Đề kiem tra học kỳ 1 năm học 2013-2014 môn ngữ văn lớp 9 thời gian: 90 phút

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2674 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiem tra học kỳ 1 năm học 2013-2014 môn ngữ văn lớp 9 thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ỌUẬN TÂY HỒ
ĐỀ KIEM TRA HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2013-2014
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian: 90 phút
Phần I (3.0 điểm) 
Dưới đây là một đoạn trong tác phẩm : hoàng Lê nhất thống chí" (Ngô Gia Văn Phái):
Các ngươi đem thân thờ ta, đã làm đến chức tướng soái. Ta giao cho toàn hạt cả một thừa tuyên, lại cho tùy tiện làm việc. Vậy mà giặc đến không đánh nổi một trận, mới nghe tiếng đã chạy trước. Binh pháp dạy rằng: " Quân thua chém tướng ".
Câu l: Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Chỉ ra dụng ý trong câu: “Binh pháp dạy rằng: " Quân thua chém tướng ".
Câu3: Theo em, vì sao nhân vật lại không thực hiện đúng những điều mình đã
nói? Chi tiết này giúp em hiểu thêm gì về nhân vật?

Phần II (7,0điểm)

Câu 1 : Cho câu thơ: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày”
a. Chép tiếp 9 câu thơ nữa để hoàn thành khổ thơ thứ 2 trong bài "Đồng chí"
của Chính Hữu
b. Có ý kiến cho rằng: Bài thơ có bố cục 3 phần và sức nặng của mỗi phần dồn
vào câu thơ kết. Hãy nêu cảm nhận của em về những câu thơ kết thúc mỗi phần ấy.
c Học bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu, em liên tưởng tới bài thơ nào trong
sách Ngữ văn 9 tập 1 ? Vì sao?
Câu 2: Kết thúc truyện ngắn "Cố hương" của nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn là
suy nghĩ của nhân vật "tôi": "Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất, kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi. "
a. Em hiểu hình ảnh con đường trong những câu trên như thế nào?
b.Viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về con đường phía trước của bản thân. Trong đoạn văn ấy, em sử dụng ít nhất một câu hỏi tu từ (Gạnh dưới câu hỏi tu từ).

ĐÁP ÁN
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian: 90 phút
Phần I (3.0 điểm) 
Câu l:
-Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? (Vua Quang Trung)
-Nói trong hoàn cảnh nào?(Vua Quang Trung đem quân ra bắc, gặp các tướng trấn thủ Bắc Hà ở Tam Điệp)
Câu 2: Chỉ ra dụng ý trong câu: “Binh pháp dạy rằng: " Quân thua chém tướng ".
“Quân thua…” là chỉ việc Sơ, Lân, Nhậm bỏ Thăn Long và cả Bắc Hà cho quân Thanh mà không đánh một trận.
“…chém tướng” là chỉ việc phải chịu hình phạt nghiêm khắc (chém đầu) để đền tội.
Câu3: 
-Theo em, vì sao nhân vật lại không thực hiện đúng những điều mình đã nói? 
Vì vua Quang Trung hiểu rõ :
+Quân Thanh có ưu thế lớn, quân Tây Sơn trấn thủ Bắc Hà không đủ sức ngăn cản nên buộc phải rút.
+Việc rút quân có cái lợi : bảo toàn lực lượng, làm kiêu lòng địch tạo diều kiện phản công.
Chi tiết này giúp em hiểu thêm gì về nhân vật?
Qua chi tiết này ta thấy vua Quang Trung:
+Có lòng nhân từ
+Có trí tuệ xét tình thế và dùng người.

Phần II (7,0điểm)

Câu 1 : Cho câu thơ: “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày”
a. Chép tiếp 9 câu thơ nữa để hoàn thành khổ thơ thứ 2 trong bài "Đồng chí"
của Chính Hữu
b. Có ý kiến cho rằng: Bài thơ có bố cục 3 phần và sức nặng của mỗi phần dồn
vào câu thơ kết. Hãy nêu cảm nhận của em về những câu thơ kết thúc mỗi phần ấy.
- “Đồng chí!”, kết phần “Cơ sở hình thành tình đồng chí”, câu thơ đặc biệt chỉ có một từ, tạo nên điểm nhấn, dựa trên cơ sở chung (cảnh ngộ xuất thân, lý tưởng, đội ngũ, sinh hoạt) tình đồng chí ra đời sau một quá trình dài những người nông dân đến với vai trò mới là người lính, thật xúc động, thiêng liêng.
- “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”: kết lại phần “Biểu hiện của tình đồng chí”, cái bắt tay của những người đồng đội yêu thương, gắn bó keo sơn với nhau đã giúp người lính vượt qua mọi gian khổ.
- “Đầu súng trăng treo” : câu thơ kết phần “Người lính trong chiến đấu” cũng là kết lại cả bài thơ, được sáng tạo bằng chất liệu hiện thực và trí tưởng tượng, trở thành biểu tượng đẹp về cuộc đời người lính (chiến sĩ và thi sĩ)
c Học bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu, em liên tưởng tới bài thơ nào trong
sách Ngữ văn 9 tập 1 ? Vì sao?
Có thể liên tưởng :
“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” vì cùng viết về người lính với tình đồng chí vượt qua gian khổ trên đường Trường Sơn
“Ánh trăng” vì cũng có hình ảnh “trăng” tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn người lính
Câu 2: Kết thúc truyện ngắn "Cố hương" của nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn là
suy nghĩ của nhân vật "tôi": "Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất, kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi. "
a. Em hiểu hình ảnh con đường trong những câu trên như thế nào?
-Hình ảnh có một ý nghĩa sâu sắc khái quát về triết lí cuộc sống con người: làng quê của “tôi” và lớn hơn nữa là xã hội Trung Quốc đang trì trệ, lạc hậu trên con đường mòn cũ với bao thứ hủ tục nặng nề. Cần tìm ra con đường mới để đưa đất nước tiến lên.+ Đó là con đường đến tự do, hạnh phúc của con người, con đường của tự thân hành động, dựng xây và hi vọng. Con đường không tự nhiên có mà do chính con người, nhiều người đi mãi đi nhiều góp phần tạo dựng nên.+ Trong sự đối lập giữa “vốn làm gì có đường” với “đi mãi thì thành đường” tác giả bày tỏ một niềm tin chắc chắn vào sự xuất hiện tất yếu của một “con đường” mới, một cuộc sống mới ,một xã hội mới.
b.Viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày suy nghĩ của em về con đường. Trong đoạn văn ấy, em sử dụng ít nhất một câu hỏi tu từ (Gạnh dưới câu hỏi tu từ).
-Có thể viết câu chủ đề dưới dạng câu hỏi tu từ : Ở cái tuổi 15 này, chẳng lẽ chưa phải là lúc để mình suy nghĩ về con đường phía trước của bản thân hay sao?
-Có thể triển khai các ý :
+Những khó khăn và thuận lợi trên con đường phía trước.
+Dự định về con đường học tập
+Dự định về con đường lâp nghiệp
+Dự định về đóng góp của bản thân cho gia đình và xã hội

File đính kèm:

  • docDap an van 9 Tay Ho 1314.doc
Đề thi liên quan