Đề kiểm tra học kỳ 1 môn ngữ văn, lớp 9 thời gian làm bài 90 phút

pdf3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 môn ngữ văn, lớp 9 thời gian làm bài 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
TRƯỜNG THCS NGUYỄN THIỆN THUẬT 
HUYỆN KHOÁI CHÂU - TỈNH HƯNG YÊN 
 
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
 MÔN NGỮ VĂN, LỚP 9 
 Thời gian làm bài 90 phút 
 
I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 
điểm). 
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời 
đúng. 
1. Tác giả của“ Chuyện người con gái Nam Xương” là ai ? 
 A. Nguyễn Dữ 
 B. Nguyễn Bỉnh Khiêm 
 C. Lê Thánh Tông 
 D. Đoàn Thị Điểm 
2. Nhận định nào sau đây không đúng với nội dung tác phẩm:“Chuyện người con 
gái Nam Xương” ? 
 A. Tố cáo chiến tranh phi nghĩa 
 B. Ca ngợi phong cảnh thiên nhiên 
 C. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ 
 D. Tố cáo chế độ phong kiến nam quyền 
3. Câu văn dưới đây trích trong “Chuyện người con gái Nam Xương” có nội dung 
gì ? 
 “Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước 
gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, 
đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.” 
A. Những lời phân trần của Vũ Nương về tấm lòng chung thuỷ của mình và 
lời cầu xin chồng đừng nghi oan cho mình 
B. Tả cảnh thực đồ vật bị đổ vỡ và cảnh thiên nhiên ảm đạm nơi vợ chồng 
Vũ Nương đang sinh sống 
C. Nỗi thất vọng đến tột cùng của Vũ Nương khi bị Trương Sinh hắt hủi và 
tình vợ chồng bấy lâu nay đã tan vỡ không thể nào hàn gắn nổi 
D. Vẻ đẹp của Vũ Nương đã tàn phai trong nhung nhớ đợi chờ chồng 
 
 2
 
4. Nguyễn Du đã dùng bút pháp nghệ thuật nào là chính để tả hai chị em Thuý 
Kiều? 
 A. Bút pháp tả thực 
 B. Bút pháp ước lệ 
 C. Bút pháp tự sự 
 D. Bút pháp lãng mạn 
5. Câu thơ“Làn thu thuỷ, nét xuân sơn”, Nguyễn Du miêu tả nét đẹp nào của Thuý 
Kiều ? 
 A. Vẻ đẹp của đôi mắt, mái tóc 
 B. Vẻ đẹp của hình dáng, nét mặt 
 C. Vẻ đẹp của nước da, đôi mắt 
 D. Vẻ đẹp của đôi mắt và đôi lông mày 
6. Nội dung chính của bài thơ Bếp lửa là gì ? 
 A. Miêu tả vẻ đẹp về hình ảnh bếp lửa trong ký ức tuổi thơ của tác giả 
 B. Nói về tình cảm sâu nặng, thiêng liêng của người cháu đối với bà 
 C. Nói về tình cảm của người bà đối với cháu 
 D. Nói về nỗi nhớ thương của người con đi xa dành cho cha mẹ ở quê nhà 
7. Trong những câu thơ sau, câu nào là câu ghép ? 
 A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa 
 B. Sóng đã cài then, đêm sập cửa 
 C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi 
 D. Câu hát căng buồm cùng gió khơi 
8. Thành ngữ “Nói như đấm vào tai” đã vi phạm phương châm hội thoại nào? 
 A. Phương châm về lượng 
 B. Phương châm về chất 
 C. Phương châm lịch sự 
 D. Phương châm quan hệ 
9. Dòng nào có chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại ? 
 A. Anh, em, cô, chú, cậu, mợ, bố, mẹ 
 B. Chúng nó, chúng em, chúng tôi 
 C. Con, cháu, thiếp, trẫm, ngài, khanh 
 D. Ông, bà, tôi, ta, con người, dân chúng 
 
 3
10. Trong các tập hợp từ sau, đâu là cụm động từ ? 
 A. Giặc ngoan cố 
 B. Bế đứa con 
 C. Hay ghen 
 D. Chẳng bao giờ 
11. Cho đề bài: Bàn về câu nói “Có chí thì nên”. Ý nào sau đây không phù hợp để 
làm đề bài trên ? 
 A. Người có chí là người biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh 
 B. Chí là chí hướng, quyết tâm vượt khó 
 C. Người có chí là người luôn gặp may mắn 
 D. Người học sinh cần rèn luyện chí trong học tập và trong cuộc sống 
12. Trong các đề bài sau, đề bài nào không thuộc bài nghị luận về một vấn đề tư 
tưởng đạo lý ? 
 A. Bàn về hai nhân vật Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông- 
ten 
 B. Bàn về cống hiến và hưởng thụ 
 C. Bàn về lòng biết ơn thầy cô giáo 
 D. Bàn về đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” 
 
II. Tự luận (7 điểm): 
Câu 1. (2 điểm): 
 Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về đoạn thơ sau: 
 Rồi sớm rồi chiều bếp lửa bà nhen 
 Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn 
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng 
 (Trích “Bếp lửa” - Bằng Việt) 
 
Câu 2. (5 điểm): 
Kể về một kỉ niệm sâu sắc của em với người bạn thân. 
 
 
 
 

File đính kèm:

  • pdfI4.pdf