Đề kiểm tra học kỳ 2 môn: ngữ văn 6 thời gian: 90 phút

doc3 trang | Chia sẻ: bobo00 | Lượt xem: 4802 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 2 môn: ngữ văn 6 thời gian: 90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
Người ra đề: Nguyễn Thị Điện	Môn: Ngữ văn 6
	Thời gian: 90 phút
I/ Trắc nghiệm: (4đ)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn tròn vào chữ cái của câu trả lời đúng nhất.
" Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. Cho đến chiều tối, thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò." 
Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chủ yếu?
 A/ Biểu cảm
 B/ Miêu tả
 C/ Tự sự
 D/ Nghị luận
Câu 2: Tác giả của đoạn văn trên là ai?
 A/ Nguyễn Tuân
 B/ Tô Hoài
 C/ Đoàn Giỏi
 D/ Võ Quảng
Câu 3: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
 A/ Bài học đường đời đầu tiên
 B/ Sông nước Cà Mau
 C/ Vượt thác
 D/ Buổi học cuối cùng
Câu 4: Vị trí quan sát để miêu tả cuộc vượt thác của tác giả là ở đâu?
 A/ Trên bờ sông
 B/ Trên một dãy núi cao ven dòng sông
 C/ Trên một chiếc thuyền đi sau dượng Hương Thư
 D/ Trên cùng một con thuyền với dượng Hương Thư
Câu 5: Trong đoạn văn trên tác giả đã dùng phép so sánh mấy lần?
 A/ 1 lần
 B/ 2 lần
 C/ 3 lần
 D/ 4 lần
Câu 6: Trong câu: "Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" 
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào?
 A/ Nhân hoá
 B/ So sánh
Câu 7: Nếu viết: " Cho đến chiều tối, vượt qua thác Cổ Cò" thì câu văn mắc phải lỗi nào?
 A/ Thiếu chủ ngữ 
 B/ Thiếu vị ngữ 
 C/ Thiếu trạng ngữ
 D/ Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
Câu 8: Đối tượng được tập trung miêu tả trong đoạn trích trên là ai ?
 A/ Dượng Hương Thư
 B/ Chú Hai 
 C/ Cục và Cù Lao
 D/ Dượng Hương Thư và chú Hai
Câu 9: Chi tiết nào không miêu tả ngoại hình cuả dượng Hương Thư khi vượt thác?
 A/ Các bắp thịt cuồn cuộn
 B/ Hai hàm răng cắn chặt
 C/ Quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa
 D/ Thở không ra hơi 
Câu 10: Văn bản "Vượt thác" được trích từ chương mấy của truyện Quê nội ?
 A/ Chương VIII
 B/ Chương IX
 C/ Chương X 
 D/ Chương XI
II/ Tự luận: (6đ)
Câu 1: Chép nguyên văn hai khổ thơ đầu bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ. (1đ)
Câu 2: Em hãy tả lại cánh đồng lúa chín quê em theo sự quan sát tưởng tượng của mình.(5đ)
ĐÁP ÁN : (Kiểm tra HK II NGỮ VĂN 6)
I/ Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng 0,4đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
D
C
D
C
B
A
A
D
D
 II/ Tự luận :
1/ Câu 1: (1đ)
 Chép nguyên văn hai khổ thơ đầu bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ, cứ sai 2 lỗi chính tả, hoặc sai từ trừ 0.25 điểm.
2/ Câu 2: (5đ)
Yêu cầu:
* Hình thức: 
- Làm đúng thể loại văn miêu tả
- Trình bày đủ 3 phần theo bố cục
- Bài viết phải có sự quan sát, tưởng tượng và so sánh
- Bài viết mạch lạc, ít lỗi chính tả
* Nội dung:
 - Chọn trình tự miêu tả cho phù hợp 
 - Bài viết thể hiện đặt trưng của cảnh cánh đồng lúa chín và tình cảm yêu thiêng nhiên, yêu quê hương đất nước. 
Biểu điểm:	
- Điểm 5: - Thực hiện tốt yêu cầu của đề bài
- Điểm 4: - Thực hiện đảm bảo yêu cầu của đề bài
- Điểm 3: - Thực hiện tương đối yêu cầu của đề bài
- Điểm 1-2 - Thực hiện sơ sài yêu cầu của đề bài
- Điểm 0: - Bỏ giấy trắng hoặc lạc đề. 

File đính kèm:

  • docNV- 6-VTS.doc