Đề kiểm tra học kỳ 2 năm học 2012-2013 môn: ngữ văn lớp 7
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 2 năm học 2012-2013 môn: ngữ văn lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2012-2013 HẢI LĂNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1 (2 điểm): Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho mỗi loại một ví dụ. Các câu sau có phải câu bị động không? Vì sao? a) Tay em bị đau. b) Em được giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi. Câu 2 (2 điểm): Hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Câu 3 (6 điểm): Hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”. ……………………………………………………………. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2012-2013 HẢI LĂNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài: 90 phút) Câu 1 (2 điểm): Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho mỗi loại một ví dụ. Các câu sau có phải câu bị động không? Vì sao? a) Tay em bị đau. b) Em được giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi. Câu 2 (2 điểm): Hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Câu 3 (6 điểm): Hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”. ……………………………………………………………. PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM HẢI LĂNG ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: NGỮ VĂN 7 Câu 1 (2 điểm): Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Cho mỗi loại một ví dụ. Các câu sau có phải câu bị động không? Vì sao? a) Tay em bị đau. b) Em được giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi. - HS nêu đúng 2 khái niệm. (1 đ) + Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác. + Câu bị động: là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào. - Cho đúng 2 ví dụ (0,5 đ) - Không phải câu bị động - vì là câu đơn 2 thành phần, có chủ ngữ không phải là đối tượng của hoạt động. (0,5 đ) ........................................................................................................ Câu 2 (2 điểm): Hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. - Nội dung: Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. (1 đ) - Nghệ thuật: Lập luận, bố cục chặt chẽ, dẫn chứng cụ thể giàu sức thuyết phục của văn nghị luận. (1 đ) ........................................................................................................ Câu 3 (6 điểm): Hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”. 1/ Yêu cầu: - Kiểu bài văn nghị luận giải thích. - Nội dung làm rõ luận điểm lòng biết ơn là truyền thống đạo lý tốt đẹp của nhân dân ta. - Bài viết chặt chẽ, hợp lý. Bố cục rõ 3 phần - Diễn đạt chính xác, trôi chảy. - Mắc ít lỗi chính tả, câu từ đúng ngữ pháp. Bài làm cần đảm bảo bố cục 3 phần với những nội dung chính cơ bản: a) Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích. b) Thân bài: * Giải thích khái niệm: - Thế nào là uống nước: Thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả của thế hệ trước tạo dựng nên. - Thế nào là nhớ nguồn: Là nhớ những yếu tố tạo ra thành quả để con người hưởng thụ. - Ý nghĩa của câu tục ngữ: Là lời khuyên, lời nhắc nhủ của cha ông đối với lớp người đi sau, đối với tất cả những ai đã đang và sẽ thừa hưởng thành quả lao động của người đi trước. * Tại sao “Uống nước” phải “nhớ nguồn”. - Trong thiên nhiên, trong xã hội không có sự vật nào là không có nguồn gốc, trong cuộc sống không có thành quả nào không do công sức lao động tạo nên. Vì thế nhớ nguồn thể hiện tấm lòng trân trọng biết ơn, sự đền đáp xứng đáng chính là bổn phận là đạo lý của con người. - Là nền tảng vững chắc giúp chúng ta gắn bó với người đi trước, với tập thể, tạo nên xã hội thân ái đoàn kết. - Thiếu tình cảm biết ơn con người trở nên ích kỷ, dễ thoái hoá thành kẻ sâu mọt ăn bám gia đình và xã hội. * Nhớ nguồn ta phải làm gì ? - Tự hào về truyền thống dân tộc, bằng khả năng của mình bảo vệ và phát huy truyền thống quí báu ấy. - Có ý thức bảo vệ tinh hoa dân tộc. - Sử dụng thành quả lao động tiết kiệm, không lãng phí. - Nhớ nguồn nhưng không loại trừ tiếp thu tinh hoa văn hoá nước ngoài có chọn lọc để làm cho dân tộc ngày càng phong phú rạng rỡ. - Vừa là “ăn quả” nhưng đồng thời phải là người “trồng cây” cho đời sau. c) Kết bài: - Khẳng định giá trị của câu tục ngữ nhất là trong tình hình đạo đức ngày nay. - Rút ra bài học cho bản thân. 2/Biểu điểm: - Điểm 5 - 6: Bài viết đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu cơ bản trên. Kết cấu chặt chẽ. Hành văn lưu loát, có sức thuyết phục. - Điểm 4 - 5: Đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu trên. Kết cấu bài viết khá chặt chẽ. Hành văn khá trong sáng. Mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 3 - 4: Đáp ứng được một trong những ý cơ bản nêu trên. Kết cấu chưa chặt chẽ. Hành văn chưa rõ ràng. Mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 1 - 3: Bài viết nội dung sơ sài, ý câu lủng củng. - Điểm 0: Bài viết lạc đề. * Tuỳ mức độ bài làm của học sinh, giáo viên chấm điểm hợp lý, khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo, giàu cảm xúc. ........................................................................................................
File đính kèm:
- HK II1213.doc