Đề kiểm tra học kỳ 1 (năm học 2013 - 2014) môn học: ngữ văn 9 (thời gian: 90 phút)

doc4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 (năm học 2013 - 2014) môn học: ngữ văn 9 (thời gian: 90 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 (NĂM HỌC 2013 - 2014)
Môn: Ngữ văn 9 (Thời gian: 90 phút)
Họ và tên GV ra đề: Ngô Thị Lệ Thanh
Đơn vị: Trường THCS KIM ĐỒNG _ 

I/ MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kĩ năng trong chương trình các văn bản văn học đã học ở học kì một môn Ngữ văn 9 theo 3 nội dung:Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc –hiểu và tạo lập văn bản của học sinh.
II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA:
-Hình thức: tự luận.
-Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 90 phút.
III/ THIẾT LẬP MA TRẬN:
-Liệt kê các chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 9, học kì I.
-Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
-Xác lập khung ma trận.
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

 Cấp độ 


Tên 
chủđề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng



Thấp
Cao







Chủ đề 1:
Tiếng việt
Nhận biết câu ca dao liên quan đến p/c lịch sự
P/c lịch sự y/c khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác




Số câu: 1
Số điểm:1.0 điểm
Số câu:1
Số điểm:0.5 điểm
Số câu:1
Số điểm:0.5 điểm


Số câu 1
Số điểm:
1.0
10%
Chủ đề 2:
Văn 


Cảm nhận nghệ thuật, nội dung


Số câu: 1
Số điểm:2.0 điểm


Số câu:1
Số điểm:2.0 điểm

Số câu:1
Số điểm:2.0
20%
Chủ đề 3: 
Tập làm văn



Biết viết một đoạn văn ngắn về một vấn đề xã hội.
Biết lựa chọn, trình bày những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, biết thể hiện cảm xúc.
Số câu:2
Số điểm:7.0
70%.
Số câu:2
Số điểm:7.0

Số câu: 1
Số điểm:2.0

Số câu:1
Số điểm:5.0

Tổng số câu: 4
Tổng số điểm: 10 điểm
Số câu:1
Số điểm: 1,0
Số câu:2
Số điểm: 2.0
Số câu:1
Số điểm: 2.0
Số câu:1
Số điểm: 5.0
Số câu: 4
Số điểm:10

IV/ BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
Câu 1.(1,0điểm):
 Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
 Câu ca dao trên khuyên ta điều gì? Nó liên quan đến phương châm hội thoại nào? 
Câu 2. (2.0điểm):
 Cảm nhận về khổ thơ cuối bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính".
Câu 3.(2.0 điểm):
Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) nêu suy nghĩa của em về vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.
Câu 4. (5.0 điểm): 
  Kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em về tình thầy trò theo ngôi kể thứ nhất.


V/ ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM:

Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
Kiến thức: nắm được ý nghĩa câu ca dao.
 -Câu ca dao khuyên ta trong giao tiếp nên dùng lời lẽ lịch sự để người nghe hài lòng vừa ý nhằm tạo tình cảm thân ái đoàn kết.(0.5đ)
-Phương châm lịch sự. (0.5đ)
Kĩ năng: xác định đúng phương châm hội thoại đó là phương châm lịch sự.
1,0
3
Kiến thức: nắm được giá trị ý nghĩa của khổ thơ cuối.
-Khổ thơ cuối cùng, vẫn một giọng thơ mộc mạc, gần với lời nói bình thường. Vậy mà nhạc điệu, hình ảnh, ngôn ngữ rất đẹp, rất thơ, cảm hứng và suy tưởng vừa bay bổng, vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của người chiến sĩ vận tải Trường Sơn.
Kĩ năng: biết diễn đạt mạch lạc, trôi chảy.
2.0
4
Kiến thức: nắm được vấn đề ô nhiễm môi trường là vấn đề nóng bỏng, cấp bách hiện nay và bảo vệ môi trường không là trách nhiệm của riêng ai.
2.0
5
 Kể niệm được chọn cần có chọn lọc (phải quan trọng, phải giàu ấn tượng và giàu cảm xúc). 
Khi kể cần chú ý đảm bảo đúng ngôi người kể (ngôi thứ nhất).Có thể tham khảo dàn ý như sau:A/ Mở bài:- Giới thiệu mối quan hệ của bản thân với thầy cô.- Kể lại hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm ấy.B/ Thân bài:1/ Giới thiệu chung về tình cảm của bản thân (tình cảm gắn bó lâu bền hay mới gặp, mới quen, mới được thầy (cô) dạy bộ môn hay chủ nhiệm...).2/ Kể về kỉ niệm.- Câu chuyện diễn ra vào khi nào?- Kể lại nội dung sự việc.+ Sự việc xảy ra thế nào?+ Cách ứng xử ra sao?Ví dụ: Vào giờ kiểm tra, tôi không học thuộc bài nhưng không nói thật.Tôi tìm đủ lí do để chối quanh co (do mẹ tôi bị ốm...) . Nhưng không ngờ hôm trước cô có gọi điện cho mẹ trao đổi về tình hình học tập của tôi. Nhưng ngay lúc ấy cô không trách phạt. Để giữ thể diện cho tôi, có mời tôi cuối giờ ở lại để hỏi thăm sức khoẻ của mẹ tôi.- Kỉ niệm ấy đã để lại trong bản thân điều gì? (Một bài học, thêm yêu quý ông bà, bạn bè, thầy cô hơn...).C/ Kết bài:- Nhấn mạnh lại ý nghĩa của kỉ niệm ấy.- Tự hào và hạnh phúc vì có được thầy cô như thế.

50



File đính kèm:

  • docNV91_KD1.doc