Đề kiểm tra học kỳ 1 khối lớp 12 trung học phổ thông năm học 2010 –2011

pdf5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 khối lớp 12 trung học phổ thông năm học 2010 –2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I KHỐI LỚP 12 THPT
 AN GIANG NĂM HỌC 2010 – 2011
------ ------------
 Môn thi : NGỮ VĂN
Thời gian làm bài : 150 phút, không kể thời gian giao đề
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm).
Câu I. (2,0 điểm).
Nêu hoàn cảnh ra đời và trình bày tóm tắt nội dung bản Tuyên ngôn độc lập
của Hồ Chí Minh.
Câu II. (3,0 điểm).
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về
vấn đề game online và học sinh hiện nay.
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm).
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3 .b) :
Câu III.a- Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm).
Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lái đò qua cuộc thủy chiến mưu sinh với
Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân.
Câu III.b- Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm).
Cảm nhận của anh/chị về đoạn th ơ sau trong đoạn trích Đất nước (trích
trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm :
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…”
mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ b à ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…”
(Ngữ văn 12, Tập một, trang 118, NXB Giáo Dục 2008)
------------ Hết ------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
2HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN NGỮ VĂN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I KHỐI LỚP 12 THPT
NĂM HỌC 2010 – 2011
------------oOo------------
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát
bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo khảo cần chủ động, linh hoạt
trong việc vận dụng đáp án và thang điểm ; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và
sáng tạo.
- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với
tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ chấm.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn đến 0,5 ; lẻ 0,75
làm tròn thành 1,0 điểm).
II. Đáp án và thang điểm
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm).
Câu I (2,0 điểm) :
a. Yêu cầu về kỹ năng :
Thí sinh biết trình bày kiến thức văn học sử và văn bản một cách chính xác,
ngắn gọn, khúc chiết và có hệ thống.
b. Yêu cầu về kiến thức :
Thí sinh có thể diễn đạt theo các cách khác nhau, song cần nêu được những ý
chính sau :
* Hoàn cảnh ra đời của bản Tuyên ngôn độc lập :
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật, kẻ đang chiếm đóng nước
ta lúc bấy giờ đã đầu hàng đồng minh. Trên toàn quốc, nhân dân dưới sự lãnh đạo của
Mặt trận Việt Minh, đã vùng dậy giành được chính quyền.
- Ngày 26/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội.
Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập.
- Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào,
Người thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa.
* Tóm tắt nội dung bản Tuyên ngôn độc lập :
- Phần một : Nêu nguyên lý chung về quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu
hạnh phúc của con người và các dân tộc.
- Phần hai : Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
3- Phần ba : Tuyên bố độc lập và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của đất nước.
c. Cách cho điểm :
- Điểm 2 : Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 1 : Trình bày được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn
đạt.
- Điểm 0 : Hoàn toàn sai lạc.
Câu II (3,0 điểm) :
a. Yêu cầu về kỹ năng :
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội.
- Kết cấu chặt chẽ ; diễn đạt lưu loát ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức :
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lý lẽ và dẫn chứng phải hợp lý ;
cần làm rõ được các ý chính sau :
- Hiểu đúng game online (là trò chơi trực tuyến trên mạng internet).
- Sự hình thành, phát triển và thực tế diễn ra việc chơi game online trong học
sinh hiện nay :
+ Game online gắn với việc hình thành và phát triển của internet.
+ Các điểm dịch vụ máy tính, truy cập internet (ban đầu) hiện nay chủ yếu là
game online.
+ Hầu như xung quanh tất cả trường học hiện nay đều có mở các dịch vụ
internet – game online và đối tượng chơi chính là học sinh.
- Tích cực và hạn chế của game online (tích cực : giải trí, rèn luyện kỹ năng tư
duy, thao tác… ; hạn chế : dễ nghiện, sao nhãng việc học, phát sinh tệ nạn…)
- Chơi game như thế nào là bổ ích, không bị nghiện, không ảnh hưởng đến học
tập, không dẫn đến các tệ nạn khác ?
c. Cách cho điểm :
- Điểm 3 : Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 2 : Trình bày được một nửa yêu cầu trên, mắc một số lỗi về diễn đạt.
- Điểm 1 : Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề.
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm)
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm).
a. Yêu cầu về kỹ năng :
- Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm văn xuôi ; biết cách phân tích
một hình tượng nhân vật.
- Kết cấu chặt chẽ ; diễn đạt lưu loát ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức :
4Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Tuân và tùy bút Người lái đò
Sông Đà (chủ yếu phần trích trong sách Ngữ văn 12, tập một), thí sinh có thể trình bày
theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau :
1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm
2. Hình tượng người lái đò Sông Đà
- Do cuộc sống mưu sinh, hằng ngày, người lái đò phải thủy chiến với Sông Đà.
- Ông “nắm được cái quy luật tất yếu của dòng Sông Đà”, “thuộc quy luật phục
kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này”. Song chỉ cần một sơ sẩy nhỏ là dẫn đến hiểm
họa khôn lường.
- Trong cuộc vượt thác :
+ Ông giữ vai trò chính của “người cầm lái”, là người “chỉ huy” cuộc thủy
chiến.
+ Ông luôn bình tĩnh, kiên cường đối đầu với những khó khăn, nguy hiểm
(ông đò cố nén vết thương, hai chân kẹp chặt lấy cuống lái/ ông đò ghì cương lái, bám
chắc lấy luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh…).
+ Ông khôn ngoan vượt qua mọi cạm bẫy của thác ghềnh và đưa con thuyền
về đích an toàn (đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi
ra để mở đường tiến).
- Khi chở đò, ông là nghệ sĩ, là dũng tướng tài ba. Khi kết thúc công việc, ông
lại là một người bình thường.
* Người lái đò là một nghệ sĩ tài hoa trong nghề nghiệp của mình.
3. Nghệ thuật
- Tạo tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất.
- Ngôn ngữ miêu tả đầy cá tính, giàu chất tạo hình làm nổi bật nét tài hoa nghệ
sĩ của nhân vật (trọng tâm tác phẩm, phù hợp với phong cách Nguyễn Tuân luôn tìm và
viết về những con người tài hoa).
c. Cách cho điểm :
- Điểm 5 : Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn
đạt.
- Điểm 3 : Trình bày được khoảng nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi chính
tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Điểm 1 : Phân tích quá sơ sài, di ễn đạt quá yếu.
- Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề.
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm).
a. Yêu cầu về kỹ năng :
- Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.
- Kết cấu chặt chẽ ; diễn đạt lưu loát ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức :
5Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và bài trường ca Mặt
đường khát vọng, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ các ý cơ
bản sau :
1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích
2. Nội dung
Nội dung bao trùm đoạn thơ là sự cảm nhận và lý giải của tác giả về quá trình
hình thành và phát triển của đất nước.
a/. Lý giải Đất Nước có từ bao giờ ?
Đất nước là một giá trị lâu bền, vĩnh hằng, được tạo dựng, bồi đắp qua nhiều thế
hệ và truyền nối từ đời này sang đời khác. Mỗi người sinh ra đã thừa hưởng đất nước
do cha ông để lại (Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi/ có trong những cái “ngày xửa ngày
xưa…”…)
b/. Sự cảm nhận của nhà thơ về Đất Nước :
- Đất nước được cảm nhận rất cụ thể, bình dị, gần gũi, thân thiết với mỗi người,
cuộc sống hằng ngày (câu chuyện cổ tích mẹ kể, miếng trầu bà ăn, ngôi nhà mình ở,
hạt gạo ta ăn…).
- Đất nước gắn liền với nền văn hóa lâu đời của dân tộc :
+ Gắn với những câu chuyện cổ tích “ngày xửa ngày xưa…mẹ thường hay kể”.
+ Gắn với truyền thống văn hóa, phong tục (miếng trầu, tóc bới sau đầu) của
người Việt.
- Đất nước lớn lên trong đau thương vất vả :
+ Những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm (dân mình biết trồng tre mà
đánh giặc).
+ Gian nan vất vả trong lao động để tồn tại và phát triển (một nắng hai sương).
- Đất nước gắn với những con người sống ân tình, thủy chung trong tình ngh ĩa vợ
chồng (thương nhau bằng gừng cay muối mặn).
3. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ hình tượng (bình dị, dân dã) giàu sức gợi cảm.
- Giọng thơ tâm tình thiết tha, suy tư trầm lắng.
- Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình.
c. Cách cho điểm :
- Điểm 5 : Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
- Điểm 3 : Đáp ứng được khoảng nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn
đạt.
- Điểm 1 : Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu.
- Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề.

File đính kèm:

  • pdfDedap an HK1 cua So An Giang 20102011.pdf