Đề kiểm tra học kỳ 2 môn: lịch sử lớp 8 thời gian 45 phút không kể giao đề

doc2 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 3379 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 2 môn: lịch sử lớp 8 thời gian 45 phút không kể giao đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Trần Hưng Đạo
Người ra đề: Mai Thị Yến Linh
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 
MÔN: LỊCH SỬ LỚP 8
Thời gian 45 phút không kể giao đề
I. Trắc nghiệm:
	Chọn đáp án đúng nhất để tra lời các câu hỏi sau: (7đ)
1. Người đứng đầu phe chủ chiến chống Pháp:
a. Phan Thanh Giản	b. Tôn Thất Thuyết	c. Nguyễn Tri Phương	d.Phạm Gia Vĩnh
2. Trong phong trào Cần Vương cuộc khởi nghĩa nào sủ dụng cách đánh du kích:
a. Khởi nghĩa Hương Khê	b. Khởi nghĩa Ba Đình	c. Khởi nghĩa Bãi Sậy	
3. Nguyên nhân thực dân pháp xâm lược nước ta:
a. Nước ta là nước kém phát triển, Pháp muốn khai hoá văn minh ở nước ta. 
b. Chủ nghĩa tư bản phát triển cần nguyên liệu, thị trường.
c. Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu
d. Câu a , c đúng.	e. Câu b, c đúng.
4.Quân Pháp tấn công thành Gia Định:
a. 1/9/1858	b. 17/2/1859	c. 31/8/1858	d. 24/2/1861.
5. Câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây” của:
a. Trương Định	b. Nguyễn Tri Phương	c. Nguyễn Hữu Huân	d.Nguyễn Trung Trực
6. Cho biết sự kiện lịch sử vào ngày 1/9/1858:
a. Thực dân Pháp mở đầu xâm lược nước ta	b. Đại đồn Chí Hoà bị tấn công
c. Thành Hà Nội bị thất thủ lần thứ hai.	d. Hoàng Diệu hi sinh.
7. Ai được nhân dân tôn làm chủ soái để chống Pháp với chức danh là “Bình Tây đại nguyên soái”:
a. Trương Định	b. Nguyễn Tri Phương	c. Trương Quyền	d. Nguyễn Trung Trực
8. Hiệp ước Giáp Tuất được kí kết:	
a. 5/6/1862	b. 15/3/1874	c. 25/8/1883	d. 6/6/1884
9. Ai là người bắt cóc tên điền chủ người Pháp Sét-nay để trao đổi điều kiện với Pháp:
a. Phan Châu Trinh 	b. Đề Nắm	c. Đề Thám	d. Phan Bội Châu	
10. Chính sách văn hóa của Pháp ở Việt Nam nhằm:
a. Tạo ra tầng lớp tay sai cho thực dân Pháp. c. Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt, lạc hậu.
b. Khai trí văn minh, nâng cao trình độ cho nhân dân Việt Nam. d. Câu a và c đúng
11. Phong tràp chống thuế ở Trung kì diễn ra vào năm nào?
a. 1905	b. 1907	c. 1908	d. 1909
12. Khởi nghĩa Yên Thế khác với các cuộc khởi nghĩa cùng thời ở những điểm nào?
a. Mục tiêu chiến đấu không phải vì vua, khôi phục chế độ phong kiến mà để bảo vệ cuộc sống.
b. Các thủ lĩnh và nghĩa quân đều xuất thân từ nông dân cần cù chất phát yêu cuộc sống tự do.
c. Địa bàn hoạt động ở vùng trung du, nghĩa quân có lối đánh linh hoạt cơ động.
d. Tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, làm chậm quá rình xâm lược, bình định của Pháp. 
e. Tất cả các ý trên đều đúng.
13.Phong trào Đông Du do ai đứng đầu:
a. Phan Châu Trinh	b. Phan Bội Châu	c. Lươmg Văn Can	d. Vũ Hoành
14. Đề nghị cải cách nào sau đây là của Nguyễn Trường Tộ:
a . Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
b. Chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp, tài chính, võ bị, ngoại giao, giáo dục
c. Mở cửa biển Trà Lý (Nam Định)
d. Đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng.
	A. Tự luận: (3đ)
1/ Nêu nội dung chủ yếu của Hiệp ước Pa-tơ-nốt? (1.5đ)
2/ / Vì sao những đề nghị cải cách ở Việt nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được ? (1.5đ)
ĐÁP ÁN ĐÈ KIỂM TRA HK 2 SỦ 8
I. Trắc nghiệm: 7đ
	Mỗi câu đúng 0.5 đ: 
1. Người đứng đầu phe chủ chiến chống Pháp: Tôn Thất Thuyết	
2. Trong phong trào Cần Vương cuộc khởi nghĩa nào sủ dụng cách đánh du kích: Khởi nghĩa Bãi Sậy
3. Nguyên nhân thực dân pháp xâm lược nước ta: 	Câu b, c đúng.:
Chủ nghĩa tư bản phát triển cần nguyên liệu, thị trường.
Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến suy yếu
4.Quân Pháp tấn công thành Gia Định: ngày 17/2/1859	
5. Câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây” của: Nguyễn Trung Trực 
6. Thực dân Pháp mở đầu xâm lược nước ta ngày 1/9/1858:
7. Người được nhân dân tôn làm chủ soái để chống Pháp với chức danh “Bình Tây đại nguyên soái”: là Trương Định
8. Hiệp ước Giáp Tuất được kí kết: 15/3//1874	
9. Người bắt cóc tên điền chủ người Pháp Sét-nay để trao đổi điều kiện với Pháp: Đề Thám
10. Chính sách văn hóa của Pháp ở Việt Nam nhằm: Câu a và c đúng
Tạo ra tầng lớp tay sai cho thực dân Pháp, kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt, lạc hậu.
11. Phong tràp chống thuế ở Trung kì diễn ra vào năm 1908	
12. Khởi nghĩa Yên Thế khác với các cuộc khởi nghĩa cùng thời ở những điểm:
a. Mục tiêu chiến đấu không phải vì vua, khôi phục chế độ phong kiến mà để bảo vệ cuộc sống.
b. Các thủ lĩnh và nghĩa quân đều xuất thân từ nông dân cần cù chất phát yêu cuộc sống tự do.
c. Địa bàn hoạt động ở vùng trung du, nghĩa quân có lối đánh linh hoạt cơ động.
d. Tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, làm chậm quá rình xâm lược, bình định của Pháp. 
13.Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu đứng đầu:
14. Đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ: Chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp, tài chính, võ bị, ngoại giao, giáo dục
B. Tự luận: (3đ) 
1/ Nêu nội dung chủ yếu của Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1.5đ):
- Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắ kì và Trung kì...
- Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung kì và mọi việc phải thông qua Pháp và Pháp kiểm soát những công việc của quan lại triều đình.
- Pháp nắm mọi giao thiệp đều do Pháp nắm.
- Triều đình Huế rút quân đội ở Bắc kì về Trung kì
2/ Những đề nghị cải cách ở Việt nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được là do:(1.5đ)
- Có cải cách vượt quá khả năng thực tế
- Khó khăn về tài chính
- Thực dân Pháp đang từng bước xâm chiếm nước ta
- Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt đối lập với mọi sự thay đổi

File đính kèm:

  • docSU-8-THD.doc