Đề kiểm tra học kì-Môn thi :ngữ văn 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kì-Môn thi :ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HKI-Môn thi :NGỮ VĂN 7 Phần I: Trắc nghiệm Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu đúng nhất. Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa đầy ngang trái. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thuỷ tinh. Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn. Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở… ( Trích ngữ văn 7, tập một, NXBGD, năm 2003, tr.169) 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? a) Mùa xuân của tôi. b) Một thứ quà của lúa non: Cốm c) Sài Gòn tôi yêu d) Tiếng gà trưa 2. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? a) Miêu tả b) Biểu cảm c) Nghị luận d) Tự sự 3. Tác giả đoạn văn trên là ai?a) Vũ Bằng b) Minh Hương c) Xuân Quỳnh d) Thạch Lam 4. Nội dung của đoạn văn trên là:a) Bộc lộ trực tiếp tình yêu của tác giả đối với Sài Gòn b) Bình luận về những nét riêng của Sài Gòn.c) Miêu tả những vẻ đẹp riêng của thành phố Sài Gòn d)Nêu những nhận xét về thiên nhiên khí hậu Sài Gòn 5. Trong đoạn văn trên, tác giả đã không sử dụng cụm từ chỉ thời gian nào? a) buổi chiều b) đêm khuya c) giữa trưa d) sáng tinh sương 6. Trong đoạn văn trên, tác giả dùng bao nhiêu từ láy? a) 4 từ b) 5 từ c) 6 từ d) 7 từ 7. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào là chủ yếu? a) So sánh b) Điệp ngữ c) Nhân hoá d) Chơi chữ 8. Trong các từ sau đây, từ nào trái nghĩa với từ “ ngọt ngào”? a) cay đắng b) mặn mà c) đắng chát d) cả 3 từ trên 9. Từ nào đồng nghĩa với từ “ thưa thớt”?a) Đông đúc b) liêu xiêu c) đìu hiu d) lác đác 10. Trong đoạn văn trên, người viết sử dụng đại từ ngôi thứ mấy? a) Ngôi thứ 3 b) Ngôi thứ 2 c) ngôi thứ nhất , số ít d) Ngôi thứ nhất , số nhiều 11. Dòng nào dưới đây là thành ngữ? a) Thay da đổi thịt b) Tưới tiêu chăm bón c) Đương độ nõn nà d) Trân trọng giữ gìn 12. Chữ “ thuỷ” trong từ nào sau đây có nghĩa là : mở đầu, khởi đầu? a) Thuỷ tinh b) Thuỷ thủ c) Thuỷ quái d) Nguyên thuỷ Phần II: Tự luận ( 7 điểm)Đề: Cảm nghĩ của em về bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Phần 1: Trắc nghiệm ( 3 điểm) Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 c 4 a 7 b 10 c 2 b 5 c 8 a 11 a 3 b 6 d 9 c 12 d Phần II: Tự luận ( 7 điểm) MB: Giới thiệu xuất xứ của bài thơ. ( 1đ) Tình cảm của em về bài thơ ấy? TB: 1/ Bức tranh thiên nhiên: ( 2đ) So sánh + điệp từ “ Lồng”: Bức tranh thiên nhiên nhiều đường nét, màu sắc, lung linh, chập chờn 2/ Tâm hồn của Bác: Điệp từ “ chưa ngủ”: lòng yêu nước, thương dân của Bác ( 2đ) Lòng yêu thiên nhiên sâu nặng Phong thái ung dung, lạc quan của người KB: Cảm nghĩ sau khi học xong bài thơ. ( 1đ) Hình thức trình bày: chữ viết, chính tả, ngữ pháp, diễn đạt… ( 1đ)
File đính kèm:
- De 6doc.doc