Đề kiểm tra học kỳ 2 lớp 9 môn ngữ văn thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề)

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 2 lớp 9 môn ngữ văn thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục Đào tạo Hưng Yên
Phòng Giáo dục Khoái Châu
Trường THCS Nguyễn Thiện Thuật

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
LỚP 9 MÔN NGỮ VĂN 
Thời gian 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Trắc nghiệm (3 điểm, 12 câu, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm).
Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Bài thơ Nói với con của Y Phương được viết theo thể thơ gì ?
	A. Năm chữ
	B. Lục bát
	C. Tự do 
	D. Tám chữ
2. Đặc điểm nghệ thuật nào không có trong bài thơ Nói với con của Y Phương ?
	A. Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên
	B. Hình ảnh cụ thể, giàu chất thơ
	C. Giọng điệu thiết tha, giàu tình cảm
	D. Nhiều từ Hán Việt và từ láy
3. Bài thơ Con cò của Chế Lan Viên khai thác và phát triển hình ảnh con cò từ đâu ?
	A. Những câu hát ru quen thuộc
	B. Những hình ảnh con cò trong thơ cổ 
	C. Hình ảnh con cò trong những bài thơ hiện đại
	D. Những bài thơ viết về loài vật
4. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ Mây và Sóng của Ta-go là gì ?
	A. Miêu tả 
	B. Biểu cảm
	C. Tự sự
	D. Nghị luận 
5. Chủ đề của bài thơ Mây và Sóng của Ta – Gor là gì ?
	A. Tình mẫu tử thiêng liêng
	B. Tình anh em sâu nặng
	C. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc
	D. Tình bạn bè thắm thiết

6. Hai câu thơ:
	“Ta làm con chim hót
	Ta làm một cành hoa”
đã sử dụng phép liên kết gì ?
Phép thế
Phép nối
Phép lặp từ ngữ 
Không có phép liên kết
7. Trong câu: “Dạ, con cũng thấy như hôm qua…” có sử dụng:
	A. Thành phần tình thái
	B. Thành phần cảm thán
	C. Thành phần phụ chú
	D. Thành phần gọi – đáp 
8. Câu nào sau đây có khởi ngữ ?
	A. Về trí thông minh thì nó là nhất. 
	B. Nó là một học sinh thông minh.
	C. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả.
	D. Người thông minh nhất lớp là nó.
9. Cụm từ “Lên thác xuống ghềnh” là gì ?
	A. Tục ngữ
	B. Thành ngữ 
	C. Quán ngữ
	D. Ca dao
10. Từ nào là từ Hán Việt ?
	A. Lận đận
	B. Nắng mưa
	C. Ấp iu
	D. Tâm tình 
11. Dòng nào dưới đây không có từ ngữ địa phương ?
	A. Liền anh, liền chị
	B. Cá quả, cá rô 
	C. Anh sui, chị sui
	D. Chi, mô, răng, rứa
12. Trong những đề bài sau, đề bài nào không thuộc bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí ?
	A. Suy nghĩ về câu: Uống nước nhớ nguồn.
	B. Bàn về câu: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
	C. Suy nghĩ về câu: Có chí thì nên.
	D. Bàn về hai nhân vật Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten. 


Tự luận (7 điểm).
Câu 1 (2 điểm):
a. Chép lại các câu văn sau khi đã sửa các lỗi chính tả (1 điểm):
Buổi chưa hôm ấy, ông Hai ở nhà một mình. Con bé nớn gánh hàng da quán tro mẹ chưa thấy về.
b. Chỉ ra lỗi sai ngữ pháp trong câu văn sau, chép lại sau khi đã sửa (1 điểm):
	Để có được một cuộc sống phát triển văn minh, hiện đại, còn phải phấn đấu rất nhiều.

Câu 2 (5 điểm):
Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Nói với con của Y Phương:
	 Chân phải bước tới cha
	Chân trái bước tới mẹ
	Một bước chạm tiếng nói
	Hai bước tới tiếng cười
	Người đồng mình yêu lắm con ơi
	Đan lờ cài nan hoa
	Vách nhà ken câu hát
	Rừng cho hoa
	Con đường cho những tấm lòng
	Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
	Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
	(Trích Ngữ văn 9, tập 2)


Sở Giáo dục Đào tạo Hưng Yên
Phòng Giáo dục Khoái Châu
 Trường THCS Nguyễn Thiện Thuật
HƯỚNG DẪN CHẤM 
Đề kiểm tra học kì 2 - Môn ngữ văn lớp 9 

 Trắc nghiệm (3 điểm, mỗi câu đúng được 0,25 điểm):
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
D
A
B
A
C
D
A
B
D
B
D
Tự luận (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm):
a. Chép lại các câu văn sau khi đã sửa các lỗi chính tả (1 điểm):
Buổi chưa hôm ấy, ông Hai ở nhà một mình. Con bé nớn gánh hàng da quán tro mẹ chưa thấy về.
Các lỗi sai đã được gạch chân.
“Buổi chưa” sửa thành “Buổi trưa”. (0,25 điểm)
“bé nớn” sửa thành “bé lớn” (0,25 điểm)
“da quán” sửa thành “ra quán” (0,25 điểm)
“tro mẹ” sửa thành “cho mẹ” (0,25 điểm)
b. Chỉ ra lỗi sai ngữ pháp trong câu văn sau, chép lại sau khi đã sửa (1 điểm):
	“Để có được một cuộc sống phát triển văn minh, hiện đại, còn phải phấn đấu rất nhiều.”
Lỗi của câu là: Thiếu chủ ngữ. (0,5 điểm)
Cách sửa: Học sinh thêm chủ ngữ chúng ta hoặc danh từ phù hợp bất kỳ nào đó. (0,5 điểm)
Câu 2 (5 điểm):
A. Yêu cầu:
1. Về kĩ năng: làm đúng kiểu bài nghị luận văn học (phân tích một đoạn thơ).
- Bố cục rõ ràng, đủ 3 phần, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt tốt.
- Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, không mắc các loại lỗi.
2. Về kiến thức: đề bài yêu cầu phân tích phần đầu của bài thơ “Nói với con” của Y Phương. Vì vậy, thí sinh phải có hiểu biết những nét chính về tác giả, về bài thơ đó: nội dung, giọng điệu, những biện pháp nghệ thuật chính… để có cơ sở phân tích.
- Thí sinh có thể có những cách phân tích khác nhau (miễn là hợp lý) song cần nêu được một số ý chính sau:
+ Giọng điệu cảu đoạn thơ thiết tha trìu mến.
+ Các suy nghĩ và bày tỏ tình cảm phù hợp với người dân miền núi mộc mạc, hồn nhiên, vận dụng lối nói ví von, so sánh để nói được những điều triết lí. 
+ Con lớn lên trong tình thương yêu nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống cần lao của quê hương.
+ Tình yêu thương của cha mẹ với con cái vô cùng sâu sắc.
+ Hình ảnh của một gia đình thật đầm ấm, hạnh phúc (bốn câu thơ đầu). Điệp từ “bước” được nhắc đi nhắc lại 4 lần gợi hình ảnh của một em bé đang tập đi trong sự yêu thương, chăm sóc của cha mẹ.
+ Hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, thơ mộng; cuộc sống cần lao của con người quê hương góp phần tạo đời sống tinh thần phong phú cho con, nuôi dưỡng con nên vóc, nên hình (mấy câu thơ còn lại).
+ Hình ảnh ẩn dụ: “Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát” thể hiện người dân đồng mình thật khéo tay, sống lạc quan, yêu đời.
+ Con nên ghi nhớ công lao của cha mẹ và quê hương, sống sao cho nên người có ích.
B. Tiêu chuẩn cho điểm:
Điểm 5
Bài làm đáp ứng những yêu cầu trên, biết phân tích một đoạn thơ. Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ. Diễn đạt tốt, chữ viết rõ ràng, cẩn thận. Kể có cảm xúc.
Điểm 3 hoặc 4
Tỏ ra hiểu đề, đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, diễn đạt và chữ viết đọc được, không mắc quá 5 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 2
Nắm chắc phương pháp phân tích một đoạn thơ. Bài làm có chép ở một tài liệu nào đó một vài đoạn nhưng tỏ ra không hiểu. Văn viết lủng củng, mắc trên 5 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 1
Lạc đề, không hiểu đề, sai lạc cơ bản về nội dung cũng như phương pháp. (Những bài làm phân tích cả bài thơ Nói với con coi như lạc đề).
NHÓM TUYỂN CHỌN, BIÊN TẬP, SỬA CHỮA:
1. Lê Thị Mỹ Hà
Viện CL&CT GD
2. Nguyễn Thuý Hồng
Viện CL&CT GD
3. Nguyễn Thị Hồng Vân
Viện CL&CT GD
4. Tạ Hồng Xoan
Trường THCS Phan Chu Trinh - Quận Ba Đình - Hà Nội


File đính kèm:

  • docDe kiem tra Ngu Van 9 so 7(1).doc
Đề thi liên quan