Đề kiểm tra học kỳ 1 cho năm học 2012 – 2013

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 cho năm học 2012 – 2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT TÂN UYÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2012 – 2013
 TỔ CHUYÊN MÔN 
ĐỀ CHÍNH THỨC
 MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 7 
 Thời gian : 90 phút ( không kể phát đề )


 -------------------------------------------------------------------------------------------------
Mã đề 246
I/ TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm )
Hãy chọn kết quả đúng và ghi vào giấy bài làm.
Câu 1: Từ nào sau đây không phải là từ Hán Việt ?
A. Hành quân	B. Xóm làng	
C. Chiến đấu	D. Tổ quốc
Câu 2: Cặp từ trái nghĩa nào sau đây không gần nghĩa với cặp từ “im lặng- ồn ào” ?
A. tĩnh mạch- huyên náo	B. lặng lẽ- ầm ĩ
C. vắng lặng- ồn ào	D. đông đúc- thưa thớt
Câu 3: Phần mở bài có vai trò như thế nào trong một văn bản?
A. Giới thiệu các nội dung của một câu chuyện.
B. Giới thiệu sự vật,sự việc nhân vật.
C. Nêu diễn biến của sự việc.
D. Nêu kết quả của sự việc.
Câu 4: Thế nào là một văn bản biểu cảm ?
A. Được viết bằng thơ.	
B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh để khêu gợi sự đồng cảm của người đọc.
C. Kể lại một câu chuyện cảm động.	
D. Bàn luận về một hiện tượng đời sống .
Câu 5: Tâm trạng của tác giả qua bài “Qua Đèo Ngang” là:
A. Nỗi buồn thầm lặng cô đơn, nỗi nhớ nước thương nhà của tác giả
B. Yêu vẻ đẹp của thiên nhiên
C. Buồn da diết khi sống trong cảnh cô đơn
D. Đau xót ngậm ngùi trước sự thay đổi của quê hương
Câu 6: Dòng nào diễn đạt khái niệm từ đồng nghĩa?
A. Là những từ có nghĩa giống nhau .
B. Là những từ có nghĩa gần giống nhau.
C. Là những từ có nghĩa giống nhau hoàn toàn.
D. Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Câu 7: Hình ảnh nổi bật xuyên suốt bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh là:
A. Người chiến sĩ	B. Người bà	C. Tiếng gà trưa	D. Quả trứng hồng
Câu 8: Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” kể về việc gì ?
A. Cuộc chia tay giữa hai anh em với mẹ	
B. Cuộc chia tay giữa hai anh em với bố
C. Cuộc chia tay của những con búp bê	
D. Cuộc chia tay của hai anh em
Câu 9: Thành ngữ nào sau đây có nghĩa “Phải thường xuyên ôn luyện, rèn giũa thì mới nắm chắc được kiến thức và thành thạo công việc”?
A. Tận tâm tận lực	
B. Trí dũng song toàn
C. Văn ôn võ luyện	
D. Tâm đầu ý hợp

Câu 10: Trong các câu sau câu nào sử dụng quan hệ từ không đúng ?
A. Nhà em ở xa trường và bao giờ em cũng đến trường đúng giờ
B. Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác
C. Nhờ siêng năng luyện tập nên nó đạt thành tích cao
D. Nếu trời mưa con đường này sẽ rất trơn
Câu 11: Quá trình tạo lập văn bản được sắp xếp theo thứ tự như thế nào?
A. Định hướng, tìm ý, viết bài, kiểm tra	
B. Định hướng, viết bài, kiểm tra, tìm ý
C. Tìm ý, định hướng, viết bài, kiểm tra	
D. Viết bài, tìm ý, kiểm tra, định hướng
Câu 12: Văn bản “Cổng trường mở ra” viết về nội dung gì ?
A. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ
B. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường
C. Ghi lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con bước vào ngày khai trường
D. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường

II/ TỰ LUẬN (7đ)
1.Thế nào là điệp ngữ (1đ)? Nêu các dạng điệp ngữ ?(0.5đ)
*Bài tập vận dụng: Tìm điệp ngữ và cho biết dạng điệp ngữ nào ?(0.5đ)
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn đâu
Ngàn đâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ?
(Đoàn Thị Điểm (?))
2. Hãy nêu cảm nghĩ về người mẹ của em.(5đ)

-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------


File đính kèm:

  • docDe thi Van 7 HKI nam hoc 20122013.doc
Đề thi liên quan