Đề kiểm tra học kì - Môn ngữ văn 7- năm học 2008 – 2009

doc14 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì - Môn ngữ văn 7- năm học 2008 – 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề kiểm tra học kì - môn ngữ văn 7- năm học 2008 – 2009
 Trường THCS Lê Thiện
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
I. Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm)
 Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.
 Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
 “ Tôi yêu Sài Gòn da diết… Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào một buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí dịu mát, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.
 ( Theo “ Sài Gòn tôi yêu” – Ngữ văn 7, tập một)
1. Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. Minh Hương.	B. Vũ Bằng.	C. Thạch Lam.	D. Xuân Quỳnh
2. Đoạn văn trên được viết chủ yếu theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự.	B. Miêu tả.	C. Nghị luận.	D. Biểu cảm
3. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
 A. Miêu tả những vẻ đẹp riêng của thành phố Sài Gòn
 B. Bộc lộ tình cảm sâu sắc của tác giả với Sài Gòn
 C. Bình luận những vẻ đẹp riêng về vùng đất Sài Gòn
 D. Giới thiệu những nét riêng về thiên nhiên khí hậu của Sài gòn.
4. Cụm từ chỉ thời gian nào không được nhắc đến trong đoạn văn trên?
 A. sáng tinh sương.	B. buổi chiều.	C. đêm khuya.	D. giữa trưa.
5. Từ nào sau đây không phải là từ láy?
 A. da diết.	B. dập dìu.	C. thưa thớt .	D. phố phường
6. Trong đoạn văn trên, ý nào sau đây không phải là nét riêng của thiên nhiên và cuộc sống Sài Gòn?
 A. nhiều hiện tượng thời tiết cùng có trong ngày 
 B. Thời tiết có sự thay đổi đột ngột, nhanh chóng
 C. Bốn mùa trong năm đều có vẻ đẹp riêng, hấp dẫn và quyến rũ
 D. Nhịp điệu sống đa dạng trong những thời điểm khác nhau.
7. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng đại từ xưng hô ở ngôi thứ mấy?
 A. Ngôi thứ hai số ít. B. Ngôi thứ hai số nhiều.	C. Ngôi thứ nhất số ít. D. Ngôi thứ nhất số nhiều.
8. Từ “ cây mưa” được dùng với phép tu từ nào?
 A. ẩn dụ.	B. Nhân hoá.	C. Hoán dụ.	D. So sánh
9. Từ nào trái nghĩa với từ thưa thớt trong đoạn văn trên?
 A. vắng vẻ.	B. vui vẻ.	C. đông đúc.	D. đầy đủ
10. Trong đoạn trích, tác giả đã bày tỏ nội dung bằng cách nào?
 A. Miêu tả để bày tỏ cảm xúc	C. Kể chuyện để bày tỏ cảm xúc
 B. Bày tỏ cảm xúc trực tiếp	D. Nghị luận để bày tỏ cảm xúc
11. Dòng nào sau đây diễn đạt chính xác nội dung, định nghĩa văn bản biểu cảm?
 A. Văn bản biểu cảm là bộc lộ cảm xúc, tình cảm của người viết
 B. Văn bản biểu cảm là khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc 
 C. Văn bản biểu cảm là nêu sự đánh giá của con người
 D. Văn bản biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ, sự đánh giá của người viết đối với đối tượng được nói tới.
12. Trình tự các bước làm bài văn biểu cảm?
A. Tìm ý, tìm hiểu đề, viết bài, lập dàn ý, sửa bài. 	C. sửa bài, viết bài, tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
B. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, sửa bài.	D. lập dàn ý, viết bài, sửa bài, tìm ý, tìm hiểu đề.
II. Tự luận ( 7 điểm)
 1.( 2 điểm): Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ “ ta với ta” trong hai bài thơ “ Qua Đèo Ngang” ( Bà Huyện Thanh Quan) và “ Bạn đến chơi nhà” ( Nguyễn Khuyến).
 2. ( 5 điểm): Cảm nghĩ của em về mái trường.
Tiết 71-72: Ma Trận bài kiểm tra bài kiểm tra học kì i - môn ngữ văn 7- năm học 2008 – 2009
TrƯờng THCS Lê Thiện
 Mức độ

Nội dung
Nhận biết 
Thông hiểu
 Vận dụng
 Tổng

TN
TL
TN
TL
 Thấp 
 Cao






TN
 TL
TN
TL

Văn học
Tác giả
C1







1

Phương thức biểu đạt


C2





 1

Nghệ thuật


C10





 1

Nội dung
C4

C3
C6


C1


 4
Tiếng Việt 
Từ láy
C5







 1

Từ trái nghĩa


C9





 1

Đại từ


C7





 1

Biện pháp tu từ


C8





 1
Tập làm văn
Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
C11







 1

Các bước làm bài văn biểu cảm


C12





 1

Viết bài văn biểu cảm







C2
 1
Tổng số câu 
Tổng sô điểm
4 
1đ’

 8
2đ’


1
2đ’

 1
5 đ’
 14
 10
 i. Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm)
* Khoanh tròn mỗi câu trả lời đúng được 0,25 đ’
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
D
B
D
 D
C
C
A
C
B
D
B
II. tự luận ( 7 điểm)
 1. (2 điểm)
 * Nhận xét được sự khác nhau của hai cụm từ “ ta với ta” trong hai bài thơ:
 - Trong bài thơ “ Qua Đèo Ngang”:
 + Chỉ tác giả với nỗi niềm của chính mình
 + Sự cô đơn, nhỏ bé của con người trước non nước bao la.
 - Trong bài “ Bạn đến chơi nhà” 
 + Chỉ tác giả với người bạn
 + Sự chan hoà, sẻ chia ấm áp của tình bạn bè thắm thiết.
2.( 5 điểm)
 - Viết đúng kiểu bài văn biểu cảm ( 1,5 điểm)
 - trình bày được những cảm xúc của bản thân về mái trường. ( 2điểm)
 - Đưa được yếu tố tự sự, miêu tả vào bài viết hợp lí.
 - Diễn đạt có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp ( 0,5 điểm)
 Ngữ văn 7: tiết 51,52: bài viết số 3 - văn biểu cảm
 * Ma trận đề kiểm tra.
 Nội dung

Mức độ
 Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Tổng



 Thấp
 Cao


 TN
 TL
 TN
 TL
 TN
 TL
 TN
 TL

1.Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

C1
 C1





2( 1,5đ’)
2. Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.


 C2





1 (0,5đ’)
3. Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
C6

 C4
 C5

 C3



4(2,0đ’)
4. văn biểu cảm về con người, sự vật.







C2
1 ( 6 đ’)
Tổng điểm: 10 điểm 
 Đề bài
* Phần I: Trắc nghiệm ( 3 điểm)
 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
 “ Du khách đi Lào Cai, đến Sa Pa cũng qua một rừng đào đẹp không kém gì đào ở Thập Vạn Đại Sơn. Đi vào rừng, trời mù mù như thể có sương bao phủ, nhưng bỗng nhiên đến một khúc quẹo, trời sáng hẳn ra. Nhìn lên, không có một đám mây. Trời nắng ấm trông cứ như là ngọc lưu li vậy. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi lả tả trên cỏ xanh như một cơn mưa màu sắc.
 Vừa lúc đó có một đoàn ba cô nàng, cưỡi ngựa thồ, vắt chân về một bên đi nhởn nhơ dười trận mưa hoa, vừa nói chuyện vừa ngửa mặt lên trời cười. Hoa đào vương vào tóc, rủ lên vai áo, làm bật cái cạp và cái nẹp, trông y như thể ba cô tiên nữ.
 Bây giờ ngồi nghĩ lại những hình ảnh xa xưa ấy, tôi vẫn còn thấy đời ngọt ngào như có vị đường và tưởng như không bao giờ có thể quên được hương thơm quyến rũ của trời nước, của hoa đào, của những cô sơn nữ đẹp não nùng, sầu biêng biếc, ngửa mặt lên cười một cách hồn nhiên trong cánh rừng bạt ngàn sơn dã hoa đào.”
1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là:
A. miêu tả; B. tự sự; C. biểu cảm: D. thuyết minh.
2. Nội dung nổi bật của đoạn văn trên là gì?
A. Miêu tả vẻ đẹp của núi rừng Sa Pa
B. Bộc lộ cảm xúc của tác giả trước cảnh sắc và hương vị của Sa pa
C. Miêu tả vẻ đẹp của các cô gái Sa Pa
D. Kể lại kỉ niệm về một chuyến đi tham quan Sa Pa.
3. Câu văn nào sau đây có chứa yếu tố tự sự ?
A.Trời nắng ấm trông cứ như là ngọc lưu li vậy.
B. Gió từ trên đỉnh cao thổi xuống làm rung động những cành cây, hoa đào rơi lả tả trên cỏ xanh như một cơn mưa màu sắc.
C. Vừa lúc đó có một đoàn ba cô nàng, cưỡi ngựa thồ, vắt chân về một bên đi nhởn nhơ dười trận mưa hoa, vừa nói chuyện vừa ngửa mặt lên trời cười.
D. Hoa đào vương vào tóc, rủ lên vao áo, làm bật cái cạp và cái nẹp, trông y như thể ba cô tiên nữ.
4: yếu tố miêu tả có ý nghĩa gì trong đoạn văn?
A. Giới thiệu câu chuyện, sự việc.
B. Khêu gợi tình cảm, cảm xúc.
C. Miêu tả phong cảnh, sự việc.
D. Bày tỏ cảm xúc trực tiếp của tác giả.
 5: Hình ảnh nào gây ấn tượng đậm nét đối với tác giả về cảnh sắc Sa pa?
A. Rừng đào Sa Pa
B. Gió núi Sa pa
C. Những cô sơn nữ cưỡi ngựa
D. Những cô sơn nữ dưới trận mưa hoa đào.
 6: Cụm từ đồng nghĩa nào không sử dụng trong đoạn văn?
 A. cô thiếu nữ. B. cô tiên nữ; C. cô sơn nữ; D. cô nàng; * Phần II: Tự luận( 7 điểm)
Câu 1: Văn bản “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của tác giả Đỗ Phủ được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?
Câu 2: Cảm nghĩ của em về người thân ( ông bà, cha mẹ, anh, chị, em, thầy cô giáo…)
Đáp án và biểu điểm tiết 51-52: bài viết số 3 – văn biểu cảm
I. Trắc nghiệm ( 3 điểm)
- Khoanh đúng mỗi câu được 0,5 điểm.
 Câu 
 1
 2
 3
 4
 5 
 6
Đáp án
 C
 B
 C
 B
 D
 A
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 ( 1 điểm)
 - Bài ca nhà tranh bị gió thu phá được viết theo phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
Câu2: ( 6 điểm)
a. Mở bài: (0,75 đ’)
 - Giới thiệu và nêu được cảm xúc chung ( hoặc ấn tượng ) về người thân yêu nhất.
b. Thân bài: ( 4,5 điểm)
 - Biểu cảm về vẻ đẹp bề ngoài của người thân.
 + Kết hợp tả và biểu cảm.
 + Tả hình dáng, khuôn mặt, nước da, mái tóc, đôi mắt...
 àKhuyến khích HS tìm được những nét riêng, cụ thể của người thân.
 - Biểu cảm về vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp bên trong của người thân.
 + Kết hợp kể và biểu cảm.
 à Làm nổi bật tính cách, hành động, cư xử của người thân với những người khác trong gia đình và với mình (chồng, vợ, con cái, ông bà) với hàng xóm...
 - Nêu những suy nghĩ, những liên tương sâu sắc của bản thân với đối tượng biểu cảm.
c. Kết bài. (0,75đ’)
 - Những ấn tượng, những cảm nghĩ về người thân của mình.
 à Động viên khuyến khích những bài viết sáng tạo , cảm nghĩ chân thành, trong sáng.
 

 Ngữ văn 7: tiết 46. kiểm tra tiếng việt

 * Ma trận đề kiểm tra
Mức độ	 


Nội dung
 Nhận biết 
 Thông hiểu 
 Vận dụng
Thấp 	Cao


 TN
 TL


 TN
 TL
 TN
 TL
 Tổng
Đại từ
c1







1 ( 0,25 đ’)
Quan hệ từ




c2


c3
2 ( 1,5 đ’)
Từ ghép
c3





C4

2 ( 1,25đ’)
Từ trái nghĩa


C5


C1

C3
3 ( 5,25đ’)
Từ đồng nghĩa
C6


C2




2 ( 1,25 đ’)
Từ đồng âm




C7



1 ( 0,5đ)
 đề bài.
Phần I. Trắc nghiệm (3điểm )
Câu1: ( 0,25đ’) “ Ai làm cho bể kia đầy
 Cho ao kia cạn cho gầy cò con.”
 - Đại từ “ ai” trong câu ca dao trên chỉ và giữ chức vụ gì? Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.
A. Chỉ người, làm định ngữ B. Chỉ vật, làm chủ ngữ
C. Chỉ vật, làm định ngữ D. Chỉ người , làm chủ ngữ.
Câu 2: ( 0,5đ’)- Đặt câu với cặp quan hệ từ sau:
 Nếu…thì:……………………………………………………………………….
- Vì …nên:…………………………………………………………………….
Câu 3: ( 1đ’)- Xếp các từ ghép: suy nghĩ, lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, chài lưới, cây cỏ, đầu đuôi, cười nụ, theo bảng phân loại sau:
Từ ghép chính phụ


Từ ghép đẳng lập


Câu 4: ( 0,25đ’)- Yếu tố “ tiền” trong từ nào sau đây không cùng nghĩa với những yếu tố còn lại?
A. tiền tuyến B. tiền bạc C. cửa tiền D. mặt tiền.
Câu 5: ( 0,25đ’)- Cặp từ trái nghĩa nào sau đây không gần nghĩa với cặp từ “ im lặng – ồn ào”?
A. tĩnh mịch – huyên náo B. đông đúc – thưa thớt
C. vắng lặng – ồn ào D. lặng lẽ – ầm ĩ.
Câu 6: ( 0,25đ’)- Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “ thi nhân” ?
A. Nhà văn B. Nhà thơ C. nhà báo D. Nghệ sĩ.
Câu 7: ( 0,5đ’)- Tìm từ chứa các tiếng đồng âm theo mẫu:
A.lợi: ……………………………………………………………………………………
B.ba:…………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Phần II: Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm) Gạch chân dưới những từ trái nghĩa trong những câu sau: 
 a. Non cao, non thấp, mây thuộc,
 Cây cứng, cây mềm, gió hay.
 ( Nguyễn Trãi)
 b. Trong lao tù cũ đón tù mới
 Trên trời mây tạnh đuổi mây mưa.
 ( Hồ Chí Minh)
 c. Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,
 Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
 ( Nguyễn Bỉnh Khiêm)
 d. Nơi im lặng sắp bùng lên bão lửa,
 Chốn ồn ào đang hoá than rơi.
 ( Phạm Tiến Duật)
Câu 2: ( 1 điểm) Thế nào là từ đồng nghĩa?
Câu 3 ( 4 điểm)
 Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu nói về tình cảm quê hương, trong đó có sử dụng từ trái nghĩa và quan hệ từ.
 * Đáp án – biểu điểm - tiết 46: Kiểm tra tiếng việt 45 phút
I. Trắc nghiệm: ( 3 đ’)
- Câu 1 ( 0,25 đ’) – ý D
- Câu 2 ( 0,5 đ’) - Đặt đúng mỗi câu được 0,25đ’
- Câu 3 ( 1 đ’) – Từ ghép chính phụ: nhà máy, nhà ăn, cười nụ, xanh ngắt, lâu đời
 ( 0,25đ’)
 - Từ ghép đẳng lập: chài lưới, cây cỏ, đầu đuôi, suy nghĩ. ( 0,25đ’)
- Câu 4: ( 0,25đ’) – ý B
- Câu 5: ( 0,25đ’) - ý B
- Câu 6 ( 0,25đ’) – ý B
- Câu 7: ( 0,5 đ’) – Tìm được các từ đồng âm phù hợp ở mỗi phần được 0,25đ’.
II. Tự luận: (7 điểm)
Câu 1 ( 2 đ’) Tìm được cặp từ trái nghĩa ở mỗi phần được 0,5đ’
a. cao > < mưa 
c. còn > < ồn ào
Câu 2 : (1đ’) định nghĩa đầy đủ và chính xác từ đồng nghĩa được 1đ’	
Câu3: ( 4 điểm): - Đúng hình thức đoạn văn : 0,5 đ’
	 - Đúng nội dung : 1,5đ’
	 - Đúng có sử dụng từ trái nghĩa:1đ’
	 - Có quan hệ từ, gạch đúng :1đ’
* Chú ý diễn đạt phải rõ ràng mạch lạc. 

 Ngữ văn 7: tiết 42: kiểm tra VĂN 1 tiết
 * Ma trận đề kiểm tra
Nội dung

Mức độ
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
Tổng



 Thấp
 Cao


 TN
 TL
 TN
 TL
 TN
 TL
 TN
 TL

1.Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
C 1







1(0,25đ’)
2. Bánh trôi nước
C1







1(0,25đ’)
3. Qua Đèo ngang
C1




C2


2(1,5đ’)
4. Xa ngắm thác núi Lư
C1







1(0,25đ’)
5. Bài ca Côn Sơn
C1

C3





2(0,5đ’)
6. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
C1







1(0,25đ’)
7. Mẹ tôi
C1







1(0,25đ’)
8. Cổng trường mở ra
C1







1(0,25đ’)
9. Cuộc chia tay của những con búp bê


C2





1(0,5đ’)
10. Sông núi nước Nam


C4





1(0,25đ’)
11. Ca dao 

C1
C5





2(1,25đ’)
12. Bạn đến chơi nhà





C2

C3
2(4,75đ’)
Tổng điểm: 10 điểm 
 Đề bài 
* Phần I: trắc nghiệm (3 điểm).
 1: ( 2 điểm) - hãy ghép các ý ở cột A ( tên tác phẩm) với cột B ( tên tác giả) cho phù hợp.
 A.
 B.
A và B cho phù hợp
A. Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra. 
B. Bánh trôi nước.
C. Qua đèo ngang.
D. Xa ngắm thác núi Lư.
E. Bài ca Côn Sơn.
G.Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
H. Mẹ tôi.
I. Cổng trường mở ra.
1. Lí Bạch.
2. Hạ Tri Chương.
3. Trần Nhân Tông.
4. Hồ Xuân Hương.
5.Bà huyện Thanh Quan.
6. Nguyễn Trãi.
7. Lý Lan.
8. A-mi -xi.
9. Đỗ Phủ.

* Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng.
 2. ( 0,25đ’)- Thông điệp nào được gửi gắm qua câu chuyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê”?
 A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em
 B. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm một gia đình.
 C. Hãy hành động vì trẻ em.
 D. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển những tài năng sẵn có.
3. ( 0,25đ’)- Bản dịch “ Bài ca Côn Sơn” được viết theo thể thơ nào?
 A. Thất ngôn B. Ngũ ngôn
 C. Song thất lục bát D. Lục bát.
4. ( 0,25đ’)- Bài thơ “ Sông núi nước Nam” đã nêu bật nội dung gì?
 A. Nước Nam là nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được.
 B. Nước Nam là một đất nước văn hiến.
 C. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh.
 D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm.
5. ( 0,25đ’)- Cách tả cảnh của bốn bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người có đặc điểm chung gì?
 A. Gợi nhiều hơn tả
 B. Tả chi tiết những hình ảnh thiên nhiên
 C. Tả chi tiết những đặc điểm tiêu biểu nhất
 D. Chỉ liệt kê tên địa danh chứ không miêu tả.
II. Tự luận (7 điểm).
*Câu1: ( 1 điểm) Ghi lại theo trí nhớ một bài ca dao ( đã học trong chương trình Ngữ văn 7) mà em yêu thích nhất. 
* Câu 2: ( 3 điểm) Có bạn cho rằng cụm từ “ ta với ta” trong hai bài thơ “ Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan và “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến hoàn toàn chẳng có gì khác nhau. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
* Câu 3: ( 3,5 điểm) viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) nêu rõ cảm hiểu của em về bài thơ: “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. 
 B. Đáp án - biểu điểm tiết 42- Kiểm tra văn 45 phút
* Phần I: trắc nghiệm (3 điểm).
 Câu 1: Nối cột A, B cho phù hợp ( 2đ)
 + Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ.
Đáp án
 A-- 3
 e-- 6
 B-- 4
 g-- 2
 C-- 5
 h-- 8
 D-- 1
 I -- 7.
 Câu 2, 3, 4, 5 ( mỗi câu 0,25 đ’)
 C2: B C3: D C4: A C5: A
II.Tự luận. ( 7 điểm)	
Câu 1: ( 1 điểm) - Ghi đúng nội dung bài ca dao 	1,0đ
Câu 2: ( 2, 5 điểm) ý kiến đó không đúng vì:
- Cụm từ “ ta với ta” trong bài “ Qua Đèo Ngang” là chỉ một mình tác giả đối mặt với nỗi buồn và cô đơn của chính bản thân.
 - Cụm từ “ ta với ta” trong bài “ Bạn đến chơi nhà”là chỉ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình à thể hiện tình bạn tri âm, tri kỉ.
Câu 3: ( 3, 5 điểm)
- Đúng hình thức đoạn văn 	 0,5đ
 	- Hiểu nội dung bài 	 1,0đ
- Nêu nghệ thuật chính. 	 0,75đ
 	- Có cảm xúc, suy nghĩ. 	 0,75đ
	- Trình bày, diễn đạt 	 0,5đ	
 Ngữ văn 7: Tiết 31 - 32. Bài viết số 2 – Văn biểu cảm
 * Ma trận đề kiểm tra
	 Mức độ
Nội dung
 Nhận biết 
 Thông hiểu 
 Vận dụng
Tổng

 TN
 TL
 TN
 TL
 TN
 TL

- Tìm hiểu chung về văn biểu cảm.
1(0,5 đ)


1(1 đ)


1(1,5đ) 
- Đặc điểm của văn bản biểu cảm
2( 1 đ)





2 ( 1 đ)
- Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm.
1(0,5 đ)



2( 1 đ)
1 ( 6 đ)
2(7,5đ)
 Đề bài 
I. TRắC NGHIệm ( 3 điểm) 
 * Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
1. Thế nào là một văn bản biểu cảm?
 A. Kể lại một câu chuyện cảm động.
 B. Bàn luận về một hiện tượng trong cuộc sống.
 C. Là những văn bản được viết bằng thơ.
 D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc của con người trước những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống.
2. Dòng nào sau đây nói đúng về văn biểu cảm?
 A. Cảm xúc có thể được bộc lộ trực tiếp và gián tiếp.
 B. Chỉ thể hiện cảm xúc, không có yếu tố miêu tả, tự sự.
 C. Không có lí lẽ lập luận.
 D. Cảm xúc chỉ thể hiện trực tiếp.
3. Bài văn biểu cảm thường có bố cục mấy phần?
 A. Một phần; B. Hai phần; C. Ba phần; D. Bốn phần.
 * Đọc đề văn sau và trả lời các câu hỏi:
 Đề: Cảm nghĩ về đêm Trung thu.
4. Câu nào sau đây không phục vụ cho việc tìm hiểu đề văn trên?
 A. Bài văn được viết theo phương thức nào?
 B. Những tác phẩm văn học nào viết về đêm trung thu?
 C. Đêm trung thu đẹp như thế nào?
 D. Kỉ niệm đáng nhớ nhất với em trong đêm trung thu?
5. Câu văn “ Tuổi thơ của em đã trải qua nhiều kỉ niệm khó quên, nhưng em nhớ nhất là câu chuyện thật bất ngờ đối với em trong đêm trung thu vừa qua.” Phù hợp với phần nào trong văn bản?
 A. Mở bài; B. Thân bài; C. Kết bài; D. Không phù hợp với cả ba phần.
6. Trình tự các bước làm bài văn biểu cảm?
 A. Tìm ý, tìm hiểu đề, viết bài, lập dàn ý, sửa bài.
 B. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, sửa bài.
 C. Sửa bài, viết bài, tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý.
 D. lập dàn ý, viết bài, sửa bài, tìm ý, tìm hiểu đề.
II. Tự LUận ( 7 điểm )
1. ( 1 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 
 Mùa thu nay khác
 Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
 Gió thổi rừng tre phấp phới
 Mùa thu thay áo mới
 Trong biếc nói cười thiết tha.
? Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì?
 2. ( 6 điểm ) Viết bài văn biểu cảm:
 Đề bài: Loài cây em yêu
 *Đáp án- Biểu điểm - Tiết 31- 32: Viết bài tập làm văn số 2 – văn biểu cảm
I. Trắc nghiệm: ( 3 điểm)
 * Khoanh đúng mỗi câu được 0, 5 điểm
 Câu 
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 Đáp án đúng 
 d
 A
 C
 B
 D
 B
II. Tự luận: ( 7 điểm)
1. ( 1 điểm) 
 Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.
2. ( 6 điểm) Viết bài văn biểu cảm hoàn chỉnh:
a. Mở bài: ( 0, 75 đ’).
 - Giới thiệu về cây mà em yêu.
 - Lí do yêu cây: Gắn bó với tuổi thơ, hay 1 kỉ niệm, 1 suy nghĩ…
b. Thân bài: ( 4,5 đ’).
 - Biểu cảm về vẻ ngoài của cây: Hương vị màu sắc của lá, hoa…, sự sống…, sự thay đổi của cây qua 4 mùa. 
 - ấn tượng khó quên về cây là gì?
 - Những kỉ niệm về cây khi còn ấu thơ?
 - Những kỉ niệm về cây khi lúc lớn khôn?
 - Sự gắn bó với cây, ích lợi của cây?
 - Từ cây, HS biết bày tỏ suy nghĩ, tình cảm, sự gắn bó với cây. Và từ cây gợi sự liên tưởng, những suy ngẫm trong cuộc sống.
 - Tùy vào loài cây HS chọn để viết và nêu cảm nhận để GV cho điểm các ý.
c. Kết bài: (0,75 đ’).
 - Tình cảm của em đối với cây: Bày tỏ những suy ngẫm, tình cảm về cách sống, về tình cảm bạn bè.


 

 Ngữ văn 7: Bài viết số 1: văn tự sự, miêu tả
B. Đề bài.
 Hãy miêu tả người bạn thân của em.

 Đáp án - biểu điểm bài viết số 1- văn tự sự, miêu tả
 - Viết đúng thể loại văn miêu tả.
 - Đảm bảo bố cục ba phần.
 - Viết đúng nội dung.
 - Biết so sánh, nhận xét, tưởng tượng, liên tưởng… khi miêu tả.
 - Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, rõ ràng.
* Bố cục: 
 I. Mở bài. (1,5 điểm)
 Giới thiệu về người bạn thân ( tên, tuổi, mối quan hệ…)
 II. Thân bài. ( 7 điểm)
 * Miêu tả chi tiết về người bạn thân
 - Hình dáng: 
 + dáng người, khuôn mặt, trang phục ( những nét tiêu biểu nổi bật)
 - Hành động, tính cách, tình bạn…
 III. Kết bài. (1,5 điểm)
 - Cảm nghĩ của em về người bạn đó.


Họ và tên:…………… Bài kiểm tra chất lượng đầu năm
 Lớp:……… Môn: Ngày kiểm Tra: 
Lời phê của Thầy cô giáo

 Thời gian: Ngày trả bài:………
Điểm
 Đề bài
Phần I: Trắc nghiệm khách quan. ( 3 điểm )
 Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
 Tôi đứng dậy, lấy chiếc khăn mặt ướt đưa cho em. Thuỷ lau nước mắt rồi soi gương, chải lại tóc. Anh em tôi dẫn nhau ra đường. Em nắm chặt tay tôi và nép sát vào như những ngày còn nhỏ. Chúng tôi đi chậm chậm trên con đường đất đỏ quen thuộc của thị xã quê hương. Đôi lúc, đột nhiên em dừng lại, mắt cứ nhìn đau đáu vào một gốc cây hay một mái nhà nào đó, toàn những cảnh quen thuộc trên con đường chúng tôi đã đi lại hàng nghìn lần từ thuở ấu thơ.
 *Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước mỗi câu trả lời đúng. 
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?
 A. Cuộc chia tay của những con búp bê. B. Cổng trường mở ra
 C. Mẹ tôi D. Trường học
2. Tác giả đoạn văn trên là ai?
 A. Lí Lan B. Khánh Hoài
 C. Võ Quảng D. Nguyễn Tuân
3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
 A. Tự sự B. Miêu tả
 C. Biểu cảm D. Tự sự + biểu cảm
4. Đoạn văn trên có mấy từ láy?
 A. Một B. Hai
 C. Ba D. Bốn
5. Câu “Anh em tôi dẫn nhau ra đường” là câu gì?
 A. Câu trần thuật đơn B. Câu trần thuật ghép 
 C. Câu trần thuật đơn có từ là D. Câu ghép
6. Từ “ấu thơ” thuộc từ loại gì?
 A. Từ láy bộ phận B. Từ đơn
 C. Từ ghép D. Từ láy toàn bộ
7. Đoạn văn trên người viết sử dụng đại từ ở ngôi thứ mấy?
 A. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ hai
 C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất số nhiều
8. Nhân vật chính trong truyện ngắn “ Cuộc chia tay của những con búp bê” là ai?
 A. Bố bé Thuỷ và bé Thuỷ 
 B. Mẹ bé Thuỷ và bé Thuỷ
 C. Anh bé Thuỷ là Thành và bé Thuỷ 	 
 D. Hai con búp bê là con vệ sĩ và con em nhỏ.
9. Nội dung chính của truyện ngắn “ Cuộc chia tay của những con búp bê” là gì?
 A. Viết về việc tranh giành đồ chơi giữa hai anh em Thành và Thuỷ.
 B. Viết về những kỉ niệm thời ấu thơ của hai anh em Thành và Thuỷ.
 C. Viết về cuộc chia tay đầy cảm động của hai con búp bê là con Vệ Sĩ và con em nhỏ.
 D. Viết về cuộc chia tay đầy cảm động của hai anh em Thành và Thuỷ vì bố mẹ li dị nhau.
 10. Thông điệp nào được gửi gắm qua câu chuyện “ Cuộc chia tay của những con búp bê ?
 A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em
 B. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình
 C. Hãy hành động vì trẻ em
 D. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển những tài năng sẵn có.
11. Dòng nào sau đây ghi rõ các bước tạo lập văn bản?
 A. Định hướng và xây dựng bố cục
 B. xây dựng bố cục, diễn đạt thành câu, đoạn
 C. xây dựng bố cục, định hướng, kiểm tra, diễn đạt thành câu, đoạn
 D. Định hướng, xây dựng bố cục, diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh, kiểm tra văn bản vừa tạo lập.
12. Một văn bản thường có bố cục mấy phần?
 A. Một B. Hai
 C. Ba D. Bốn
* Phần II: Tự luận ( 7 điểm)
 1. Viết một đoạn văn ngắn từ 3- 5 câu trong đó có sử dụng từ láy. (2 điểm) 
2. Hãy tả một người thân yêu và gần gũi nhất với em. (5 điểm)
 
Đáp án- Biểu điểm bài kiểm tra chất lượng đầu năm
 ( Năm học 2008 -2009)
I. Trắc nghiệm khách quan ( 3 điểm) 
* Khoanh tròn đúng một câu được 0,25 điểm
* Đáp án cụ thể như sau:
Câu
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
 9 
 10
 11
 12
Đáp án đúng
 A
 B
 A
 B
 A
 C
 A
 C
 D
 B
 D
 C
II. Tự luận. (7 điểm)
1. ( 2 điểm) 
 * Yêu cầu:
 - Viết đúng hình thức một đoạn văn
 - Đủ số câu quy định
 - Nội dung đoạn văn phù hợp
 - Diễn đạt lưu loát, trình bày sạch đẹp
 - Đoạn văn có sử dụng từ láy .
2. ( 5 điểm) * Yêu cầu
 - Xác định và viết đúng thể loại văn miêu tả
 - Diễn đạt rõ ràng và có tính mạch lạc, không sai lỗi chính tả
 - Viết đúng nội dung: tả về một người thân yêu, gần gũi 
 - Đảm bảo bố cục 3 phần rõ ràng:
 * Bố cục:
 A.Mở bài: (0,75 điểm)
 - Giới thiệu người được tả
 B. Thân bài: (3,5 điểm)
 - Tả chi tiết về người đó:
 + Ngoại hình: tuổi, tầm vóc, nước da. Gương mặt, mái tóc…( chọn những chi tiết nổi bật)
 + Tính nết
 + Tài năng
 C. Kết bài: ( 0,75 điểm)
 - Cảm nghĩ của em


	































File đính kèm:

  • docDe KT ky I NV7MT DA.doc
Đề thi liên quan