Đề kiểm tra học kỳ 1 môn công nghệ 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 môn công nghệ 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐÔ LƯƠNG TRƯỜNG THCS THUẬN – TRUNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 MÔN CÔNG NGHỆ 7 Thời gian làm bài : 45 phút Câu 1: (1,5 điểm) Nêu khái niệm, vai trò, các thành phần của đất trồng? Câu 2: (2 điểm) Những biện pháp cải tạo đất được sử dụng ở địa phương em? Mục đích của từng biện pháp? Câu 3: ( 0,5 điểm) Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt? Câu 4: (1 điểm) Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh? Trong các biện pháp đó biện pháp nào vừa đem lại hiệu quả vừa có tác dụng bảo vệ môi trường? Câu 5: (1,5 điểm) Hãy nêu tác dụng của các biện pháp làm đất và bón phân lót đối với cây trồng? Câu 6( 2 điểm) : Hãy nêu tác dụng của việc thu hoạch đúng thời vụ, bảo quản và chế biến kịp thời đối với nông sản. Liên hệ địa phương em đã thực hiện như thế nào? Câu 7: (1,5 điểm) Nêu các biện pháp bảo vệ rừng? ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN CÔNG NGHỆ 7 Câu 1: (1,5 điểm) Nêu khái niệm, vai trò, các thành phần của đất trồng? Đáp án : -Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó cây trồng có thể sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. (0,5 điểm) -Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, ô xi cho cây và giữ cho cây không bị đổ. (0,5 điểm) -Đất trồng gồm 3 thành phần: Khí, lỏng và rắn( chất hữu cơ, chất vô cơ) (0,5 điểm) Câu 2: (2 điểm) Những biện pháp cải tạo đất được sử dụng ở địa phương em? Mục đích của từng biện pháp? Đáp án: Thường dùng các biện pháp sau: - Cày sâu, bừa kĩ, bón phân hữu cơ nhằm tạo cho tầng canh tác của đất dày (0.5 điểm) - Làm ruộng bậc thang để chống xói mòn, rửa trôi. (0.5 điểm) - Trồng xen canh cây nông nghiệp và cây phân xanh nhằm che phủ và bảo vệ đất, cung cấp thêm chất hữu cơ cho đất trồng. (0.5 điểm) - Bón vôi để khử chua. (0.5 điểm) Tùy loại đất mà học sinh có những biện pháp cải tạo đất khác đúng được ghi điểm. Ghi chú: Nếu HS nêu được biện pháp nhưng không nêu được mục đích thì mỗi biện pháp đúng đạt 0.25 điểm. Câu 3: ( 0,5 điểm) Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt? Đáp án: Giống cây trồng là yếu tố quan trọng quyết định( tăng) năng suất cây trồng. Giống cây trồng có tác dụng làm tăng vụ thu hoạch trong năm và làm thay đổi cơ cấu cây trồng. Câu 4: (1 điểm) Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh? Trong các biện pháp đó biện pháp nào vừa đem lại hiệu quả vừa có tác dụng bảo vệ môi trường? Đáp án: Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh: (0.75 điểm) -Biện pháp canh tác, sử dụng giống chống sâu bệnh. -Biện pháp thủ công. -Biện pháp hóa học. -Biện pháp sinh học -Biện pháp kiểm dịch thực vật. Trong các biện pháp trên, biện pháp sinh học là biện pháp đem lại hiệu quả cao và có tác dụng bảo vệ môi trường. (0.25 điểm) Câu 5: (1,5 điểm) Hãy nêu tác dụng của các biện pháp làm đất và bón phân lót đối với cây trồng? Đáp án: -Tác dụng của các biện pháp làm đất : làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phất triển tốt. ( 1,0 điểm) -Bón lót có tác dụng: nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ. ( 0,5 điểm) Câu 6( 2 điểm) : Hãy nêu tác dụng của việc thu hoạch đúng thời vụ, bảo quản và chế biến kịp thời đối với nông sản. Liên hệ địa phương em đã thực hiện như thế nào? Đáp án: Thu hoạch đúng thời vụ nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng của nông sản, tránh được sự thất thoát do sâu bênh phá hoại Bảo quản, chế biến nông sản kịp thời để hạn chế sự hao hụt về số lượng và giảm sút chất lượng, làm tăng giá trị sản phẩm và kéo dài thời gian bảo quản nông sản (1,5điểm) - Nêu được sự áp dụng của địa phương như thu hoạch đúng độ chín, đúng quy cách theo từng loại nông sản (0,5điểm) Câu 7: (1,5 điểm) Nêu các biện pháp bảo vệ rừng? Đáp án: - Biện pháp: (1.5đ)Tuỳ học sinh trả lời nhưng phải có các ý chính sau + Ngăn chặn và cấm phá hoại tài nguyên rừng, đất rừng. + Kinh doanh rừng, đất rừng được nhà nước cho phép. + Chủ rừng và nhà nước có kế hoạch phòng chống cháy rừng
File đính kèm:
- ĐÁP ÁN CÔNG NGHÊ 7.doc