Đề kiểm tra học kỳ 2 môn ngữ văn lớp 9

doc6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1346 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 2 môn ngữ văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Học kỳ ii
 Môn ngữ văn 9 


I . Trắc nghiệm : Ghi ra tờ giấy thi ý trả lời đúng nhất 
1. Tác giả của văn bản :" Những ngôi sao xa xôi " là ai ?
	A; Nguyễn Minh Châu B; Lê Minh Khuê 
	C; Thanh Hải D; Viễn Phương 
2. Người kể chuyện trong văn bản trên là ai 
	A; Anh chiến sĩ lái xe B; Ba cô gái 
	C; Phương Định D; Tác giả 
3. Văn bản trên có phương thưc biểu đạt chính giống với tác phẩm nào 
	A; Bến quê B; Nói với con
	C; Tiếng nói của văn nghệ D; Tôi và chúng ta 
4. Nét tính cách nổi bật nhất của nhân vật Phương Định 
	A; Trầm tư kín đáo B; Thông minh dí dỏm 
	C; Kiên cường gan góc D; Hồn nhiên mơ mộng 
5. Câu nào có chứa thành phần biệt lập 
	A; Như mọi lần , chúng tôi sẽ giải quyết hết 
	B; Dây mìn dài , cong , mềm 
	C; Chao ôi , có thể là tất cả những cái đó 
	D; Cây còn lại xơ xác
6. Câu nào sau đây không phải là câu đặc biệt 
	A; Ba cô gái B; Hoa trong công viên
	C; Vắng lặng đến phát sợ D; Đất nóng
7. Khởi ngữ của câu : " Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo : Cô có cái nhìn sao mà xa xăm " là 
	A; Mắt tôi B; Các anh lái xe 
	C; Cô D ; Không có khởi ngữ 
8. Văn bản trên có đề tài gần gũi với tác phẩm nào 
	A; Viến lăng Bác B ; Bàn về đọc sách 
	C; Bến quê D : Tiểu đội xe không kính
II / Tự luận 
1. Viết đoạn văn giới thiệu tác giả Thanh Hải 
2. Phân tích bài thơ :"Sang thu " của Hữu Thỉnh









Đáp án - Biểu điểm
	( Văn 9 )
I . Trắc nghiệm 
 Mỗi câu trả lời đúng được 1/4 điểm 
1. B 5.C
2.C 6.D
3.A 7.A
4.D 8.D
 
II/ Tự luận 
1. Giới thiệu được tác giả Thanh Hải như trong chú thích * SGK - ngữ văn 9( 1 điểm )
2. Phân tích bài thơ :"Sang thu " của Hữu Thỉnh ( 7 điểm )
Hình thức 1 điểm ( Bố cục rõ ràng , chữ viết sạch đẹp )
Nội dung 6 điểm 
Cụ thể như sau ;
Mở bài ( 1 điểm )
- Giới thiệu được tác giả tác phẩm 
- Nội dung khái quát của tác phẩm 
Thân bài ; (4 đ)
- Giải thích nhỏ về : Mùa thu ( 1 đ)
- Phân tích theo 3 khổ thơ . Mỗi khổ 1 điểm 
	Khổ 1 : Dấu hiệu sang thu 
	Khổ 2 : Cảnh vật mùa thu 
	Khổ 3 : Cảm xúc của tác giả 
Kết bài ( 1 điểm )
- Đánh giá khái quát nội dung nghệ thuật tác phẩm 
- Nêu cảm xúc 
 




 











Đề kiểm tra học kì II
Môn Ngữ Văn 7 

I.Phần trắc nghiệm(4điểm)
 Đọc kĩ các câu hỏi sau đây, ghi vào bài kiểm tra chữ cái đầu các ý câu trả lời đúng nhất.
 1,Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì?
A,Là các quy luật của thiên nhiên.
B,Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người.
C,Là con người với các mối quan hệ và những lối sống phẩm chất cần phải có.
 2,Câu rút gọn là câu?
A, Có thể vắng chủ ngữ hoặc vị ngữ. C,Cả 2 phương án trên.
B,Có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ
 3,Trong 2 cách làm sau đây, cách nào được coi là đúng nhất khi thực hiện bài tập làm văn nghị luận?
A,Tìm hiểu vấn đề nghị luận, luận điểm và tính chất của đề trước khi viết thành bài văn hoàn chỉnh.
B,Tìm hiểu vấn đềnghị luận, luận điểm, tính chất của đề để lập dàn ý cho đề bài trước khi viết thành bài văn hoàn chỉnh.
 4,Văn bản nào dưới đây không cùng thể loại với các văn bản còn lại?
A,Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.	 C,Ca Huế trên sông Hương.	
B,ý nghĩa văn chương.
 5.Vấn đề nghị luận của bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta nằm ở vị trí nào?
A,Câu mở đầu tác phẩm C,Câu mở đầu đoạn 3
B,Câu mở đầu đoạn 2 D,Phần kết luận.
 6,Tác giả Đặng Thai Mai đã chứng minh cho sự giàu có và khả năng phong phú của Tiếng Việt về những mặt nào?
A,Ngữ âm.	 C,Ngữ pháp
B,Từ vựng.	 D,Cả 3 mặt trên
 7,Trong truyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn, biện pháp nghệ thuật nào đã sử dụng để làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm?
A,So sánh.	 C,Điệp ngữ.
B,Tương phản.	 D,ẩn dụ.
 8,ý nghĩa chính của lời tái bút trong tác Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là gì?
A,Làm cho tác phẩm mang tính chất gàn gũi như một bức thư.
B,Nâng cấp tính cách, thái độ của Phan Bội Châu trước kẻ thù:không chỉ dửng dưng khinh bỉ mà còn chống trả quyết liệt.
C,Thể hiện sự giễu cợt của Phan Bội Châu với Va- ren.
II.Phần tự luận (6 điểm) Nhân dân ta thường nói:"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Em hiểu câu nói đó như thế nào? Hãy chứng minh đó là nét đẹp trong truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam.
Đáp án, biểu điểm

I,Phần trắc nghiệm(4 điểm) Mỗi ý đúng: 0,5 điểm
Câu 1:C Câu 5:A	
Câu 2:C Câu 6:D
Câu 3:B Câu 7:B
Câu 4:C Câu 8:B

II,Phần tự luận(6 điểm)

A,Nội dung(5điểm)
1,Mở bài(1 điểm)
- Giới thiệu được vấn đề cần chứng minh.
- Giới hạn của đề.
2,Thân bài (3 điểm)
+ Giải thích (1 điểm )
_ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây nghĩa là thế nào?
_ Tại sao phải ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây?
+ Chứng minh : ăn quả nhớ kẻ trồng cây là nét đẹp đạo lý của đân tộc ta (2 điểm)
_ Dẫn chứng cần sắp xếp như sau:
 Con cháu biết ơn tổ tiên, kính yêu ông bà, cha mẹ.
 Các lễ hội văn hoá.
 Truyền thống thờ cúng tổ tiên.
 Tôn sùng và nhớ ơn các vị anh hùng, những người có công lao trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
 Ngày 27-7 hằng năm là dịp để chúng ta tỏ rõ lòng biết ơn đó.
 Toàn dân biết ơn Đảng, Bác Hồ, Cách mạng.
 Học trò biết ơn thầy cô giáo.
3,Kết bài(1 điểm)
_ Khẳng định lại luận đề.
_ Liên hệ bản thân.

B,Hình thức (1điểm)
_ Viết đúng thể loại, bố cục.
_ Các luận điểm trong thân bài phải rõ
_ Không có sai phạm lớn về từ, câu.






 

 Đề kiểm tra chất lượng cuối năm
Môn Văn 8

 Phần I: Trắc nghiệm (2,5 đ) 

Đọc kĩ các câu hỏi sau và ghi vào bài làm câu trả lời đúng nhất 
Câu 1:Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào?
A. Con tuấn mã B.Mảnh hồn làng 
C. Dân làng D.Quê hơng
Câu 2:Hình ảnh nào xuất hiện hai lần trong bài thơ “ Khi con tu hú” 
 A. Lúa chiêm B. Trời xanh 
C. Con tu hú D.Nắng đào
Câu 3: Câu nghi vấn “ Cụ tởng tôi sung sớng hơn chăng? ’’ dùng để làm gì? 
A.Phủ định B.Đe doạ 
C. Hỏi D.Biểu lộ tình cảm ,cảm xúc
Câu 4: Nhật kí trong tù đợc sáng tác bằng chữ gì ?
A. Chữ Hán B.Chữ Nôm
C. Chữ quốc ngữ D.Chữ Pháp
Câu 5: Câu “ Trớc cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?’’là kiểu câu gì?
A.Câu trần thuật B.Câu nghi vấn C.Câu cảm thán D.Câu cầu khiến
Câu 6: “Chiếu dời đô” đợc viết theo phơng thức biểu đạt chính nào?
A.Tự sự B.Biểu cảm 
C. Thuyết minh D.Lập luận
Câu 7:Chiếu dời đô đợc sáng tác năm nào?
A. 1010 B.958 
C. 1789 D.1858
Câu 8: Kết cấu chung thể hịch thờng gồm mấy phần?
A. Hai phần B.Ba phần 
 	C.Bốn phần D.Năm phần
Câu 9: Khi nói : “ Từ xa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nớc đời nào không có?’’ Trần Quốc Tuấn đã thực hiện hành động hỏi
A. Đúng B. Sai
Câu 10: Đoạn trích Thuế máu nằm ở chương mấy của tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp 
A.Chương I B.Chương II
C.Chương III D.Chương IV
Phần II : Tự luận (7,5 đ)
Câu 1: Chép lại 3 câu thơ của Bác có hình ảnh trăng (1,5đ)
Câu 2:Chứng minh Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình(6đ)
 
 Đáp án và biểu điểm 

Phần I (2,5đ) 

Câu1:B Câu5:B Câu 8: C
Câu2: C Câu6:D Câu 9: B
Câu3:A Câu7:A Câu 10:A
Câu4: A
 Mỗi câu đúng đợc 0,25đ

Phần II (7,5đ) 

Câu1( 1,5đ ) Những câu thơ của Bác có hình ảnh trăng:
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
 (Cảnh khuya)
 Ngời ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
 (Ngắm trăng)
 Trăng vào cửa sổ đòi thơ
 Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
 (Tin thắng trận)

Câu2:(6đ)
A.Mở bài (1đ)
-Giới thiệu tác giả Lí Công Uẩn
-Nêu vấn đề sẽ chứng minh
B. Thân bài ( 4đ)
1,Chiếu dời đô có lí lẽ ,lập luận chặt chẽ
 Trình tự lập luận của bài:
-Nêu sử sách Trung Hoa làm tiền đề xa
-Phê phán nhà Đinh ,Lê không dời đô làm tiền đề gần
-Thành Đại La xứng đáng là kinh đô bậc nhất 
-Vua sẽ dơì đô ra đó và hỏi ý kiến quần thần 
2, Tình cảm nhà vua chân thành ,sâu sắc
-Câu văn bày tỏ nỗi lòng Trẫm rất đau xót về việc đó
-Câu hỏi ý kiến quần thần
C.Kết bài (1đ)
-Khẳng định lại vấn đề
-ý nghĩa của bài chiếu 




File đính kèm:

  • docde van 0809.doc
Đề thi liên quan