Đề kiểm tra học kỳ 1 - Môn: Sinh học 8 - Trường THCS Tây Sơn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 - Môn: Sinh học 8 - Trường THCS Tây Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH 8 NĂM HỌC: 2013-2014 CHỦ ĐỀ CHÍNH CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐÁNH GIÁ BIẾT HIỂU VẬN DỤNG TỔNG TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Khái quát về cơ thể người Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể (1 câu 1,5 đ) 1 câu (1,5đ) 2. Vận động Bắp cơ,sự mỏi cơ, đặc điểm bộ xương người (3 câu 1,5 đ) Chức năng của bộ xương ( 1 câu 1,0 đ) 4 câu (2,5đ) 3. Tuần hoàn Sự truyền máu, chức năng của tiểu cầu ( 2 câu 0,5 đ) Các hàng rào bảo vệ cơ thể, miễn dịch ( 1câu 1,0đ) 3 câu (1,5 đ) 4.Hô hấp V ai trò hô hấp các giai đoạn ( 1 câu 2,0 đ) 1câu ( 2,0đ) 5.Tiêu hóa B iến đổi thức ăn ở khoang miệng, hoạt động của enzim amilaza (1 câu 2,5 đ) 1 câu (2,5 đ) 5 câu y 2,0 đ 2 câu 3,0 đ 1 câu 1,0 đ 1 câu 2,5 đ 1 câu 1 ,5đ 10 câu 10,0 đ PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ (NĂM HỌC 2013 - 2014) Môn: Sinh học 8 (Thời gian: 45 phút) Họ và tên GV ra đề: Đoàn Minh Phong ĐỀ ĐỀ NGHỊ Đơn vị: Trường THCS Tây Sơn A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) I/ Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: ( 1 điểm) 1.Bắp cơ gồm: a. Nhiều bó cơ b. Nhiều tơ cơ c. Nhiều sợi cơ d. Tơ cơ mảnh 2. Loại chất thải ra trong quá trình co cơ làm cơ mỏi là: a. Khí cacbônic b.Axitlactit c.Cacbon d.Các chất thải khác 3.Khi truyền máu, nhóm máu có thể nhận được tất cả các nhóm máu mà không gây chết người là: a.Nhóm máu O b. Nhóm máu A c. Nhóm máu B d. Nhóm máu AB 4.Sự đông máu liên quan đến yếu tố nào của máu? a. Hồng cầu b. Bạch cầu c. Tiểu cầu d. Các yếu tố khác II/Chọn các từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm(...) để hoàn chỉnh các câu sau: ( 1 điểm) Các bạch cầu tham gia ....(1)................... bằng các cơ chế thực bào tạo kháng thể để .....(2)...................... kháng nguyên , phá hủy các tế bào đã...........(3) .................... Miến dịch là khả năng cơ thể .....(4)........................... một số bệnh nào đó. Miễn dịch có thể là miễn dịch tự nhiên hay nhân tạo. III/Đánh dấu X vào ô Đúng hoặc Sai t rong bảng sau để xác định đặc điểm của bộ xương người: ( 1 điểm) Đặc điểm Đúng Sai 1.Tỉ lệ sọ lớn hơn mặt 2.Cột sống đứng, có dạng chữ S 3. Lồng ngực rộng theo hướng trước sau 4. Lòng bàn chân có vòm cong B. TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1. ( 1 điểm) Bộ xương có chức năng gì? Câu 2. ( 2,5 điểm) Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống? Quá trình hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào? Câu 3. ( 2,0 điểm) Tại sao khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt? Những hoạt động nào tham gia biến đổi thức ăn ở khoang miệng? Câu 4. ( 1, 5 điểm) Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể? ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN SINH 8. NĂM HỌC: 2013-2014 A.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm ) I/ Câu 1 → câu 4 ( 1 điểm) . Mỗi câu đúng ghi 0,25 điểm. 1- a , 2-b , 3-d , 4- c II/ (1 điểm) . Mỗi ý đúng ghi 0,25 điểm. Cần điền: (1)- bảo vệ cơ thể , (2)- vô hiệu hóa , (3)-nhiễm bệnh , (4)- không bị mắc III/ (1 điểm) . Mỗi ý đúng ghi 0,25 điểm. Đúng: 1,2,4 ; Sai: 3 B . TỰ LUẬN: (7 điểm ) Câu 1. ( 1 điểm) Bộ xương là bộ phận nâng đỡ, bảo vệ cơ thể, là nơi bám của các cơ ( 1 điểm) Câu 2. (2,5 điểm) -Hô hấp cung cấp ôxi cho tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào, đồng thời loại cacbônic ra khỏi cơ thể ( 1,5 đ) -Hô hấp gồm 3 giai đoạn chủ yếu: Sự thở, sự trao đổi khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào( 1 đ) Câu 3. (2 điểm) -Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng cuả enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt ( 1 đ) -Biến đổi lí học và biến đổi hóa học ( 1 đ) Câu 4.(1,5 điểm) Chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng , cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra, sự phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản. Như vậy, mọi hoạt động sống của cơ thể liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể.
File đính kèm:
- SI81_TS1.doc