Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2011 - 2012 môn thi: văn

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2011 - 2012 môn thi: văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC 	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011 - 2012
ĐỀ 1
 
 Môn thi: VĂN Lớp: 12 Thời gian làm bài: 90 phút 


I. Phần giáo khoa (3 điểm)

	Hãy viết lại chính xác lời đề từ của bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo và cho biết ý nghĩa của lời đề từ đó.

II. Phần làm văn (7 điểm)
	Hãy phát biểu cảm nhận về hình tượng con sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.

	








TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC 	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011 - 2012
ĐỀ 2
 
 Môn thi: VĂN Lớp: 12 Thời gian làm bài: 90 phút 


I. Phần giáo khoa (3 điểm)

	Hãy nêu cách sử dụng cặp đại từ nhân xưng ta - mình trong đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu

II. Phần làm văn (7 điểm)
	Hãy phát biểu cảm nhận về hình tượng người lái đò sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.





I. THIẾT LẬP MA TRẬN 

Tên Chủ đề 

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng



 Cấp độ thấp
Cấp độ cao


Chủ đề 1

Đọc hiểu văn học

* Nhớ và viết chính xác câu đề từ của Lorca trong bài Đàn ghi ta của Lorca. (Đề 1)

* Nhận diện được cặp đại từ nhân xưng ta – mình thường được sử dụng trong lối hát đối đáp giao duyên, trong ca dao. (Đề 2)

* Nêu được ý nghĩa của lời đề từ ( Đề 1)

* Chỉ ra cách sử dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo cặp đại từ nhân xưng ta – mình của Tố Hữu trong đoạn trích Việt Bắc. ( Đề 2)




Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm:3,0
Số câu: 0
Số điểm: 0
Số câu:0
Số điểm :0
Số câu:1. 3,0điểm=30% 

Chủ đề 2

Làm văn






* Vận dụng những kiến thức về tác giả, tác phẩm, về đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác NL và phương thức biểu đạt, biết cách làm bài nghị luận văn học phân tích trình bày cảm nhận về hình tượng con sông Đà trong Người lái đò sông Đà (Đề 1) và hình tượng người lái đò trong Người lái đò sông Đà (Đề 2) 

Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu:0
Số điểm:0
Số câu:0
Số điểm:0
Số câu: 1 
Số điểm 7,0
Số câu:1
7,0 điểm =70%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 3,0
30%
Số câu: 1
Số điểm
70%
Số câu: 2
Số điểm: 10
100%

II. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA



III. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CHUNG 
 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 12 - NĂM HỌC 211 – 2012
ĐỀ 1


ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM





Câu 1
Hãy viết lại chính xác lời đề từ của Lorca và cho biết ý nghĩa nhan đề của lời đề từ đó trong bài thơ Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo.

3,0

Viết chính xác câu đề từ của Lorca: “khi tôi chết hãy chon tôi với cây đàn”
1,0

* Ý nghĩa lời đề từ: Lời đề từ có thể xem là di chúc của Lorca. 
Ý nghĩa của lời đề từ đó là:
- Thể hiện tình yêu say đắm của Lorca giành cho đất nước Tây Ban Nha, giành cho nghệ thuật nói chung và nền nghệ thuật Tây Ban Nha nói riêng
- Thể hiện tâm nguyện của Lorca: Mong thế hệ sau dám vượt lên trên thành quả của thế hệ đi trước để tiếp tục sáng tạo nghệ thuật
- Thể hiện thông điệp: Hãy đặt quyền lợi của cộng đồng, của nghệ thuật lên trên quyền lợi và danh vọng cá nhân, đừng để những thành quả của mình cản trở thế hệ đi sau trong hành trình sáng tạo nghệ thuật.
’ Lời đề từ thể hiện cái tâm trong sáng, nhân cách cao đẹp của người nghệ sĩ Lorca đồng thời bày tỏ sự trân trọng và ngưỡng mộ của Thanh Thảo trước tài năng và nhân cách của Lorca. 



2,0





Câu 2
Hãy viết cảm nhận về về hình tượng con sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
7,0


Yêu cầu về kĩ năng:


 Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đoc hiểu để phân tích, cảm nhận về hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn xuôi. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận.



Yêu cầu về nội dung:


- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Con sông Đà dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân không phải là một cảnh trí thiên nhiên thông thường mà là một sinh thể sống động, có cá tính, có tâm trạng… với hai nét tính cách: hung bạo và trữ tình.


1.0

- Con sông Đà hung bạo có diện mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một của con người với những cảnh bờ sông dựng đứng vách thành, những cái hút nước khổng lồ, trận địa đá, sóng, nước thác đủ mọi giọng điệu…


2.5

Sông Đà trữ tình, thơ mộng ở dáng vẻ mềm mại, màu sắc biến đổi theo mùa, vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính…. Sông Đà gần gũi thân thiết với con người được nhìn như một cố nhân…


2.0

- Nghệ thuật: Sử dụng nhiều BPNT như nhân hóa, so sánh liên tưởng, điệp cấu trúc cú pháp, ngôn ngữ giàu hình ảnh…Lối văn đa dạng, biến hóa: khi trúc trắc dồn dập gấp gáp gợi căng thẳng, dữ dội; lúc mượt mà, giàu chất thơ gợi sự nên thơ, lãng mạn. 
- Vẻ đẹp đa dạng của sông Đà thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước và sự tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân. 


1.5



III. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM BÀI KIỂM TRA CHUNG 
 MÔN NGỮ VĂN - LỚP 12 - NĂM HỌC 211 – 2012
ĐỀ 2


ĐÁP ÁN
BIỂU ĐIỂM


Câu 1
Hãy nêu cách sử dụng cặp đại từ nhân xưng ta - mình trong đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu

3,0

- Cặp đại từ nhân xưng ta - mình thường được sử dụng trong lối hát đối đáp giao duyên, trong ca dao. Tố Hữu đã vận dụng nhuần nhuyễn và sáng tạo cặp đại từ này trong đoạn trích Việt Bắc

1,0

- Biểu hiện: Cặp đại từ ta - mình luôn đi với nhau, thay đổi linh hoạt, biến hóa: mình có khi là người cán bộ kháng chiến, có khi là người dân miền núi, có khi là cả người miền núi lẫn người cán bộ kháng chiến. Mình- ta thực chất là sự phân thân của cái tôi trữ tình thống nhất là Tố Hữu - người cán bộ về xuôi. 
- Cách sử dụng như vậy vừa thể hiện tài năng sáng tạo của Tố Hữu vừa thể hiện sự gắn bó mật thiết, son sắt thủy chung giữa người cán bộ kháng chiến và người dân Việt Bắc.



2,0







Câu 2
Hãy viết cảm nhận về về hình tượng người lái đò trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
7,0


Yêu cầu về kĩ năng:


 Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, vận dụng khả năng đoc hiểu để phân tích, cảm nhận về hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn xuôi. Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận.



Yêu cầu về nội dung:



- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Người lái đò sông Đà mang vẻ đẹp của trí, dũng, tài hoa. Vẻ đẹp đó được thể hiện qua hình ảnh ông lái đò vượt thác.
1.0

- Vẻ đẹp trí dũng thể hiện qua 3 lần phá trùng vi thạch trận sông Đà: giàu kinh nghiệm, giàu bản lĩnh, quyết đoán, dũng cảm, oai phong lẫm liệt khi đối mặt với sóng nước, thác dữ sông Đà

2.5

Vẻ đẹp tài hoa trong sự linh hoạt khéo léo của đôi tay chèo đò khiến cho người đọc liên tường đến màn biểu diễn ngoạn mục như người nghệ sĩ sông nước. Vẻ đẹp tài tử toát lên từ sự bình dị, phong thái ung dung tự tại sau cuộc vượt thác 


2.0

- Nghệ thuật: Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, so sánh, liên tưởng, điệp cấu trúc cú pháp; ngôn ngữ giàu hình ảnh; sử dụng kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực…Lối văn đa dạng, biến hóa: khi trúc trắc dồn dập gấp gáp gợi căng thẳng, kịch tính; lúc mượt mà, giàu chất thơ 
- Vẻ đẹp của người lái đò sông Đà là vẻ đẹp của con người lao động mới ở vùng núi cao Tây Bắc: bình dị, khiêm nhường mà trí dũng tài hoa. Đó là chất vàng mười mà Nguyễn Tuân kiếm tìm và ngợi ca. Thông qua hình tượng người lái đò sông Đà Nguyễn Tuân thể hiện niềm tin vào cuộc sống mới, sự trân trọng lao động và con người lao động




1.5

File đính kèm:

  • doc11.doc