Đề kiểm tra học kỳ 1 môn học: Vật lí lớp 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 môn học: Vật lí lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 Môn : Vật lí Lớp : 6 A. MA TRẬN ĐỀ Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TỔNG Số câu Đ KQ TL KQ TL KQ TL Chủ đề 1: Đo độ dài, Đo thể tích Câu-Bài C1;C9 C8;C14 4C Điểm 1 1 2 Chủ đề 2: Lực, Hai lực cân bằng, Kết quả tác dụng lực Câu-Bài C11;c13 C6 C5 4C Điểm 1 0,5 0,5 2 Chủ đề 3 : Khối lượng, trọng lượng, đơn vị lực Câu-Bài C4 C3;C12 B2 3C;1B Điểm 0,5 1 2 3,5 Chủ đề 4: Máy cơ đơn giản Câu-Bài C2;C7 C10 B1 3C;1B Điểm 1 0,5 1 2,5 Chủ đề 5: Câu-Bài Điểm Chủ đề 6: Câu-Bài Điểm Chủ đề 7: Câu-Bài Điểm 7C 6C 1C 2B 14;2B TỔNG Điểm 3,5 3 0,5 3 10 B. NỘI DUNG ĐỀ Phần 1 : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 7 điểm ) Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu 0,5 điểm ) Câu 1 : Số đo nào dưới đây chỉ thể tích của vật ? A 7m3 B 7N C 7kg D 7m Câu 2 : Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 40kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng lực nào trong các lực sau ? A F=40N B F<40N C F=400N D 40N<F<400N Câu 3 : Một vật có khối lượng là 8000g và thể tích là 2dm3. Trọng lượng riêng của chất làm vật này là bao nhiêu ? A 4N/m3 B 40N/m3 C 4000N/m3 D 40.000N/m3 Câu 4 : Khối lượng riêng của một vật được tính theo công thức A D = B D = D = C D= mV D D = D = Câu 5 : Khi treo một quả nặng vào đầu cảu một lò xo thì chiều dài của lò xo là 19cm. Biết chiều dài của lò xo tự nhiên là 14cm. Hỏi độ biến dạng của lò xo là bao nhiêu ? A 3m B 10cm C 5cm D 7cm Câu 6 : Ba lực có cường độ lần lượt là : F1 = 50N; F2 = 10N; F3=40N cùng tác dụng vào một vật. Để vật đứng yên, ba lực đó phải cùng phương, trong đó : A F1; F2 cùng chiều nhau và ngược chiều với F3 B F2, F3 cùng chiều nhau và ngược chiều với F1 C F1;F3 cùng chiều nhau và ngược chiều với F2 D Cả A,B,C đều sai Câu 7 : Người ta sử dụng mặt phẳng nghiêng để đưa một vật lên cao có tác dụng gì sau đây? A Có thể làm thay đổi phương của trọng lực tác dụng lên vật B Có thể làm giảm trọng lượng của vật C Có thể kéo vật lên với lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật D Có thể kéo vật lên với lực kéo lớn hơn trọng lượng của vật Câu 8 : Để đo chiều dài một cái bàn (khoảng 2m) có thể dùng thước nào sau đây phù hợp nhất ? A Thước mét có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm B Thước cuộn có GHĐ 1,5m và ĐCNN 1mm C Thước dây có GHĐ 3m và ĐCNN 1mm D Thước kẻ có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm Câu 9 : Dùng bình chia độ và bình tràn có thể đo được thể tích của một vật nào sau đây? A Một viên phấn B Một chiếc khăn tay C Một hộp thuốc bằng giấy D Một quả cân Câu 10 : Dụng cụ nào sau đây không phải là một ứng dụng của đồn bẩy ? A Cái kéo B Cái kìm C Cái cưa D Cái mở nút chai Câu 11 : Để đo lực, người ta dùng dụng cụ gì ? A Thước mét B Lực kế C Cái cân D Bình chia độ Câu 12 : Để đo khối lượng riêng của một viên bi (không thấm nước), ta cần dùng những dụng cụ gì trong các dụng cụ sau đây ? A Chỉ cần dùng một cái cân B Chỉ cần dùng một cái lực kế C Chỉ cần dùng một cái bình chia độ D Chỉ cần dùng một cái cân và một cái bình chia độ. Câu 13 : Lực nào sau đây không phải là trọng lực ? A Lực tác dụng vào viên phấn khi viên phấn được buông ra khỏi tay cầm B Lực tác dụng lên một vật treo vào lò xo làm cho lò xo dãn ra C Lực làm cho nước mưa rơi xuống D Lực nam châm tác dụng vào hòn bi sắt Câu 14 : Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ sau đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 0,5 lít : A Bình 1000 ml có vạch chia tới 10ml B Bình 500 ml có vạch chia tới 2ml C Binhd 100ml có vạch chia tới 1ml D Bình 500ml có vạch chia tới 5ml Phần 2 : TỰ LUẬN ( 3 điểm ) Bài 1 :(1đ) Tại sao khi kéo xe lên dốc, người kéo xe thường kéo ngoằn ngoèo từ mép đường bên này chéo sang mép đường bên kia ? Bài 2 :(2đ) Tính khối lượng và trọng lượng của một quả nặng bằng sắt có thể tích 50dm3. Biết khối riêng của sắt là 7.800 kg/m3. C. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( 7 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Ph.án đúng A C D A C B C C D C B D D B Phần 2 : ( điểm ) Bài/câu Điểm Bài 1 : - Đi như vậy để giảm độ nghiêng của đường xe lên dốc - Điều này giúp người kéo có thể kéo xe lên dốc với lực nhỏ hơn 1đ 0,5đ 0,5đ Bài 2: 2đ - Tính thể tích quả nặng bằng sắt V=50dm3 = 0,05m3 Khối lượng của quả nặng tính từ : D = m/V suy ra m=D.V, thay số m = 7.800.0,05 = 390 (kg) 1đ - Trọng lượng của quả nặng : P = 10.m = 10.390 = 3.900 N 1đ (Mỗi phép tính thiếu công thức trừ 0,25đ)
File đính kèm:
- Noel 2008De Ly HK1 dap an lop 6 De 01.doc