
 Người ra đề Duyệt Chuyên môn
 Trần Bình Yên Nguyễn Thị Bích Nhung
Trường TH EaSol Thứ .ngày tháng 5 năm 2014
Lớp 5. BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II/ 2013-2014
Họ và tên:  Môn: Tiếng việt (Thời gian: 45 phút) 
Điểm
Lời phê của giáo viên
.
 2/Đọc thầm và trả lời câu hỏi :
 Đọc thầm bài “Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân” SGK Tiếng Việt 5- tập 2, trang 83 -84. sau đó, dựa vào nội dung bài đọc khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi, bài tập dưới đây:
Câu 1 : Hội thổi cơm thi bắt nguồn từ đâu?
	a. Bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.
	b. Bắt nguồn từ các cuộc đi du lịch
	c. Bắt nguồn từ các đợt đi cắm trại tại sông Đáy xưa.
	Câu 2 : Hội thi bắt đầu bằng việc gì?
 a. Lấy nước b. Lấy lửa c. Lấy củi
	Câu 3 : Việc lấy lửa được diễn ra như thế nào ?
	a..Bốn người chơi của bốn đội leo lên bốn cây cau.
	b. Các thanh niên của bốn đội leo lên bốn cây dừa.
	c. Bốn thanh niên của bốn đội leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương.
	Câu 4 : Nén hương được cắm ở vị trì nào của cây chuối? 
	a. Trên ngọn cây chuối b. Giữa thân cây chuối c. Dưới gốc cây chuối 
 Câu 5 : Những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng, ăn ý là:
 a. Người lấy lửa, người vót đũa.
 b. Người lấy lửa, người vót đũa, người giã thóc, người giần sàng thành gạo, người lấy nước, thổi cơm.
 c. Người ngồi xem bốn thanh niên lấy lửa.
 Câu 6 : Tại sao nói việc giật giải là niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng?
a. Vì giải thưởng mọi người đều thích
b. Vì giải thưởng rất đẹp
c. Vì giật giải thưởng cho thấy sự nổ lực, sự khéo léo, nhanh nhẹn, sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý của các thành viên trong đội.
 Câu 7 : Trong đoạn văn “Khi tiếng trống báo hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội leo lên bốn cây chuối bôi mỡ bong nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Có người leo lên, tụt xuống lại leo lên” . Từ “ người ” được thay thế cho từ ngữ nào dưới đây?
a. Đội chơi b. Thanh niên c. Hội thi
 Câu 8 : Trong câu ghép: “ Người thì nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, người thì lấy nước và bắt đầu thổi cơm”. Có mấy vế câu?
a. Hai vế câu b. Ba vế câu c. Bốn vế câu
Trường TH EaSol Thứ .ngày tháng 5 năm 2014
Lớp 5. BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II/ 2013-2014
Họ và tên:  Môn: Tiếng việt (Thời gian: 45 phút) 
Điểm
Lời phê của giáo viên
.
Chính tả ( nghe- viết)
Tập làm văn: Hãy tả một người thân trong gia đình, họ hàng của em.
.

File đính kèm:

  • docĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HKII - 2014.doc