Đề kiểm tra học kì môn sinh học 6 ( Thời gian làm bài: 45 phút)

doc22 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề kiểm tra học kì môn sinh học 6 ( Thời gian làm bài: 45 phút), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDĐT Thạch Thất
Trường THCS Hữu Bằng
	Đề kiểm tra học kì môn sinh học 6
( Thời gian làm bài: 45 phút)
I. Phần trắc nghiệm: (4điểm)
Hãy chọn ý đúng nhất trong các ý của mỗi câu sau:
Câu 1
 1.1: Cơ thể sống có các đặc điểm quan trọng nào trong các đặc điểm dưới đây:
 a. Có sự trao đổi chất với môi trường b. Có khả năng di chuyển
 c. Lớn lên và sinh sản d. Cả a và c
 1.2: Nhóm cây nào sau đât toàn cây 1 năm:
 a. Cây bưởi, cây hành, cây lúa b. Cây mít cây táo cây tỏi
 c. Cây su hào, cây lúa, cây dưa chuột d. Cây cà chua, cây hồng xiêm, cây thì là
Câu 2
 2.1: Ở rễ, miền có chức năng dẫn truyền là:
	 a. Miền trưởng thành. b. Miền sinh trưởng. 	
 c. Miền hút. d. Miền chóp rễ.
 2.2: Trong những nhóm sau đây, nhóm nào toàn là cây có rễ chùm?
	a. Cây xoài, cây mít, cây đậu.	b. Cây bưởi, cây ngô, cây hành.	
	c. Cây hành, cây lúa, cây ngô.	d. Cây hành, cây lúa, cây cải.
Câu 3
 3.1: Đặc điểm của thân gỗ là:
	 a. Cứng, cao, có cành.	b. Cứng, cao, không có cành.	
	 c. Mềm, yếu, thấp.	d. Bò lan sát đất.
 3.2: Bộ phận giúp thân cây gỗ to ra là:
	 a. Biểu bì. b. Mạch gỗ. c. Mạch rây . d. Tầng phát sinh.
Câu 4
 4.1: Đặc điểm chứng tỏ lá rất đa dạng:
	a. Phiến lá có nhiều dạng và kích thước khác nhau. b. Có nhiều kiểu gân lá.
	c. Có 2 loại lá: đơn và lá kép.	 d. Cả a, b, c.
 4.2: Phần lớn nước sau khi được rễ hút vào cây được:
a. Tích lại trong tế bào.	b. Làm nguyên liệu quang hợp.
c. Thoát ra môi trường.	d. Làm nguyên liệu hô hấp.
II. Phần tự luận: (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Hãy nêu tên và trình bày chức năng của các loại rễ biến dạng?
Câu 2 (2,5 điểm): So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ (miền hút)?
Câu 3 (1,5 điểm): Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên Trái Đất, điều đó có đúng không? Vì sao?
	HƯỚNG DẪN CHẤM 
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm): Mỗi ý đúng 0,5 điểm
 1.1: d 1.2: c 2.1: a 2.2: c 
 3.1: a 3.1: d 4.1: d 4.2: c
II. Phần tự luận (5 điểm) 
 Câu 1 (2điểm)
 Tên và chức năng các loai rễ biến dạng
Stt
Tên rễ biến dạng
Chức năng
Điểm
1
Rễ củ
Chứa chất dự trữ khi cây ra hoa tạo quả
0,5
2
Rễ móc
Bám vào giá thể
0,5
3
Rễ thở
Lấy Ôxi cung cấp cho rễ ở dưới đất
0,5
4
Giác mút
Lấy thức ăn từ cây chủ
0,5
Câu 2 (2,5 điểm)
* Giống nhau :Đều có câu tạo chung gồm 2 phần:
 - Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ ( 0,5 đ)
 - Trụ giữa gồm: các bó mạch ( mạch rây, mạch gỗ) và ruột (0,5 d)
* Khác nhau:
Đặc điểm
Thân non
Rễ (miền hút)
Điểm
Biểu bì
Không có lông hút
Có chứa lông hút
0,5
Thịt vỏ
Một số tế bào có chứa chất diệp lục
Không có tế bào chứa diệp lục
0,5
Bó mạch
Các bó mạch xếp thành vòng, mạch gỗ ở trong mạch rây ở ngoài
Các bó mạch xếp thành vòng xen kẽ nhau
0,5
Câu3 (1,5điểm)
Không có cây xanh thì không có sự sống trên Trái Đất là đúng. Vì: ( 0,5)
Vì con người và các sinh vật khác luôn sử dụng các chất hữu cơ và khí ôxi do Quang Hợp của cây xanh tạo ra để duy trì sự sống của mình ( 1 đ: nêu được 1 trong 2 sản phẩm được 0,5 điểm )
Lưu ý : Các câu trả lời của phần tự luận có cách làm khác có nội dung tương đương cho điểm tối đa .
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 6
 (Thời gian làm bài 45 phút)
Các chủ đề chính (Mạch kiến thức)
Các mức độ nhận thức
 Tổng
Nhận biết(30%)
Thông hiểu(55%)
Vận dụng(15%)
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương I
10%
1 Câu
1,0
1 Câu
1,0
Chương II
30%
1 Câu
1,0
1 Câu
2,0
1 Câu
3,0
Chương III
35%
1 Câu
1,0
1 Câu
2,5
2 Câu
3,5
Chương IV
25%
1 Câu
1,0
1 Câu
1,5
2 Câu
2,5
Tổng
100%
3 Câu
 3,0
1 Câu
 1,0
2 Câu
4,5
1 Câu
 1,5
7 Câu
10,0
Trên cơ sở ma trận trên ta thiết lập ma trận cụ thể như sau:
Các chủ đề chính (Mạch kiến thức)
Các mức độ nhận thức
 Tổng
Nhận biết(30%)
Thông hiểu(55%)
Vận dụng(15%)
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương I
10%
Câu 1.2
 1,0
1 Câu
1,0
Chương II
30%
Câu 2.2
 1,0
Câu 1.2
 2,0
1 Câu
3,0
Chương III
35%
Câu 3.2
 1,0
Câu 2.2
2,5
2 Câu
3,5
Chương IV
25%
Câu 4.2
 1,0
Câu 3
1,5
2 Câu
2,5
Tổng
100%
3 Câu
 3,0
1 Câu
 1
2 Câu
4,5
1 Câu
 1,5
7 Câu
10,0
Phòng GDĐT huyện Thạch Thất
 Trường THCS Hữu Bằng
THAM LUẬN
VÒ VIÖC ỨNG DỤNG CNTT TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PH¸P DẠY HỌC
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hạnh
Đơn vị công tác: Trường THCS Hữu Bằng
I/. NHËN THøC VÒ øNG DôNG CNTT TRONG D¹Y HäC
Tại sao ứng dụng CNTT trong dạy học lai diễn ra rầm rộ trong giai đoạn hiện nay?
N
ăm học 2007-2008, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội tập trung nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị; mở rộng việc đưa tin học vào giảng dạy trong các nhà trường; đổi mới nhận thức và nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin (CNTT) cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; thực hiện ứng dụng CNTT đồng bộ trong công tác giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử trong các trường học, quận, huyện và toàn thành phố, nhằm tạo chuyển biến tích cực về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy.
Ngay đầu năm học, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các cơ sở tiến hành kiểm kê, lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, bổ sung máy tính và một số phương tiện dạy học hiện đại như: Máy quét ảnh, máy chiếu đa năng (Projector), máy chiếu 3 chiều, máy ảnh số... Các trường trung cấp chuyên nghiệp, THPT, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp, trung tâm giáo dục thường xuyên xây dựng mạng nội bộ và kết nối Internet băng thông rộng (ADSL); trong đó bố trí máy tính làm việc và truy cập Internet dành cho giáo viên trong phòng bộ môn, phòng chờ lên lớp, thư viện, hội trường và một số phòng truy cập Internet cho đối tượng học sinh. Thời gian tới, tất cả các trường THCS và một số trường Tiểu học, Mầm non trên địa bàn các quận, huyện sẽ được đầu tư kết nối ADSL và nối mạng nội bộ.
Các đơn vị, trường học tạo điều kiện cho giáo viên bộ môn sử dụng phương tiện kỹ thuật số, phần mềm máy tính hỗ trợ hoạt động giảng dạy và học tập, khuyến khích giáo viên tự xây dựng bài giảng điện tử và các phần mềm giảng dạy. Trong năm học, mỗi giáo viên có trình độ tin học cơ bản cần thực hiện ít nhất 5 bài giảng có ứng dụng CNTT; các bài thao giảng, thi dạy giỏi của giáo viên phải sử dụng phương tiện hỗ trợ dạy học trong đó có CNTT.   Mỗi trường sẽ xây dựng kho học liệu điện tử, tập hợp các bài giảng điện tử, phần mềm giảng dạy của giáo viên dùng chung trong các trường. Trên cơ sở này, các Phòng GD-ĐT tuyển chọn tư liệu để xây dựng kho học liệu điện tử tại quận, huyện và đóng góp tư liệu cho kho học liệu dùng chung toàn ngành. 
Một số loại văn bản như: Thông báo, giấy mời, lịch hoạt động, văn bản hướng dẫn, báo cáo từ sở đến các đơn vị trực thuộc và ngược lại sẽ được thực hiện thông qua trang web của Sở GD-ĐT và hệ thống thư điện tử nội bộ, không sử dụng giấy. Các khâu quản lý nhân sự, quản lý học sinh và kết quả học tập, quản lý thi, kiểm tra và tuyển sinh, quản lý tài chính, tài sản, nhân sự trong các trường phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp được tin học hóa, đảm bảo đồng bộ và liên thông dữ liệu giữa các cấp học.
Vậy tại sao CNTT lại là vấn đề được ngành GD quan tâm đến vậy?
Có thể trả lời câu hỏi đó như sau:
- Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2001 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg;
- Hiện nay các trường phổ thông điều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức, một số trường còn trang bị thêm Thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (Sound Recorder, Camera, Camcorder), máy quét hình (Scanner), và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học của mình.
- Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mang, dạy học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.
- Công nghệ phần mềm phát triển mạnh, trong đó các phần mềm giáo dục cũng đạt được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, Cabri, Crocodile, SketchPad/Geomaster SketchPad, Maple/Mathenatica, ChemWin, LessonEditor/VioLet … hệ thống WWW, Elearning và các phần mền đóng gói, tiện ích khác. Do sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng. Nhờ có sử dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh trung bình, thậm chí học sinh trung bình yếu cũng có thể hoạt động tốt trong môi trường học tập. Phần mềm dạy học được sử dụng ở nhà cũng sẽ nối dài cánh tay của giáo viên tới từng gia đình học sinh thông qua hệ thống mạng. Nhờ có máy tính điện tử mà việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính trở nên sinh động hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung của bài giảng với những hình ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học. Những khả năng mới mẻ và ưu việt này của công nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tư duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người.
Do đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ không đơn thuần chỉ là “thầy đọc, trò chép” như kiểu truyền thống, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lý quá trình tự học tập, tự rèn luyện của bản thân mình. 
2. Các thuận lợi khó khăn khi ứng dụng CNTT trong dạy hoc hiên nay (ưu và nhược điểm của phương pháp)
 2.1 Ưu điểm : Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin so với phương pháp giảng dạy truyền thống là:
- Môi trường đa phương tiện kết hợp những hình ảnh vedeo, camera … với âm thanh, văn bản, biểu đồ … được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học đa giác quan
- Kĩ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội trong con người mà không thể hoặc không nên để xảy ra trong điều kiện nhà trường
- Công nghệ tri thức nối tiếp trí thông minh của con người, thực hiện những công việc mang tính trí tuệ cao của các chuyên gia lành nghề trên những lĩnh vực khác nhau;
- Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet … có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi không thể thiếu để học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu.-Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu và bằng suy luận có lý, học sinh có thể có những dự đoán về các tính chất, những quy luật mới. Đây là một công dụng lớn của công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Có thể khẳng định rằng, môi trường công nghệ thông tin và truyền thông chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và điều này làm nảy sinh những lý thuyết học tập mới.
2.2 Nhược điểm : Theo nhận định của một số chuyên gia, thì việc đưa công nghệ thông tin và truyền thông ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết sức khiêm tốn. Khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn:
- Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ nào đó, thì công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ giáo viên hoàn toàn trong các bài giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân, mà cụ thể là, với những bài học có nội dung ngắn, không nhiều kiến thức mới, thì việc dạy theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn cho học sinh, vì giáo viên sẽ ghi tất cả nội dung bài học đó đủ trên một mặt bảng và như vậy sẽ dễ dàng củng cố bài học từ đầu đến cuối mà không cần phải lật lại từng “slide” như khi dạy trên máy tính điện tử. Những mạch kiến thức “ vận dụng” đòi hỏi giáo viên phải kết hợp với phấn trắng bảng đen và các phương pháp dạy học truyền thống mới rèn luyện được kĩ năng cho học sinh.
- Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Mặc khác, phương pháp dạy học cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá được trong một thời gian tới. Việc dạy học tương tác giữa người - máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho học sinh, cũng như dạy học sinh cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự khẳng định mình vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên và đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho công nghệ thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó.
- Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó.
- Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Chính sách, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiện chiếu projector, … còn thiếu và chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên chưa triển khai rộng khắp và hiệu quả.- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu; sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền. Công tác đào tạo, Công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả.
 II/ ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÍ GIÁO DỤC
Ưu điểm của ứng dụng CNTT trong quản lí:
 Với vai trò của người quản lí tôi nhận thấy CNTT có những tiện ích sau :
Đơn giản hoá và giảm bớt khối lượng công việc :Những phếp toán khổng lồ trước đây mất rất nhiều thời gian nay chỉ còn được thực hiện 1 cách đơn giản bằng 1 thao tac nhỏ trên máy tính. Điều này giúp tiết kiệm không ít thời gian.
Truyền thông nhanh hơn, dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian hơn : Việc trao đổi thong tin giữa Sở/Phòng với các trường được số hóa và thực hiện trên internet . Điều này giúp tiêt kiệm rất nhiều về thời gian công sức đi lại và của cải . Mặt khác cũng giảm thieeut thời gian vận chuyển nên thong báo có thể được cập nhật nhanh hơn và kịp thời hơn .
Những vấn đề tài chính của nhà trường có thể được kiểm soát dễ dàng hơn : Công việc tài chính đòi hỏi rất nhiều thời gian, công sức và cần có kĩ năng kế toán nhất định nay dươc thay bằng 1 phần mềm quản lí hành chính . Chỉ cần có kĩ năng tin học có thể làm công tác này 1 cách dễ dàng. Điều này cho phép các nhà trương quản lí ngân sach hiệu quả hơn đồng thời cũng khắc phuc việc thiếu hụt về mặt nhân sự, cho phép các GV có kĩ năng tin học có thể kiêm nhiệm quản lí tài chính
Giao tiếp và trao đổi thông tin đem lại giá trị dương : Do thao tác đơn giản, dung lượng thong tin lớn, thời gian trao đổi ngắn nên việc trao đổi thong tin có hiệu quả cao hơn.
CNTT là một công cụ không thể thiếu được trong công tác quản trị hành chính 
Nó mang lại sự trợ giúp to lớn!
Một số tiện ích
* Tổ chức nội bộ
Cơ cấu nhà trường 
Thanh tra, giám sát 
Thời khoá biểu 
Phân công trách nhiệm 
Những tổ nhóm có năng lực 
Những giờ dạy bơi 
Thanh tra y tế 
Họp hội đồng 
Bồi dưỡng, đào tạo tại cơ sở 
Gửi đi các khoá đào tạo 
Thông tin và quảng cáo 
Quy chế trường học 
* Lưu giữ hồ sơ cán bộ giáo viên và học sinh
Số lượng cán bộ, giáo viên, học sinh của trường
Lưu giữ hồ sơ học sinh 
Tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, mã số học sinh, PHHS…
Lưu giữ mã số đăng ký của trường 
Các văn bằng chứng chỉ 
Mã số lớp học 
Chuyên cần của học sinh 
Các loại hoá đơn, chứng từ 
Danh mục các loại sách 
Các loại công văn, giấy tờ . . . 
* Nhân sự
Lưu giữ hồ sơ cán bộ công nhân viên
Tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, chức danh, tình hình sức khoẻ, mã số đăng ký, thâm niên nghề nghiệp, trình độ...
Quan hệ với các Phòng, Sở GD-ĐT
Vắng mặt, thay thế
Lương bổng
Phân công công việc . . . . 
* Vận hành trường học
Lên kế hoạch
Phân công nhiệm vụ giảng dạy
Kế hoạch tuần
Kế hoạch năm 
* Quản lý
Thư viện trường
Trung tâm tư liệu
Các tài liệu và trang thiết bị dạy học 
* Quản lý tài chính
Kế toán 
Chứng từ hoá đơn 
Các thủ tục 
Quản lý vốn 
Hồ sơ lưu trữ 
* Giám sát học sinh 
Hệ thống giám sát học sinh và tư vấn giải quyết các hình thức vi phạm kỷ luật 
Các văn bản, báo cáo tổng quan về phương pháp giảng dạy đặc biệt đối với các trường hợp của học sinh 
Các báo cáo từ trung tâm tư vấn học sinh 
Hồ sơ học sinh 
* Quản lý lớp học
Các văn bản báo cáo 
Hệ thống giám sát học sinh 
Thời khoá biểu 
Hồ sơ lớp học 
Các bài kiểm tra, phiếu bài tập 
Bích chương 
Nhược điểm của phương pháp
Mặc dù có rất nhiều ứng dung ( đã kể trên ) nhưng việc ứng dụng CNTT vào quản lí vẫn là 1 khó khăn vì
Việc phô cập CNTT ở trương học còn hạn chế
Các chương trinh ứng dung nêu trên là cac chương trình tuy còn đơn giản nhưng đòi hỏi 1 trình độ tin học xác định
Trang thiết bị ( hệ thống máy tính nội bộ ) của nhà trường còn hạn chế
Ngoài ra còn nhiều hạn chế khác ( đã trình bày ở phần nhược điểm cua phương pháp)
III / ỨNG DỤNG CNTT TRONG QUẢN LÍ NHƯ THẾ NÀO ?
Cần sử dụng thành thạo các phần mềm sau trong việc ứng dung CNTT vào dạy học nói chung và quản lí nói riêng
Phần mềm quản trị hành chính văn phòng 
Quản lý học sinh
Quản lý nhân sự
Các biểu mẫu
Gửi thông tin tởi Sở GD-ĐT
Edison (Kênh thông tin tới Sở GD-ĐT) 
Edison gồm 3 yếu tố: 
Trao đổi thông tin và tư liệu giữa nhà trường và Phòng/Sở GD-ĐT
Chữ ký điện tử 
Các loại hình giao tiếp 
Xử lý văn bản (Word, Word perfect, …) 
Hồ sơ lớp học
Các bài kiểm tra
Thư từ
Các phiếu bài tập (Excel, Quattro pro, …) 
Tính toán
Làm ngân sách
Báo cáo tài chính và kế hoạch ngân sách
Chương trình đồ hoạ (Paint, CorelDraw, …) 
Bích chương 
Tờ rơi 
Tạp chí của trường 
Hệ thống kiểm toán 
Giao tiếp (Outlook) 
Thông điệp
Trao đổi tài liệu và dự thảo
Trình bày (PowerPoint) 
Hệ thống giám sát học sinh
Trung tâm tư liệu – thư viện trường
Truyền thông 
Thông tin
Công cụ 
IV/ LỜI KẾT
Đổi mới phương pháp dạy học hiện đang là vấn đề cốt tử để nâng cao chất lượng dạy học. Đó là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong cải cách giáo dục ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm đổi mới nội dung, phương pháp dạy học là một công việc lâu dài, khó khăn đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong dạy học trong thời gian tới có hiệu quả, không có gì khác hơn, là nhà nước tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao, hoàn thiện và hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học; đồng thời hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông để mọi trường học đều có thể kết nối vào mạng Internet. Bên cạnh đó, có sự chỉ đạo đầy đủ, đồng bộ, thống nhất bằng các văn bản mang tính pháp quy để các trường có cơ sở lập đề án, huy động nguồn vốn đầu tư cho hoạt động này, góp phần làm thay đổi nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và quản lý giáo dục, tạo nên được sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội thông qua mạng, làm cơ sở tiến tới một xã hội học tập./.
	H÷u B»ng, ngµy th¸ng n¨m 
	 Ng­êi viÕt tham luËn
	 NguyÔn ThÞ H¹nh
Phòng GDĐT huyện Thạch Thất
 Trường THCS Hữu Bằng
THAM LUẬN
VỀ VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Người thực hiện:Dương Văn Trung
Đơn vị công tác:Trường THCS Hữu Bằng
I/. NHẬN THỨC VỀ ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC
Tại sao ứng dụng CNTT trong dạy học lai diễn ra rầm rộ trong giai đoạn hiện nay?
Năm học 2007-2008, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hà Nội tập trung nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị; mở rộng việc đưa tin học vào giảng dạy trong các nhà trường; đổi mới nhận thức và nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin (CNTT) cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên; thực hiện ứng dụng CNTT đồng bộ trong công tác giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử trong các trường học, quận, huyện và toàn thành phố, nhằm tạo chuyển biến tích cực về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy.
. Ngay đầu năm học, Sở GD-ĐT đã chỉ đạo các cơ sở tiến hành kiểm kê, lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, bổ sung máy tính và một số phương tiện dạy học hiện đại như: Máy quét ảnh, máy chiếu đa năng (Projector), máy chiếu 3 chiều, máy ảnh số... Các trường trung cấp chuyên nghiệp, THPT, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp, trung tâm giáo dục thường xuyên xây dựng mạng nội bộ và kết nối Internet băng thông rộng (ADSL); trong đó bố trí máy tính làm việc và truy cập Internet dành cho giáo viên trong phòng bộ môn, phòng chờ lên lớp, thư viện, hội trường và một số phòng truy cập Internet cho đối tượng học sinh. Thời gian tới, tất cả các trường THCS và một số trường Tiểu học, Mầm non trên địa bàn các quận, huyện sẽ được đầu tư kết nối ADSL và nối mạng nội bộ. Các đơn vị, trường học tạo điều kiện cho giáo viên bộ môn sử dụng phương tiện kỹ thuật số, phần mềm máy tính hỗ trợ hoạt động giảng dạy và học tập, khuyến khích giáo viên tự xây dựng bài giảng điện tử và các phần mềm giảng dạy. Trong năm học, mỗi giáo viên có trình độ tin học cơ bản cần thực hiện ít nhất 5 bài giảng có ứng dụng CNTT; các bài thao giảng, thi dạy giỏi của giáo viên phải sử dụng phương tiện hỗ trợ dạy học trong đó có CNTT.  Mỗi trường sẽ xây dựng kho học liệu điện tử, tập hợp các bài giảng điện tử, phần mềm giảng dạy của giáo viên dùng chung trong các trường. Trên cơ sở này, các Phòng GD-ĐT tuyển chọn tư liệu để xây dựng kho học liệu điện tử tại quận, huyện và đóng góp tư liệu cho kho học liệu dùng chung toàn ngành. Một số loại văn bản như: Thông báo, giấy mời, lịch hoạt động, văn bản hướng dẫn, báo cáo từ sở đến các đơn vị trực thuộc và ngược lại sẽ được thực hiện thông qua trang web của Sở GD-ĐT và hệ thống thư điện tử nội bộ, không sử dụng giấy. Các khâu quản lý nhân sự, quản lý học sinh và kết quả học tập, quản lý thi, kiểm tra và tuyển sinh, quản lý tài chính, tài sản, nhân sự trong các trường phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp được tin học hóa, đảm bảo đồng bộ và liên thông dữ liệu giữa các cấp học.
Vậy tại sao CNTT lại là vấn đề được ngành GD quan tâm đến vậy?
Có thể trả lời câu hỏi đó như sau:
- Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước nhất là chỉ thị 58-CT/UW của Bộ Chính Trị ngày 07 tháng 10 năm 2001 về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo, đây là nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg;- Hiện nay các trường phổ thông điều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức, một số trường còn trang bị thêm Thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (Sound Recorder, Camera, Camcorder), máy quét hình (Scanner), và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học của mình.- Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương phá

File đính kèm:

  • docKT hoc ki hay.doc