Đề kiểm tra học kỳ 1 môn :ngữ văn - Lớp : 8 Đề 15

doc3 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 môn :ngữ văn - Lớp : 8 Đề 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ KIÊM TRA HỌC KÌ I
Môn: gữ văn 8
Thời gian: 90 phút

A/ Ma trận :
 

Chủ đề kiểm tra

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng số câu


Khách quan
Tự luận
Khách quan
Tự luận
Khách quan
Tự luận

Chủ đề 1
3 câu –Bài “Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng)
 0,9 điểm 
C1
 0,3

C2, C3
 0,6




Chủ đề 2
3 câu –Bài “ Lão Hạc”
( Nam Cao)
0,9 điểm


C5,C6 
 0,6 

C4
 0,3


Chủ đề 3
1Câu –Bài Tình thái từ
0,3 Điểm


,
 

C7
0,3


Chủ đề 4
1 Câu –Bài Nói giảm nói tránh
0,3 Điểm

 

C 8
0,3




Chủ đề 5
1Câu –Bài Phương pháp thuyết minh
0,3 Điểm
C9
 0,3






Chủ đề 6
1 Câu –Bài “ Chiếc lá cuối cùng”(O-Hen- ri )
0,3 Điểm
C 10
0,3
















Tổng
 3 Điểm







10

 
















B/ Nội dung đề :
 Phần 1 : Trắc nghiệm khách quan. (3 điểm )	
Chọn phương án trả lời đúng nhất
 Câu 1: “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào ?
	A/ Truyện ngắn 	B/ Hồi kí 	C/ Tiểu thuyết 	D/ Bút kí 
 Câu 2/ Em hiểu gì về chú bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”?
	A/Là một chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát .
	B/ là một chú bé dễ xúc động, tinh tế và nhạy cảm.
	C/Là một chú bé có tình thương yêu vô bờ bến đối với mẹ.
	D/ Cả A,B,C, đều đúng .
 Câu 3/ Chọn từ chỉ mức độ tình cảm thích hợp nhất điền vào chổ trống : nồng nàn, cháy bỏng
	“Trong lòng mẹ” (Nguyên Hồng ) thể hiện tình thương yêu…………….. của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ bất hạnh.
 Câu 4/ Tác phẩm “Lão Hạc” có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào ?
	A/ Miêu tả, biểu cảm và nghị luận B/ Miêu tả, tự sự và nghị luận	
	C/ Tự sự , miêu tả và biểu cảm D/ Tự sự , biểu cảm và nghị luận
 Câu 5/ Ý kiến nào nói đúng nhất nguyên nhân sâu xa khiến Lão Hạc phải lựa chọn cái chết ?
 	A/ Lão Hạc phải ăn bả chó B/ Lão Hạc ân hận vì trót lừa cậu Vàng.
	C/ Lão Hạc rất thương con. D/ Lão Hạc không muốn làm liên luỵ đến mọi người.
 Câu 6/ Câu văn: “ Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn ; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương ; không bao giờ ta thương…” Những từ ngữ in đậm trong câu văn trên sử dụng phép tu từ nào ?
 	( Lão Hạc – Nam Cao)
 A/ Ẩn dụ	 B/ Liệt kê	 C/ So sánh	D/ Nhân hóa
 Câu7/ Câu nào sau đây không sử dụng tình thái từ ?
 A/ Anh uống chè đi!	 B/ Anh uống chè à ? C/ Anh uống chè. D/ Anh uống chè ạ !
Câu 8/ .Khi nào không nên nói giảm nói tránh ?
 A/ Khi cần phải nói năng lịch sự, có văn hoá. B/ Khi muốn làm cho người nghe bị thuyết phục.
 C/ Khi cần phải nói thẳng, nói đúng nhất sự thật D/ Khi muốn bày tỏ tình cảm của mình.
 Câu 9/ Phương pháp: liệt kê, định nghĩa, phân tích, phân loại, giải thích, dùng số liệu, …vận dụng nhiều trong thể loại nào?
 A/ Tự sự	 B/ Miêu tả	 C/ Biểu cảm D/ Thuyết minh	
 Câu 10/ Các nhân vật chính trong tác phẩm “ Chiếc lá cuối cùng ” làm nghề gì ?
 A/ Nhạc sĩ 	 B/ Hoạ sĩ	 C/ Bác sĩ	 D/ Nhà văn
 Phần 2 : Tự luận 
 Bài 1:Chép nguyên văn bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn ”của Phan Châu Trinh .
 Bài 2/ Kể một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.

	
 



 
 C/ Đáp án + Biểu điểm
Phần 1: Trắc nghiệm ( 3 điểm )
 Mỗi câu trả lời đúng 0,3 điểm 
 
 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đ A
B
D
Cháy bỏng
C
C
D
C
C
D
B

 Phần 2: Tự luận ( 7 điểm )
 Bài 1/ -HS chép đúng nguyên văn bài thơ (2 điểm )
 - Tuỳ theo mức độ lỗi hs vi phạm mà GV trừ điểm
 Bài 2/ * Yêu cầu : Đảm bảo các yêu cầu sau:
Về hình thức:
 + Đúng thể loại :Văn tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm
 + Bố cục đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài
 + Diễn đạt, mạch lạc, trong sáng.
Về nội dung:
 + Kể về một lần phạm lỗi với thầy, cô giáo: đó là khi nào, ở đâu, em đã phạm lỗi gì, chuyện đã xảy ra như thế nào?….
 + Những sự việc xảy ra, hình ảnh, thầy, cô giáo trong và sau khi em phạm lỗi ( nét mặt, cử chỉ, lời nói, thái độ…)
 + Những tình cảm và suy nghĩ của em khi sự việc xảy ra và sau sự việc ấy ( lo lắng, ân hận, buồn phiền…)
 Biểu điểm:
 + Điểm 4 – 5: Đáp ứng đủ các yêu cầu trên, mắc lỗi diễn đạt từ 3 đến 5 lỗi, kể chuyện có sáng tạo, cảm xúc sâu sắc.
 + Điểm 3: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, lỗi diễn đạt không quá 10 lỗi, kể chuyện có cảm xúc nhưng chưa thật sâu sắc.
 + Điểm 2: Đáp ứng tương đối các yêu cầu trên, diễn đạt còn lúng túng , chưa trôi chảy, lời văn chưa thật trong sáng. Có kết hợp với miêu tả và biểu cảm nhưng chưa thật rõ ràng, sâu sắc. Lỗi diễn đạt còn nhiều.
 +Điểm 0 - 1: Diễn đạt lung tung, bố cục chưa rõ ràng, chưa kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Lạc đề, viết sơ sài. 

File đính kèm:

  • docNoel 2008De thi Van HK1 lop 8 kem dap an De 15.doc