Đề kiểm tra học kỳ 2 môn: lịch sử lớp 6 thời gian 45 phút không kể giao đề

doc2 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 2293 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 2 môn: lịch sử lớp 6 thời gian 45 phút không kể giao đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Trần Hưng Đạo
Người ra đề: Mai Thị Yến Linh
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 6
Thời gian 45 phút không kể giao đề
I. Trắc nghiệm: Chọn đáp án đúng nhất để tra lời các câu hỏi sau:: (7đ)
1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta trong các thế kỉ I-VI là:
Đổi nước ta thành Châu Giao, cử các huyện lệnh người Hán cai trị.
Bắt nhân dân ta phải nộp thuế, cống nộp và lao dịch nặng nề.
Đưa người Hán sang nước ta sinh sống, bắt nhân dân ta học chữ Hán, tuân theo luật pháp, phong tục Hán.
Tất cả các ý a, b, c đều đú ng
2. Nhà nước Trưng Vương xây dựng là nhà nước độc lập vì :
a. Trưng Trắc được suy tôn làm vua	c. Lạc tướng người Việt cai quản các huyện	
b. Nhà nước không chịu sự chỉ huy của nhà Hán 	d. Cả 3 biểu hiện trên
3. Sau khởi nghĩa hai Bà Trưng về kinh tế nhà Hán đã:
a. Bãi bỏ các thứ thuế 	c. Bãi bỏ cống nạp
b. Bãi bỏ lao dịch 	d. Tăng cường hơn các thứ thuế, cống nộp và lao dịch.
4. Cuộc kháng chiến chống quân Hán năm 42-43 thất bại, Hai Bà Trưng hi sinh ở:
a. Núi Tùng (Hậu Lộc-Thanh Hoá)	b. Cấm Khê (Ba Vì - Hà Tây)
c. Hát Môn (Hà Tây-Hà Nội)	d. Tất cả đều sai
5. Chính quyền đô hộ mở trường dạy chữ Hán, bắt nhân dân ta nói tiếng Hán nhằm mục đích:
 a. Để thuận lợi trong giao tiếp	b. Để nhân dân ta khỏi mù chữ
 c. Để dân ta biết thêm chữ Hán	d. Đồng hoá nhân dân ta.
6. Theo nhận định của nhà sử học Lê Văn Hưu về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng em có nhận xét gì:
a. Đây là cuộc khởi nghĩa thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân 	b. Vai trò to lớn của phụ nữ.
c. Tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của nhân dân ta. 	
d. Khẳng định quyền độc lập tự chủ của dân tộc 	e. Tất cả các ý trên đều đúng
7. Nông nghiệp nước ta từ giữa thế kỉ I -giữa thế kỉ VI là:
a. Công cụ phổ biến là đồ sắt	b. Cày, bừa do trâu kéo là phổ biến	
c. Bắt đầu biết làm thuỷ lợi: đắp đê và kênh ngòi	d. Cả a, b, c
8. Bọn phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách cai trị nhân dân ta trên mọi phương diện nhằm:
a. Muốn đồng hoá nhân dân ta.
b. Muốn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc
c. Cả 2 ý trên đều đúng.
9. Cuộc khởi nghiã của Bà triệu nổ ra vào năm nào?
a. 542. 	b. 428 	c. 40	d. 248
10. Từ năm 544-602 đất nước ta có tên gọi là:
a. Giao Châu 	b. Châu Giao	c. Vạn Xuân	d. An Nam đô hộ phủ
11. Trong cuộc kháng chiến chống quân Lương người được nhân dân gọi là Dạ Trạch Vương là ai:
a. Lý Bí 	b. Lý Phật Tử	c. Triệu Túc	d. Triệu Quang Phục
12. Cuộc khởi nghĩaLý Bí nổ ra vào năm nào :
a. 542. 	b. 452 	c. 248	d. 544
13. Họ Khúc, họ Dương giành được quyền tự chủ vào thời gian nào:
a. Cuối thế kỉ IX. 	b. Đầu thế kỉ X 	c. Cuối thế kỉ X	d. Không phải a, b, c
14 .Kinh đô đầu tiên của nước Chăm pa:
a. Trà Kiệu	b. Phan Rang	c. Hội An	d. Huế
B. Tự luận: (3đ)
1/ Trình bày diễn biến của khởi nghiã Mai Thúc Loan? (1.5đ)
2/ Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta những gì?(1.5đ)
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HK II MÔN KỊCH SỬ LỚP 6
I. Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng (0.5đ)
1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta trong các thế kỉ I-VI là:
- Đổi nước ta thành Châu Giao, cử các huyện lệnh người Hán cai trị.
- Bắt nhân dân ta phải nộp thuế, cống nộp và lao dịch nặng nề.
- Đưa người Hán sang nước ta sinh sống, bắt nhân dân ta học chữ Hán, tuân theo luật pháp, phong tục Hán.
2. Nhà nước Trưng Vương xây dựng là nhà nước độc lập vì :
- Trưng Trắc được suy tôn làm vua	- Lạc tướng người Việt cai quản các huyện	- Nhà nước không chịu sự chỉ huy của nhà Hán 
3. Sau khởi nghĩa hai Bà Trưng về kinh tế nhà Hán đã: Tăng cường hơn các thứ thuế, cống nộp và lao dịch.
4. Cuộc kháng chiến chống quân Hán năm 42-43 thất bại, Hai Bà Trưng hi sinh ở: Cấm Khê (Ba Vì - Hà Tây) 
5. Chính quyền đô hộ mở trường dạy chữ Hán, bắt nhân dân ta nói tiếng Hán nhằm mục đích: Đồng hoá nhân dân ta.
6. Theo nhận định của nhà sử học Lê Văn Hưu về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng em có nhận xét :
- Đây là cuộc khởi nghĩa thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân 	- Vai trò to lớn của phụ nữ.
- Tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của nhân dân ta. 	
- Khẳng định quyền độc lập tự chủ của dân tộc
7. Nông nghiệp nước ta từ giữa thế kỉ I -giữa thế kỉ VI là:
- Công cụ phổ biến là đồ sắt	- Cày, bừa do trâu kéo là phổ biến
- Bắt đầu biết làm thuỷ lợi: đắp đê và kênh ngòi	
8. Bọn phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách cai trị nhân dân ta trên mọi phương diện nhằm:
- Muốn đồng hoá nhân dân ta.
- Muốn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc
9. Cuộc khởi nghiã của Bà triệu nổ ra vào năm: 248
10. Từ năm 544-602 đất nước ta có tên gọi là: Vạn Xuân
11. Trong cuộc kháng chiến chống quân Lương người được nhân dân gọi là Dạ Trạch Vương là ai:
Triệu Quang Phục
12. Cuộc khởi nghĩaLý Bí nổ ra vào năm 542.
13. Họ Khúc, họ Dương giành được quyền tự chủ vào đầu thế kỉ X
14 .Kinh đô đầu tiên của nước Chăm pa: Trà Kiệu
B. Tự luận: (3đ)
1/ Diễn biến của khởi nghiã Mai Thúc Loan: (1.5đ)
- Cuộc khởi nghiã nổ ra vào đầu thế kỉ VIII, nghĩa quân nhành chóng chiếm được thành Hoan Châu, được nhân dân Diễn Châu, Ái Châu hưởng ứng nhiệt liệt. Mai Thúi Loan cho xây dựng căn cứ ở Sa Nam (Nam Đàn-Nghệ An) xưng là Mai Hắc Đế. Ông liên kết với nhân dân khắp nơi, nhân dân Chăm pa, tấn công thành Tống Bình, đuổi quân xâm lược về nước (1đ)
- Năm 722, nhà Đường cử đại quân sang đàn áp, nghĩa quân chống cự không nổi phải rút vào Nam, Mai Thúc Loan hi sinh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp (0.5đ)
2/ Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta: (1.5đ)
- Lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh kiên cường và bất khuất vì nền độc lập của dân tộc.(0.5đ)
- Những người anh hùng dân tộc đáng kính phục, quý mến và đáng được tôn thờ .(0.5đ)
- Ý thức không ngừng vươn lên .(0.5đ)

File đính kèm:

  • docSU-6-THD.doc