Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2006 - 2007 môn Vật lý lớp 6
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2006 - 2007 môn Vật lý lớp 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC XUÂN LỘC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2006 - 2007 Môn Vật Lý Lớp 6 (Thời gian làm bài 45 phút ) A/ Trắc nghiệm (4 điểm) I. Chọn câu đúng nhất trong các câu sau : Câu 1 : Một học sinh dùng thước có độ chia nhỏ nhất là 0,1cm để đo chiều dài cây bút chì. Trong các kết qủa ghi dưới đây, cách ghi nào đúng ? A. 0,14m B. 14cm C. 1,4dm D. 14,0cm Câu 2 : Phát biểu nào sau đây sai ? A. Đơn vị của khối lượng là kilogam B. Mọi vật đều có khối lượng. C. Người ta dùng cân để đo khối lượng. D. Thể tích của một vật chỉ lượng chất tạo thành vật đó. Câu 3 : Một quyển sách nằm yên trên bàn vì : A. không có lực tác dụng lên nó B. Trái đất không hút nó C. nó không hút trái đất D. nó chịu tác dụng của các lực cân bằng Câu 4 : Công thức tính trọng lượng riêng của một vật là : A. B. C. D. d = PV Câu 5 : Khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3 có nghĩa là : A. 7800kg sắt bằng 1m3 sắt B. 1m3 sắt có khối lượng 7800kg C. 1m3 sắt có trọng lượng 7800kg D. 1m3 sắt có trọng lượng riêng là 7800kg Câu 6 : Để làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng, ta có thể : A. giữ nguyên chiều dài mặt phẳng nghiêng, tăng độ cao B. giữ nguyên độ cao, giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng C. giữ nguyên độ cao, tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng D. giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng, tăng độ cao. II. Điền từ thích hợp vào các chỗ trống sau : Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có (1) nhưng (2) B/ Tự luận (6 điểm) Bài 1 : Trình bày các cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước Bài 2 : Viết hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật. Bài 3 : Nêu hai ví dụ về ứng dụng của đòn bẩy trong cuộc sống và chỉ ra đâu là điểm tựa của các đòn bẩy đó. Hết PHÒNG GIÁO DỤC XUÂN LỘC HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ 1/2006-2007 MÔN : VẬT LÝ Lớp 6 A/ Trắc nghiệm I/ Chọn câu đúng (3 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 D D D A B C ( Mỗi câu đúng 0.5 điểm ) II/ Điền từ thích hợp (1 điểm) (1) : cùng phương (2) : ngược chiều . 1 điểm B/ Tự luận Bài 1 : 3 điểm - Dùng bình chia độ. 0.75 điểm Cho nước vào bình chia độ, ghi V1 0.25 điểm Thả vật rắn vào bình chia độ ngập hoàn toàn trong nước, ghi V2 0.25 điểm Thể tích của vật rắn là : V = V2 – V1 0.25 điểm - Dùng bình tràn. 0.75 điểm Cho nước vào đầy bình tràn 0.25 điểm Cho vật rắn vào bình tràn, đồng thời hứng nước tràn ra bình chứa 0.25 điểm Đo thể tích nước tràn ra bằng bình chia độ. Đó là thể tích của vật 0.25 điểm Bài 2 : 1 điểm Viết được P = 10*m 1 điểm Bài 3 : 2 điểm Nêu được đúng 2 ví dụ về đòn bẩy 1.5 điểm Chỉ ra đúng điểm tựa của đòn bẩy theo ví dụ 0.5 điểm (Nêu mỗi ví dụ và chỉ đúng điểm tựa : 1 điểm) Hết
File đính kèm:
- De thi HK1XL.doc