Đề kiểm tra học kì II Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Vĩnh Nguyên 2

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 224 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì II Tiếng việt Lớp 5 - Trường Tiểu học Vĩnh Nguyên 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ tên : 
Lớp : 
ĐỀ KTĐK CUỐI HỌC KÌ II
Năm học : 200 – 200
Môn : TIẾNG VIỆT (Đọc) – LỚP 5
I. Đọc thầm và làm bài tập : (5 điểm)
THUẦN PHỤC SƯ TỬ
 Ha-li-ma lấy chồng được hai năm. Trước khi cưới, chồng nàng là một người dễ mến, lúc nào cũng tươi cười. Vậy mà giờ đây, chỉ thấy chàng cau có, gắt gỏng. Không biết làm thế nào, Ha-li-ma đến nhờ vị giáo sĩ già trong vùng giúp đỡ.
 Vị giáo sĩ râu tóc bạc phơ nhìn vào mắt Ha-li-ma hồi lâu, rồi bảo :
 - Nếu con đem được ba sợi lông bờm của một con sư tử sống về đây, ta sẽ nói cho con bí quyết.
 Nghe vậy, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi. Nàng trở về, vừa đi vừa khóc.
 Nhưng mong muốn hạnh phúc đã giúp nàng tìm ra cách làm quen với chúa sơn lâm. Tối đến, nàng ôm một con cừu non vào rừng. Thấy có mồi, sư tử gầm lên một tiếng, nhảy bổ tới. Ha-li-ma cũng hét lên khiếp đảm rồi ném con cừu xuống đất.
 Mấy ngày liền, tối nào cũng được ăn món thịt cừu ngon lành trong tay Ha-li-ma, sư tử dần dần đổi tính. Nó quen với nàng, có hôm còn nằm cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy.
 Một tối, khi sư tử đã no nê, nằm bên chân Ha-li-ma ngoan ngoãn như một con mèo lớn, Ha-li-ma thầm khấn Đức A-la che chở cho nàng, rồi lén nhổ ba sợi lông bờm của nó. Con vật giật mình, chồm dậy. Nhưng bắt gặp ánh mắt dịu hiền của nàng, nó cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi.
 Ha-li-ma chạy ngay tới nhà giáo sĩ. Cụ già mỉm cười :
 - Chỉ trong ít ngày, bằng trí thông minh, lòng kiên nhẫn và cử chỉ dịu dàng, con đã thuần phục được một con sư tử hung dữ. Lẽ nào con không làm mềm lòng nổi một người đàn ông vốn yếu đuối hơn sư tử rất nhiều ? Con đã nắm được bí quyết rồi đấy.
 Theo TRUYỆN DÂN GIAN A-RẬP
 (Mạc Yên dịch)
Đọc thầm bài “Thuần phục sư tử”, sau đó đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây :
1. Trước khi cưới, chồng Ha-li-ma là người như thế nào ?
5 Người vui vẻ, dễ mến.
5 Người hay cau có, gắt gỏng.
5 Cả hai tính cách trên.
2. Ha-li-ma đến gặp giáo sĩ để làm gì ?
5 Để kể cho giáo sĩ biết chồng mình đã thay đổi tính tình.
5 Để nhờ giáo sĩ giúp nàng cách làm cho chồng trở lại thành người dễ mến, lúc nào cũng tươi cười.
5 Để nhờ giáo sĩ dạy bảo chồng nàng trở thành người đáng mến như trước đây.
3. Vị giáo sĩ yêu cầu Ha-li-ma làm gì ?
5 Đem một con sư tử sống về đây, ta sẽ nói cho con bí quyết.
5 Đem bộ lông của một con sư tử sống về đây, ta sẽ nói cho con bí quyết.
5 Đem ba sợi lông bờm của một con sư tử sống về đây, ta sẽ nói cho con bí quyết.
4. Ha-li-ma đã làm những gì để thực hiện yêu cầu của giáo sĩ ?
5 Trong mấy tối liền, nàng ôm một con cừu non vào rừng thả cho sư tử ăn.
5 Khi sư tử đã ăn quen mồi, không còn hung dữ với nàng nữa, nàng chải bộ lông bờm cho nó.
5 Một tối, khi sư tử đã no, nằm bên chân Ha-li-ma, nàng đã lén nhổ ba sợi lông bờm của nó để đem về cho giáo sĩ.
5 Cả ba việc làm nêu trên.
5. Vì sao khi bị Ha-li-ma nhổ lông bờm, sư tử chỉ cụp mắt xuống rồi bỏ đi ?
5 Vì nó nhìn thấy ánh mắt dịu hiền của nàng và thích ánh mắt ấy.
5 Vì nó bắt gặp ánh mắt dịu hiền của nàng nhìn nó và hiểu nàng không hại nó mà chỉ thân thiện với nó.
5 Vì nó đã quen với hành động này của nàng đối với nó.
6. Theo em, bí quyết mà vị giáo sĩ muốn bảo cho Ha-li-ma là gì ?
5 Trí thông minh, lòng quả cảm của người phụ nữ.
5 Lòng kiên nhẫn, sự dịu dàng của người phụ nữ.
5 Trí thông minh và sự dịu dàng của người phụ nữ.
5 Trí thông minh, lòng kiên nhẫn và sự dịu dàng của người phụ nữ.
7. Các vế trong câu ghép : “Thấy có mồi, sư tử gầm lên một tiếng và nó nhảy bổ tới.”được nối theo cách nào ?
5 Nối trực tiếp (không dùng từ nối).	5 Nối bằng một quan hệ từ.
5 Nối bằng một cặp quan hệ từ.	5 Nối bằng một cặp từ hô ứng.
8. Câu thứ hai trong đoạn : “Nghe vậy, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi. Nàng trở về, vừa đi vừa khóc.” liên kết với câu thứ nhất bằng cách nào ?
5 Bằng cách lặp từ ngữ
5 Bằng cách thay thế từ ngữ
5 Bằng từ ngữ nối
9. Dòng nàodưới đây gồm các từ đồng nghĩa với từ : tuyệt vời ?
5 Tuyệt trần, tuyệt mĩ, tuyệt đối
5 Tuyệt mĩ, tuyệt diệu, diệu kì
5 Tuyệt diệu, tuyệt trần, tuyệt tác
5 Tuyệt trần, tuyệt diệu, đẹp đẽ
10. Điền tiếp vào chỗ trống hai thành ngữ hoặc tục ngữ ca ngợi cả nam và nữ.
 Trai tài gái đảm, Trai thanh gái lịch, 
II. Đọc thành tiếng : (5 điểm) Bốc thăm chọn 1 trong 5 bài TĐ (theo phiếu bốc thăm) đọc 1 đoạn và trả lời 1 câu hỏi trong bài.
ĐỀ KTĐK CUỐI HỌC KÌ II
Năm học : 200 – 200 
Môn : TIẾNG VIỆT (Viết) – LỚP 5
Thời gian : 45 phút
------------------------
1. Chính tả (nghe – viết) : (5 điểm) : 15 phút
Lá bàng
 Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không ? Chất sơn mài.
 ĐOÀN GIỎI
2. Tập làm văn : (5 điểm) : 30 phút
Đề bài : Tả một cảnh đẹp ở địa phương mà em yêu thích (hoặc cảnh đẹp ở nơi khác mà em từng đến thăm) .
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TRƯỜNG TH VĨNH NGUYÊN 2
ĐỀ KTĐK CUỐI HỌC KÌ II
Năm học : 200 – 200 
Môn : TIẾNG VIỆT (Viết) – LỚP 5
Thời gian : 45 phút
------------------------
1. Chính tả (nghe – viết) : (5 điểm) : 15 phút
Lá bàng
 Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn lấy mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết. Bạn có biết nó gợi lên chất liệu gì không ? Chất sơn mài.
 ĐOÀN GIỎI
2. Tập làm văn : (5 điểm) : 30 phút
Đề bài : Tả một cảnh đẹp ở địa phương mà em yêu thích (hoặc cảnh đẹp ở nơi khác mà em từng đến thăm) .

File đính kèm:

  • docDe thi CKIITViet5.doc