Đề kiểm tra học kỳ 1(2008-2009) Môn : Ngữ Văn Lớp : 8 Phòng GD&ĐT Đại Lộc
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 1(2008-2009) Môn : Ngữ Văn Lớp : 8 Phòng GD&ĐT Đại Lộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD&ĐT Đại Lộc ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 1(2008-2009) Môn : Ngữ Văn Lớp : 8 Người ra đề : Nguyễn Thị Kim Tam Đơn vị : THCS Trần Hưng Đạo_ _ _ _ _ _ _ _ _ A. MA TRẬN ĐỀ Chủ đề kiến thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TỔNG Số câu Đ KQ TL KQ TL KQ TL Chủ đề 1: Truyện kí Việt Nam Câu C1,3,4 C2 4 Điểm 0.75 0.25 1 Chủ đề 2 : Văn học nước ngoài Câu C5 1 Điểm 0.25 0.25 Chủ đề 3: Thơ hiện đại Câu C6 C7 2 Điểm 0.25 0.25 0.5 Chủ đề 4: Trường từ vựng Câu C8 1 Điểm 0.25 0.25 Chủ đề 5:Từ tượng hình, tượng thanh Câu C9 1 Điểm 0.25 0.25 Chủ đề 6: Trợ từ, thán từ Câu C10 1 Điểm 0.25 0.25 Chủ đề 7: Nói quá Câu C11 1 Điểm 0.25 0.25 Chủ đề 8 : Tự sự Câu C12 B1,2 3 Điểm 0.25 7 7.25 TỔNG Câu Điểm 5 1.25 7 1.75 2 7 14 10 B. NỘI DUNG ĐỀ Phần 1 : TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( _ 3_ _ điểm ) Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau : ( mỗi câu _0.25 _ _ điểm ) Câu 1: Truyện ngắn “Tôi đi học” là sáng tác của nhà văn nào? A Nam Cao B Thanh Tịnh C Ngô Tất Tố D Nguyên Hồng Câu 2: Trong đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ”, nhân vật chị Dậu là: A Người phụ nữ giàu lòng yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. B Người phụ nữ hiền lành, luôn mẫu mực. C Người mẹ hết lòng thương yêu con cái. D Người bị áp bức đứng lên đấu tranh. Câu 3: Đoạn trích “ Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên H thuộc thể loại nào? A Hồi kí B Bút kí C Truyện ngắn D Tiểu thuyết Câu 4: Truyện ngắn “ Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A Biểu cảm B Tự sự C Miêu tả D Nghị luận Câu 5: Nét hoạ “ Chiếc lá” ( trong “ Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O.Hen-ri) do cụ Bơ-men vẽ trên tường trong một đêm mưa tuyết thật sự là một kiệt tác, vì: A Nét hoạ “Chiếc lá” có thể bán được nhiều tiền. B Nét hoạ “ Chiếc lá” được vẽ bằng cả tình thương bao la và lòng hi sinh cao cả đã cứu sống được một con người. C Nét hoạ “ Chiếc lá” được mọi người trầm trồ khen ngợi. D Nét hoạ “ Chiếc lá” được vẽ bằng bút lông, màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau. Câu 6: Bài thơ “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu được sáng tác vào năm nào? A 1908 B 1912 C 1910 D 1914 Câu 7 : Ý nào không nhằm làm rõ nội dung bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh? A Phong thái ung dung, tự tại. B Khí phách hiên ngang, bất khuất. C Niềm tin không đổi dời vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. D Tấm lòng nhân đạo cao cả. Câu 8: Các từ “ tát, túm, xô, đẩy, nắm, đánh” thuộc trường từ vựng nào dưới đây: A Bộ phận của tay. B Cảm giác của tay. C Hoạt động của tay. D Đặc điểm của tay. Câu 9: Từ nào dưới đây là từ tượng thanh ? A Móm mém B Hu hu C Loay hoay D Rũ rượi Câu10: Câu nào sau đây không chứa trợ từ? A Tôi nhớ mãi những kỉ niệm thời thơ ấu. B Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này. C Ngay tôi cũng không biết đến chuyện này. D Cô ấy đẹp ơi là đẹp. Câu11: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu ca dao sau: “ Bao giờ cây cải làm đình Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta”. A Nói giảm, nói tránh B Nói quá C Ẩn dụ D Hoán dụ Câu12: Mục đích của việc tóm tắt tác phẩm tự sự là: A Ghi lại đầy đủ chi tiết toàn bộ câu chuyện của một tác phẩm để người đọc nắm được tác phẩm ấy. B Kể lai một cách sáng tạo câu chuyện trong tác phẩm nhằm hấp dẫn người chưa đọc đến. C Ghi lại một cách trung thành, chính xác những nội dung chính của một tác phẩm để người chưa đọc nắm được tác phẩm ấy. D Phân tích nội dung, ý nghĩa của một tác phẩm . Phần 2 : TỰ LUẬN ( _ _7 _ điểm ) Câu 1 : _2 _ _điểm Tóm tắt truyện ngắn “ Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao( từ 7-10 dòng) Câu 2 : _ _ 5_điểm Kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn. . ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM Phần 1 : ( _ _3 _ điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Phương án đúng B A A B B D D C B A B C Phần 2 : ( _ _7 _ điểm ) Câu Đáp án Điểm Câu 1 : Nội dung: Tóm tắt cần nêu đầy đủ các sự việc chính và nhân vật quan trọng trong truyện ngắn “ Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao. Hình thức : Đảm bảo số dòng qui định ( 10 dòng) 2 điểm Câu 2: -Kể về lần phạm lỗi với thầy cô giáo: Đó là khi nào, ở đâu? Em đã phạm lỗi gì? Chuyện đã xảy như thế nào? - Miêu tả sự việc xảy ra, hình ảnh thầy cô giáo trong và sau khi em phạm lỗi ( nét mặt, cử chỉ, lời nói , thái độ,…) - Những tình cảm và suy nghĩ của em khi sự việc xảy ra và sau sự việc ấy ( lo lắng , ân hận, buồn phiền,…) -Kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm , nghị luận… trong bài văn tự sự -Bài viết có sáng tạo trong diễn đạt - Bố cục phải rõ ràng, mạch lạc. *. Thang điểm : -Điểm 5: Bố cục rõ, lời văn có nhiều sáng tạo, giàu hình ảnh, không mắc lỗi chính tả. -Điểm 3-4: Bố cục rõ, lời văn có sáng tạo, mắc một số lỗi chính tả. - Điểm 1,2: Các trường hợp còn lại. 5 điểm
File đính kèm:
- De thi HKI NV810.doc