Đề kiểm tra học kỳ 1 (năm học 2013 - 2014) môn thi: ngữ văn lớp 9 (thời gian: 90 phút)

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1 (năm học 2013 - 2014) môn thi: ngữ văn lớp 9 (thời gian: 90 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐẠI LỘC

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1 (NĂM HỌC 2013 - 2014)
 Môn: Ngữ Văn lớp 9 (Thời gian: 90 phút)
Họ và tên GV ra đề: Nguyễn Thị Thanh Minh
 Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Trãi 

A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
Mức độ

Tên Chủ đề 


Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng



Cấp độ thấp
Cấp độ cao


1. Đọc hiểu
Thơ và Truyện hiện đại

Tình huống truyện trong Làng Kim Lân và ý nghĩa tình huống
Giải thích nhan đề bài thơ Ánh trăng




Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu :0
Số điểm:0
 Tỉ lệ: 0%
Số câu:1 
Số điểm:1,0
 Tỉ lệ: 10% 
Số câu:1
Số điểm :1.0 
Tỉ lệ: 10%
Số câu:0
Số điểm :0 
Tỉ lệ: 0%
Số câu:2 
2.0 điểm20% 

2. Tiếng Việt


Nhớ định nghĩa về từ nhiều nghĩa

 Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển.




Số câu 
Số điểm Tỉ lệ %
Số câu:1 
Số điểm:1.0 
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1 
Số điểm :1,0 
Tỉ lệ: 10%
Số câu:0
Số điểm :0 
Tỉ lệ: 0%
Số câu:0
Số điểm :0 
Tỉ lệ: 0%
Số câu:1 
2,0 điểm=20%
3. Tập làm văn
- Ngôi kể
- Yếu tố miêu tả trong đoạn văn tự sự
- Viết bài văn nghị luận về 1 nhân vật văn học

 






Viết bài văn nghị luận về 1 nhân vật văn học (anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long)


Số câu:1
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ: 10%
Số câu:2 
Số điểm: 2.0 
Tỉ lệ: 20%
Số câu:1
Số điểm:1.0 
Tỉ lệ: 10%
Số câu: 1 
Số điểm :6 
Tỉ lệ: 60%
Số câu:1 
6.0
điểm=60% 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm:1.0
10%
Số câu:2
Số điểm:2.0
20%
Số câu:1
Số điểm:1.0 
Tỉ lệ: 10%
Số câu:1
Số điểm:6.0
60%
Số câu:
Số điểm:10
100%
B.ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (2013-2014)- MÔN NGỮ VĂN 9
 Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: ( 1.0 đ)
 a, Truyện ngắn Làng của Kim Lân đã xây dựng tình huống như thế nào?
 Nêu ý nghĩa tác dụng của tình huống đó?
 b. Lí giải tâm trạng của ông Hai trong câu văn sau:
 Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.
Câu 2: ( 1.0 đ)
Giải thích nhan đề bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
Câu 3: (2.0 đ)
 a. Thế nào là từ nhiều nghĩa?
 .b.Chỉ ra đâu là nghĩa gốc , đâu là nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của từ “ nhóm’ trong khổ thơ sau đây:
 “ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.
 Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi.
 Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui.
 Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.”

Câu 4. (6.0 đ)Suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. 

C.HƯỚNG DẪN CHẤM :
Câu1 ; (1.0đ)
 a. Tình huống của truyện ngắn Làng ;
 Ông Hai là người yêu làng nhưng ông lại nhận được tin làngtheo giặc.
 Tác gỉa đặt nhân vật ông Hai trong tình huống ấy để thể hiệntình yêu làng yêu nước của nhân vật.(0,5đ)
 b. Tâm trạng ông Hai :
 Yêu và tự hào về làng nên khi có tin làng chợ Dầu theo giặc, ông sợ người ta sẽ không cho ông ở nơi tản cư. Ông không thể quay về làng được vì   « Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây rồi thì phải thù »
Ông cho rằng quay về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ.
 Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng qua đó nói lên tình yêu làng gắn liền với tình yêu nước yêu kháng chiến của ông Hai. (0,5đ)

Câu 2 : ( 1.0đ) Ánh trăng hiểu theo nghĩa thực là hình ảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp bình dị hồn nhiên, vĩnh hằng.
- Trong bài thơ, hình ảnh ánh trăngcó ý nghĩa biểu tượngcho quá khứ nghĩa tình luôn đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ. Ánh trăng là người bạn, là nhân chứng có ý nghĩa nhắc nhở, thức tỉnh con người về thái độ : ‘ Uống nước nhớ nguồn », sự ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.
Câu 3 : ( 2.0 đ)
- Từ nhiều nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và các nghĩa chuyển hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.( 0,5đ)
 Từ“ nhóm’   trong dòng thơ (1), (3) : hành động cho lửa bén vào làm chất đốt( củi, rơm..) cháy lên để nấu nướng hoặc sưởi ấm. ( 0,5đ)
 - Từ“ nhóm’   trong dòng thơ (2), (4) : chỉ sự khơi gợi vun đắp những tâm tư tình cảm.( 0,5đ)
Từ“ nhóm’   trong dòng thơ (1), (3) : Nghĩa gốc, từ“ nhóm’   trong dòng thơ (2), (4) : Nghĩa chuyển.(0,25đ) Phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ.(0,25đ)

 Câu 4 : (6,0 điểm)
Biết làm bài văn nghị luận văn học về một nhân vật trong tác phẩm văn học. Kết cấu bài viết chặt chẽ, biết dùng từ, đặt câu, diễn đạt lưu loát, thuyết phục. 
Cụ thể :
- Giới thiệu được nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng là nhân vật chính trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. Anh thanh niên chỉ xuất hiện trong giây lát qua cuộc gặp gỡ thú vị với các nhân vật ông hoạ sĩ, cô kĩ sư và người lái xe nhưng đã để lại một kí hoạ chân dung gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc về một người thanh niên đang cần mẫn làm việc hết mình cho đất nước trong một hoàn cảnh đặc biệt - 1 mình trên vùng núi cao Sa Pa lặng lẽ, vắng vẻ. (0,5 điểm)
- Trình bày được những suy nghĩ, đánh giá cá nhân về nhân vật anh thanh niên và công việc của anh:
 + Hoàn cảnh sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao với công việc tưởng chừng như giản đơn, lặng lẽ nhưng lại vô cùng quan trọng đối với đất nước: đo gió, đo mưa, đo chấn động địa chất… phục vụ dự báo thời tiết hàng ngày. (1 điểm)
+ Những phẩm chất đáng quý giúp anh vượt qua cuộc sống cô độc: Yêu nghề, có trách nhiệm và ý thức được công việc của mình; Biết tổ chức sắp xếp cuộc sống chủ động và khoa học: nhà cửa ngăn nắp, trồng hoa, nuôi gà, đọc sách và tự học; Qúy trọng tình cảm của mọi người, biết quan tâm đến người khác, thích giao tiếp; Khiêm tốn, thành thực nhận thấy những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. (4 điểm, mỗi ý 1 điểm)
- Biết liên hệ về trách nhiệm và những đóng góp của cá nhân đối với đất nước. (0,5 điểm)
Lưu ý: 
 - Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn nghị luận là 2 điểm.
 - Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi lập luận là 1 điểm.
 - Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt, chính tả: 1 điểm.





File đính kèm:

  • docNV91_NT4.doc
Đề thi liên quan