Đề kiểm tra học kỳ 2 ngữ văn 7

doc7 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ 2 ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 
 PHÒNG GD-ĐT BỐ TRẠCH
TRƯỜNG THCS THANH TRẠCH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC: 2011-2012
Giáo viên: Lương Thị Bích Nhuận
Tổ: Văn - Sử
I. KHUNG MA TRẬN: 

Mã đề 01:

 Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ
Cộng



Thấp
Cao

Chủ đề 1: Văn bản - Văn nghị luận
Trình bày được nhan đề các văn bản nghị luận đã học - tên tác giả 

Chép đúng đoạn văn trong bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Hồ Chí Minh


Số câu: 
Số điểm: 
Tỷ lệ: 
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%

Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%

Số câu: 2
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%

Chủ đề 2: Tiếng Việt: Câu rút gọn - Câu đặc biệt

Phân biệt được câu rút gọn - câu đặc biệt.



Số câu: 
Số điểm: 
Tỷ lệ: 

Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%


Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Chủ đề 3: Tập làm văn - Lập luận chứng minh 



Viết được bài văn lập luận chứng minh về một ý kiến "Rừng vàng biển bạc"

Số câu: 
Số điểm: 
Tỷ lệ: 



Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỷ lệ: 60%
Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỷ lệ: 60%
Tổng số câu: 
Tổng số điểm:
Tỷ lệ: %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỷ lệ: 60%
Số câu: 4
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%

Mã đề 02:

 Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp độ
Cộng



Thấp
Cao

Chủ đề 1: Văn bản - Văn nghị luận
Trình bày được nhan đề các văn bản tục ngữ đã học - khái niệm tục ngữ. 

Chép đúng đoạn văn trong bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Hồ Chí Minh


Số câu: 
Số điểm: 
Tỷ lệ: 
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%

Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%

Số câu: 2
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%

Chủ đề 2: Tiếng Việt: Câu chủ động - Câu bị động

Phân biệt được câu chủ động - câu bị động.



Số câu: 
Số điểm: 
Tỷ lệ: 

Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%


Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Chủ đề 3: Tập làm văn - Lập luận chứng minh. 



Viết được bài văn lập luận chứng minh về một ý kiến "Rừng vàng biển bạc"

Số câu: 
Số điểm: 
Tỷ lệ: 



Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỷ lệ: 60%
Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỷ lệ: 60%
Tổng số câu: 
Tổng số điểm:
Tỷ lệ: %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Tỷ lệ: 20%
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỷ lệ: 10%
Số câu: 1
Số điểm: 6
Tỷ lệ: 60%
Số câu: 4
Số điểm: 10
Tỷ lệ: 100%









II. ĐỀ RA: 
Mã đề 01:

Câu 1: (1điểm)
Em hãy nhớ và ghi lại nhan đề các văn bản nghị luận mà em đã học ? Cho biết tác giả của các văn bản ấy ? 
Câu 2: (1điểm)
Chép lại bằng trí nhớ đoạn văn từ "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước ... lũ cướp nước" trong bài "Tinh thân yêu nước của nhân dân ta" của Hồ Chí Minh.
Câu 3: (2điểm)
Trong các câu sau, câu nào là câu rút gọn ? Câu nào là câu đặc biệt ? 
	a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
	b. "Ôi, em Thuỷ ! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo ..."
	(Khánh Hoài)
	c. Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.
	(Nguyễn Công Hoan)
	d. Sơn ! Sơn ơi !
Câu 4: (6điểm)
Ông cha ta từ ngàn xưa đã đúc rút được kinh nghiệm: "Rừng vàng, biển bạc". Hãy chứng minh ý trên.

Mã đề 02:

Câu 1: (1điểm)
Em hãy nhớ và ghi lại nhan đề các văn bản về tục ngữ mà em đã học ? Cho biết tục ngữ là gì ? 
Câu 2: (1điểm)
Chép lại bằng trí nhớ đoạn văn từ "Lịch sử ta .. một dân tộc anh hùng" trong bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Hồ Chí Minh.
Câu 3: (2điểm)
Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động ? Câu nào là câu bị động ? 
	a. Thầy giáo phê bình em
	b. Em được thầy giáo phê bình	c. Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi
	d. Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi
Câu 4: (6điểm)
Ông cha ta từ ngàn xưa đã đúc rút được kinh nghiệm: "Rừng vàng, biển bạc". Hãy chứng minh ý trên.

III. ĐÁP ÁN: 
Mã đề 01:

Câu 1: (1điểm)
Học sinh ghi lại đúng nhan đề các văn bản nghị luận đã học.
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)
- Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)
- Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh)
Câu 2: (1điểm)
Chép lại theo trí nhớ đoạn văn từ "Dân ta ... lũ cướp nước" trong bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta".
	"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay mỗi khi Tổ Quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ quét nước"
Câu 3: (2điểm)
Phân biệt được câu rút gọn - câu đặc biệt: Mỗi câu 0,5đ)
	a. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây câu rút gọn
	b. "Ôi, em Thuỷ ! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo ..." câu đặc biệt
	c. Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người. câu rút gọn
	d. Sơn ! Sơn ơi ! câu đặc biệt
Câu 4: (6điểm)
a. Các yêu cầu về kỷ năng: 
1. Biết cách làm một bài văn lập luận chứng minh.
2. Bố cục rành mạch, hợp lí, các ý trình bày rõ ràng và được triển khai tốt.
3. Diễn đạt trôi chảy, không lệ thuộc vào tài liệu sẵn có.
4. Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Các yêu cầu về nội dung và cho điểm:
Các ý trong bài có thể được sắp xếp, trình bày, tách và gộp theo những cách khác nhau miễn là đạt được các nội dung sau:
* Giới thiệu rừng, biển là một trong những tài nguyên quý của nước ta. Vì vậy ông cha ta đã đúc rút kinh nghiệm: "Rừng vàng, biển bạc".
- Rừng được coi là tài sản quý giá vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
- Biển là nguồn tài nguyên vô tận đem lại nhiều lợi ích phục vụ đời sống con người. (1,0đ)
* Rừng, biển mang lại nhiều lợi ích cho con người do đó con người cần phải bảo vệ rừng, biển.
- Rừng mang lại nhiều lợi ích: 
+ Thủa xưa rừng là môi trường sống của bầy người nguyên thuỷ.
+ Rừng cho ta hoa thơm quả ngọt.
+ Rừng cung cấp nhiều loại lâm sản quý hiếm: Gỗ, tre, nứa, trúc, ...
+ Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm: Hổ, voi, gấu...
+ Cung cấp nhiều loại cỏ là những vị thuốc đem lại sức khoẻ, sự sống cho con người.
+ Rừng còn giữ vai trò điều hoà khí hậu bảo vệ sự sống: Ngăn nước lũ, thanh lọc không khí, chắn gió, chắn cát. 
+ Là nơi xây dựng khu du lịch, nghĩ mát ... (1,5đ)
- Biển mang lại nguồn hải sản phong phú đa dạng. 
+ Biển cung cấp nguồn thực phẩm, cá, tôm, mực.
+ Làm đồ mĩ nghệ, trang sức: Ngọc trai, đồi mồi
+ Cung cấp nguồn dầu khí - kim loại quý hiếm
+ Cung cấp nguồn hải sản xuất khẩu ra nước ngoài
+ Phục vụ cuộc sống hằng ngày: Muối, nước mắm...
+ Xây dựng khu du lịch, nghĩ mát...(1.5đ)
- Con người phải bảo vệ rừng, biển nếu không rừng, biển sẽ bị phá hoại cạn kiệt
+ Khai thác rừng phải có qui cách
+ Không săn bắt muông thú quý hiếm
+ Trồng cây rừng - không đốt phá rừng
+ không dùng mìn, thuốc súng, điện dể đánh bắt hải sản. (1.0đ)
* Bảo vệ rừng, biển là bảo vệ cuộc sống lâu dài của con người.
+ Rừng, biển là nguồng tài nguyên vô giá trong đời sống con người.
+ Yêu quý rừng, biển - bảo vệ để nó được bảo tồn và duy trì mãi mãi. (1.0đ) 
















Mã đề 02:

Câu 1: (1điểm)
HS trả lời đúng: 
* Các văn bản về tục ngữ đã học:
- Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.(0.25đ)
- Tục ngữ về con người xã hội.(0.25đ)
* Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội) được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đây là một thể loại văn học dân gian. 
Câu 2: (1điểm)
Chép đúng đoạn văn từ "Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang sử vẻ vang thời đại bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng".
Câu 3: (2điểm)
Phân biệt được câu chủ động - câu bị động: Mỗi câu 0,5đ)
	a. Thầy giáo phê bình em. Câu chủ động
	b. Em được thầy giáo phê bình.	Câu bị động	c. Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi. Câu bị động
	d. Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi. Câu chủ động
Câu 4: (6điểm)
a. Các yêu cầu về kỷ năng: 
1. Biết cách làm một bài văn lập luận chứng minh.
2. Bố cục rành mạch, hợp lí, các ý trình bày rõ ràng và được triển khai tốt.
3. Diễn đạt trôi chảy, không lệ thuộc vào tài liệu sẵn có.
4. Mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Các yêu cầu về nội dung và cho điểm:
Các ý trong bài có thể được sắp xếp, trình bày, tách và gộp theo những cách khác nhau miễn là đạt được các nội dung sau:
* Giới thiệu rừng, biển là một trong những tài nguyên quý của nước ta. Vì vậy ông cha ta đã đúc rút kinh nghiệm: "Rừng vàng, biển bạc".
- Rừng được coi là tài sản quý giá vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
- Biển là nguồn tài nguyên vô tận đem lại nhiều lợi ích phục vụ đời sống con người. (1,0đ)
* Rừng, biển mang lại nhiều lợi ích cho con người do đó con người cần phải bảo vệ rừng, biển.
- Rừng mang lại nhiều lợi ích: 
+ Thủa xưa rừng là môi trường sống của bầy người nguyên thuỷ.
+ Rừng cho ta hoa thơm quả ngọt.
+ Rừng cung cấp nhiều loại lâm sản quý hiếm: Gỗ, tre, nứa, trúc, ...
+ Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật, trong đó có nhiều loài quý hiếm: Hổ, voi, gấu...
+ Cung cấp nhiều loại cỏ là những vị thuốc đem lại sức khoẻ, sự sống cho con người.
+ Rừng còn giữ vai trò điều hoà khí hậu bảo vệ sự sống: Ngăn nước lũ, thanh lọc không khí, chắn gió, chắn cát. 
+ Là nơi xây dựng khu du lịch, nghĩ mát ... (1,5đ)
- Biển mang lại nguồn hải sản phong phú đa dạng. 
+ Biển cung cấp nguồn thực phẩm, cá, tôm, mực.
+ Làm đồ mĩ nghệ, trang sức: Ngọc trai, đồi mồi
+ Cung cấp nguồn dầu khí - kim loại quý hiếm
+ Cung cấp nguồn hải sản xuất khẩu ra nước ngoài
+ Phục vụ cuộc sống hằng ngày: Muối, nước mắm...
+ Xây dựng khu du lịch, nghĩ mát...(1.5đ)
- Con người phải bảo vệ rừng, biển nếu không rừng, biển sẽ bị phá hoại cạn kiệt
+ Khai thác rừng phải có qui cách
+ Không săn bắt muông thú quý hiếm
+ Trồng cây rừng - không đốt phá rừng
+ không dùng mìn, thuốc súng, điện dể đánh bắt hải sản.(1.0đ)
* Bảo vệ rừng, biển là bảo vệ cuộc sống lâu dài của con người.
+ Rừng, biển là nguồng tài nguyên vô giá trong đời sống con người.
+ Yêu quý rừng, biển - bảo vệ để nó được bảo tồn và duy trì mãi mãi.(1.0đ) 

File đính kèm:

  • docDE KIEM TRA HKII NGU VAN 7(1).doc
Đề thi liên quan