Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2008 - 2009 môn: vật lý- lớp 8 thời gian làm bài 45 phút

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2008 - 2009 môn: vật lý- lớp 8 thời gian làm bài 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD - Đt Hương Sơn 
Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2008 - 2009
 môn: Vật lý- Lớp 8
Thời gian làm bài 45 phút
------------------------
Câu 1. Nêu khái niệm hai lực cân bằng? Dưới tác dụng của hai lực cân bằng vật sẽ như thế nào?
Câu 2. Công thức tính áp suất? Đơn vị của áp suất? 
Câu 3. Công thức tinh áp suất chất lỏng? Tính áp suất của nước ở độ sâu 5,5m biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3? 
Câu 4	.Một người đi từ A đến B bằng xe đạp với vận tốc 12 km/h. Khi về đi từ B đến A bằng xe máy vận tốc gấp 3 lần khi đi, mất thời gian 2 giờ. 
a)Tính quảng đường AB.
b)Tính vận tốc trung bình của người đó cả khi đi và về? 
Câu 5. Một hộp hình chữ nhật bằng gỗ có chiều dài 0,5 mét, rộng 0,4 mét thả trong nước khi cân bằng ngập 0,2 mét.
 a)Tính trọng lượng của hình hộp chữ nhật bằng gỗ đó?
 b)Nếu đặt một hòn đá trọng lượng PĐ = 250 N vào trong hình hộp đó khi cân bằng hình hộp đó ngập thêm bao nhiêu mét?
--------------------------------------
Hướng dẫn chấm
kiểm tra học kỳ 1 năm học 2008 - 2009
 môn: Vật lý- Lớp 8
---------------------
Câu 1.(2điểm) 
Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau (0,5đ)
cùng nằm trên một đường thẳng ( cùng phương), ngược chiều nhau (0,5đ)
Dưới tác dụng của 2 lực cân bằng một vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên(0,5đ) 
đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. ( SGK VL8) (0,5đ)
Câu 2.(1 điểm) Công thức tính áp suất: P = F/S. Trong đó:
P là áp suất, F là áp lực tác dụng lên mặt bị ép, S là diện tích bị ép ( 0,5đ)
Đơn vị của áp suất là Paxcan( Pa): 1Pa = 1 N/m2 ( 0,5đ)
Câu 3.(2 điểm) Công thức tính áp suất chất lỏng: p = h.d.
Trong đó h là độ sâu tính từ điểm tính áp suất tới mặt thoáng chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng. (1đ)
h = 5,5m; d = 10000 N/m3 ; p = ?
p = h.d = 5,5 . 10000 = 55000 ( N/m2) (1đ)
Câu 4.(2 điểm)
 = 12 km/h, = 12 . 3 = 36 km/h; = 2h .Tính S
a) Quảng đường AB: ( 0,5đ)
Thời gian khi đi là: (0,5đ)
b) Vận tốc trung bình của cả đi và về là :
 (1đ)
Câu 5.(3 điểm)
a) Khi cân bằng phần thể tích của hình hộp chữ nhật ngập trong nứơc (khi chưa có đá): V=0,5 . 0,4 . 0,2 = 0,04 (m3) (0,5đ)
Trọng lượng của hình hộp chữ nhật bằng gỗ đó:
P = (0,5đ)
b) Gọi độ ngập thêm khi đặt hòn đá vào trong hình hộp của hình hộp chữ nhật đó là x khi cân bằng phần thể tích ngập thêm là: (0,5đ)
Khi cân bằng lực đẩy Acsimet tăng thêm là:
 (1đ)
Độ ngập thêm của hình hộp là:
x= 250 : 10000.0,5.0,4=0,125(m) (0,5đ)
( Nếu HS giải bằng cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)

File đính kèm:

  • docDe kiem tra HK1 08 09 Vat ly8 .doc