Đề kiểm tra học kì khối 6 Môn:Ngữ Văn Năm học 2013-2014 Trường THCS Tân Tuyến

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì khối 6 Môn:Ngữ Văn Năm học 2013-2014 Trường THCS Tân Tuyến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HKI KHỐI 6
 TRI TÔN 	NĂM HỌC 2013-2014
TRƯỜNG THCS TÂN TUYẾN MÔN:NGỮ VĂN
	
ĐỀ CHÍNH
	 
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)


I. Phần trắc nghiệm: (3.0 điểm - 12 câu, mỗi câu đúng 0.25đ)
Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào các chữ cái với ý đúng hoặc đúng nhất.
Câu 1: Truyện: “Thánh Gióng” thuộc thời đại Hùng Vương thứ mấy?
 Thứ năm 	C. Thứ mười
 Thứ sáu	 	D. Thứ mười tám
Câu 2: : Truyện: “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” muốn khuyên nhủ chúng ta điều gì?
Yêu chuộng hòa bình 	 
Tình làng nghĩa xóm
Phải đoàn kết và tôn trọng công việc của nhau
Phải đoàn kết.
Câu 3: Nội dung nổi bật nhất của truyện: “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là gì?
Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh.	 
Sự ngưỡng mộ Sơn Tinh và lòng căm ghét Thủy Tinh.
Các cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai giữa các bộ tộc.	
D. Hiện tượng đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.
Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong câu sau đây : “Thần dùng …….. bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ”?
	 A. Phép lạ C. Phép thần thông
	 B. Phép biến hóa D. Phép siêu phàm
Câu 5: Truyện: “Con hổ có nghĩa” nhằm mục đích gì?
	 A. Đề cao tình cảm thủy chung của con người 
 B. Đề cao tình cảm giữa loài vật và con người
	 C. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của loài vật 
 D. Đề cao cái nghĩa và khuyên con người luôn biết trọng ân nghĩa
Câu 6: Trong câu: “Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh”. Từ nào là từ láy?
	 A. Dông bão	 C. Cuồn cuộn
	 B. Rung chuyển D. Sơn Tinh

Câu 7: Văn bản: “Em bé thông minh” kể theo ngôi thứ mấy?
 Ngôi thứ ba	 C. Ngôi thứ hai
 Ngôi thứ nhất	 D. Ngôi thứ năm
Câu 8: Nhân vật chính trong truyện: “Em bé thông minh” là ai?
 A. Hai cha con	 C. Viên quan
	B. Em bé D. Nhà vua 
Câu 9: Từ: “Tráng sĩ” trong câu: “Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi nhảy lên mình ngựa.” thuộc từ loại nào?
	A. Động từ	 C. Danh từ
	B. Tính từ 	 D. Chỉ từ
Câu 10: Từ “một” trong câu : “Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.” thuộc từ loại nào?
	A. Số từ C. Lượng từ 
	B. Danh từ D. Chỉ từ
Câu 11: Trong truyện : “Thạch Sanh” ước mơ lớn nhất của nhân dân lao động về cái thiện thắng cái ác, về công bằng xã hội được thể hiện ở chi tiết nào ?
	A. Thạch Sanh giúp vua dẹp được họa xâm lăng. 
 B. Mẹ con Lý Thông bị trừng trị.
 C. Thạch Sanh lấy được công chúa và được làm vua. 
 D. Thạch Sanh được vua gả công chúa cho.
Câu 12: Xác định phần trung tâm trong cụm danh từ : “một lưỡi búa của cha để lại”?
	 A. Một lưỡi búa B. Lưỡi búa của cha để lại
	 C. Một lưỡi búa của cha D. Lưỡi búa

II. Phần tự luận: (7.0 điểm) 
Câu 1: Hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” và bài học của bản thân. (2đ)
Câu 2: Kể về một chuyến về quê.(5.0 điểm)
III. Đáp án và biểu điểm:
 Phần trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
C
D
A
D
C
A
B
C
A
C
D

 Phần tự luận: (7.0 điểm)
Câu 1:

- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang.(0.5đ)
- Khuyên nhủ chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo.(0.5đ)
- Bản thân phải cố gắng tìm tòi, nâng cao sự hiểu biết. Cố gắng học tập. (1.0đ)
Câu 2:

	 * Kỹ năng: (1.0 điểm)
	 - Bố cục đầy đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
	 - Chữ viết rõ ràng, ít sai chính tả, diễn đạt rõ ý.
	 - Sử dụng đúng ngôi kể.
	 * Kiến thức: (4 điểm)
1. Mở bài : (0.5điểm)
 Lí do về thăm quê, về quê với ai.
2. Thân bài: (3điểm)
+ Lòng xôn xao khi được về quê (0.5đ)
+ Quang cảnh chung của quê hương (0.5đ)
+ Gặp họ hàng ruột thịt (0.5đ)
+ Thăm phần mộ tổ tiên (0.5đ)
+ Gặp bạn bè cùng lứa (0.5đ)
+ Dưới mái nhà người thân (0.5đ)
3. Kết bài (0.5 điểm) : 
Chia tay - cảm xúc về quê hương.





File đính kèm:

  • doc6. chính. KT.doc