Đề kiểm tra học kỳ hai năm học 2007 - 2008 môn : kỹ thuật nông nghiệp - khối 12

doc2 trang | Chia sẻ: zeze | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ hai năm học 2007 - 2008 môn : kỹ thuật nông nghiệp - khối 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục - đào tạo thái bình
Trường THPT Nguyễn trãi
----------------------------
Đề Kiểm tra học kỳ hai năm học 2007 - 2008
 MÔN : kỹ thuật nông nghiệp - khối 12
Thời gian làm bài: 45 phút
Họ và tên ................................................
.........Lớp .................. SBD ...........................................STT.........
Mã đề thi : 845
Phần trắc nghiệm khách quan: chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi: 
1. Bệnh Niucatxơn ở gà còn gọi là:
 A. Bệnh toi gà, dịch tả gà	 B. Bệnh toi gà, gà rù	 C. Cúm gia cầm, gà rù.	 D. Bệnh đóng dấu, cúm gia cầm
2. Những bệnh nào sau đây là bệnh truyền nhiễm:
 A. Lợn tai xanh, cúm gia cầm	 B. Ký sinh trùng, lợn tai xanh	 C. Gà ănlông, cúm gia cầm	 D. Gà ăn long, gà rù
3. Nếu pha 45 ml cồn 50o từ cồn 90o thì:
 A. V1 = 25 ml	 B. V2 = 2,5 ml	 C. V2 = 25 ml	 D. V1 = 2,5 ml
4. Triệu chứng đặc trưng của bệnh gà rù là:
 A. Da nổi mẩn đỏ	 B. Ruột non lở loét	 C. Cánh xoã, mào tím tái.	 D. Dạ dày tuyến xuất huyết
5. Bệnh Niucatxơn ở gà hiện nay:
 A. Có thể cho gà uống chất chát để tạo sức đề kháng.	 B. Chưa có thuốc đặc trị.
 C. Có thể dùng thuốc kháng sinh để phòng.	 D. Đã có thuốc đặc trị.
6. Làm thí nghiệm trong chăn nuôi nhằm mục đích:
 A. Tìm hiểu khả năng cho sữa của bò Hà Lan	 B. Tìm hiểu khả năng cho thịt của lợn siêu thịt
 C. Tìm hiểu khả năng sản xuất của vật nuôi	 D. Tìm hiểu khả năng cho sữa của trâu Mura
7. Thuốc kháng sinh có tác dụng:
 A. Phòng bệnh	 B. Chữa bệnh	 C. Trợ sức	 D. Giải độc
8. Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể vật nuôi?
 A. ảnh hưởng đến sự điều tiết thân nhiệt	 B. Nhiệt độ quá cao: Vật nuôi bị cảm nóng
 C. Tăng cường hoạt động sống và quá trình sinh lý của cơ thể	 D. Nhiệt độ quá thấp: Vật nuôi bị cảm lạnh
9. Khi dùng thuốc kháng sinh cần chú ý:
 A. Uống liên tục để có nồng độ trong máu
 B. Dùng liều cao ngay từ đầu.
 C. Khi uống thuốc, cho vật nuôi uống nhiều nước.
 D. Dùng đúng thuốc, đúng bệnh, đúng liều lượng và thời gian quy định.
10. Thuốc kháng sinh khác vaccin là:
 A. Khi uống phòng bệnh suốt đời.	 B. Khi uống tạo miễn dịch cho cơ thể
 C. Dùng để chữa bệnh	 D. Dùng để phòng bệnh
11. Khi tổng kết thí nghiệm trong chăn nuôi nhất thiết phải:
 A. Trình bày kết quả và phân tích	 B. Chọn vật nuôi thí nghiệm
 C. Đánh số các vật nuôi thí nghiệm	 D. Chuẩn bị yếu tố thí nghiệm
12. Loại nước nào sau đây dùng cho vật nuôi sạch nhất?
 A. Nước giếng khơi, nước đã đun sôi	 B. Nước sông, nước giếng khơi
 C. Nước giếng khoan, nước đã đun sôi	 D. Nước ao, nước hồ
13. Khi phòng bệnh cho gà dưới 2 tháng tuổi cần lưu ý:
 A. Tiêm vaccin dưới da	 B. Nhỏ hoặc vảy thuốc kháng sinh vào lông
 C. Tiêm thuốc kháng sinh dưới da.	 D. Nhỏ hoặc vảy vaccin vào lông
14. Nước dùng trong chăn nuôi cần đảm bảo những yêu cầu:
 A. Làm cho nước trong	 B. Đủ, sạch, không độc, không mang mầm bệnh
 C. Làm lắng cặn	 D. Mất mùi vị và tiêu độc
15. Thí nghiệm trong chăn nuôi: Phương pháp chia thời kỳ khác phương pháp chia lô là:
 A. Bố trí nhiều lô thí nghiệm	 B. Bố trí ít nhất hai lô thí nghiệm
 C. Bố trí các thời kỳ đều có yếu tố tham gia thí nghiệm 	 D. Chỉ cần bố trí một lô thí nghiệm
16. Tính chất vật lý của thuốc Xanh mêtylen là:
 A. Trong suốt, dễ bay hơi	 B. Dễ bay hơi, dễ cháy	 C. Dung dịch không màu	 D. Dung dịch màu xanh
17. Nếu sau bữa ăn bắt vật nuôi làm việc ngay sẽ:
 A. ảnh hưởng năng suất làm việc	 B. ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và năng suất làm việc
 C. ảnh hưởng đến khả năng thích nghi	 D. ảnh hưởng quá trình trao đổi chất
18. Bệnh tích điển hình của bệnh dịch tả lợn là:
 A. Mắt có nhiều dử	 B. Sốt cao, mắt nhiều dử
 C. Da nổi nhiều nốt đỏ	 D. Ruột, dạ dày xuất huyết có nhiều mụn loét
19. Khi chế biến thức ăn cho vật nuôi cần chú ý:
 A. Đúng kỹ thuật, phù hợp với đặc điểm sinh lý vật nuôi	 B. Phối hợp nhiều loại thức ăn
 C. Thức ăn đảm bảo vệ sinh	 D. Thức ăn phải được nấu chín
20. Chọn phương pháp thí nghiệm trong phòng thí nghiệm khi đề tài nghiên cứu về:
 A. Các đặc điểm sinh học của vật nuôi	 B. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
 C. Khả năng thích nghi của vật nuôi	 D. Khả năng sản xuất ở vật nuôi
21. Triệu chứng của bệnh lợn đóng dấu:
 A. Da toàn thân tróc đỏ.	 B. Da đóng vảy, bong thành sẹo trắng
 C. Da đỏ từng mảng, bong vẩy	 D. Da ở ngực, bụng, đùi tím bầm
22. Loại vaccin nào sau đây dùng để phòng bệnh lợn đóng dấu:
 A. Vaccin phòng bệnh dịch tả lợn.	 B. Vaccin phòng bệnh tụ huyết trùng lợn.
 C. Vaccin phòng bệnh lớn đóng dấu	 D. Vaccin phòng bệnh Niucatxơn.
23. Nguyên nhân chính của bệnh gà ăn lông là do:
 A. Khẩu phần thiếu Gluxit, nước	 B. Khẩu phần thiếu Lipit, nước
 C. Khẩu phần thiết prôtêin, nhốt quá đông	 D. Khẩu phần thiếy Gluxit, Lipit
24. Có mấy nguyên tắc thí nghiệm trong chăn nuôi ?
 A. 7 nguyên tắc	 B. 5 nguyên tắc	 C. 6 nguyên tắc	 D. 4 nguyên tắc
25. Làm thí nghiệm trong chăn nuôi, phương pháp thí nghiệm trong phòng có ý nghĩa:
 A. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của vật nuôi.	 B. Nghiên cứu bệnh lý của vật nuôi.
 C. Làm cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật.	 D. Nghiên cứu các chức năng sinh lý của vật nuôi.
26. Nguyên nhân gây lên dịch cúm gia cầm là do:
 A. Virut H5N1	 B. Vi trùng H5N1	 C. Vi khuẩn H5N1	 D. Nấm H5N1
27. Cung cấp nước cho vật nuôi cần chú ý?
 A. Khác nhau tuỳ vật nuôi, từng loại thức ăn, thời tiết	 B. Khác nhau tuỳ vật nuôi, thời tiết
 C. Khác nhau tuỳ vật nuôi, từng loại thức ăn	 D. Khác nhau từng loại thức ăn, thời tiết
28. Ngoài tác dụng tiêu diệt mầm bệnh của thuốc kháng sinh, còn có mặt hạn chế:
 A. Gây nên hiện tượng sốc thuốc	 B. Tồn dư trong thực phẩm trên 6 tháng.
 C. Phá hoại sự cân bằng sinh học của tập đoàn vi sinh vật trong đường tiêu hoá. D. Làm rối loạn các chức năng sinh lý của cơ thể.
29. Chuồng nuôi cần đảm bảo những yêu cầu gì?
 A. Thiết kế chuồng phù hợp với đặc điểm sinh lý vật nuôi	 B. Thường xuyên dọn vệ sinh
 C. Đặt chuồng nơi thoáng, mát	 D. Đảm bảo sạch sẽ, khô ráo
30. Để thức ăn dùng cho vật nuôi đảm bảo vệ sinh, em đề ra biện pháp gì?
 A. Thức ăn phải được lựa chọn và chế biến phù hợp với sinh lý vật nuôi B. Thức ăn không lẫn những vật có hại
 C. Thức ăn không mang mầm bệnh	 D. Thức ăn không thối hỏng, sương ướt
31. Để nước dùng trong chăn nuôi đảm bảo sạch cần thực hiện theo các bước như thế nào?
 A. Tiêu độc nước -> Làm mất mùi vị -> Làm lắng cặn	 B. Làm lắng cặn -> Làm mất mùi vị -> Tiêu độc nước
 C. Tiêu độc nước -> Làm lắng cặn -> Làm mất mùi vị	 D. Làm mất mùi vị -> Tiêu độc -> Làm lắng cặn
32. Phương pháp kết hợp chia lô và chia thời kỳ, bố trí thí nghiệm như thời kỳ I và thời kỳ II nhằm mục đích:
 A. Kết quả thời kỳ I như thời kỳ II	 B. Các lô đều tham gia thí nghiệm
 C. Khẩu phần ăn cơ sở chỉ áp dụng cho lô đối chứng.	 D. Các yếu tố tham gia thí nghiệm bố trí đều ở các lô.
33. Vì sao vật nuôi tham gia thí nghiệm chăn nuôi càng nhiều thì thí nghiệm càng chính xác ?
 A. Sai số càng nhiều	 B. Sai số càng ít
 C. Không có sai số	 D. Thí nghiệm được lặp lại nhiều
34. Cồn Etylic nếu dùng để sát trùng thường ở nồng độ:
 A. 50o và 90o	 B. 90o và 96o	 C. 70o và 90o	 D. 50o và 70o
35. Để chuồng nuôi đảm bảo vệ sinh, em có biện pháp gì?
 A. Chuồng nuôi phải tận dụng được phân bón	 B. Chuồng nuôi phải bền vững
 C. Đảm bảo sạch sẽ, khô ráo	 D. Thường xuyên dọn vệ sinh
36. Thức ăn dùng trong chăn nuôi phải đảm bảo yêu cầu?
 A. Thức ăn cần được chế biến phù hợp với đặc điểm sinh lý vật nuôi B. Không thối mốc, không lẫn những vật có hại
 C. Thức ăn cần được lựa chọn kỹ càng	 D. Khẩu phần ăn phải đủ lượng, đủ chất
37. Làm thí nghiệm trong chăn nuôi nếu nhiều yếu tố thí nghiệm tham gia cùng một lúc thì sử dụng phương pháp nào sau đây:
 A. Phương pháp thí nghiệm trong phòng	 B. Phương pháp kết hợp chia lô với chia thời kỳ.
 C. phương pháp chia lô	 D. Phương pháp chia thời kỳ
38. Khi sử dụng thuốc kháng sinh dòng Sunfamit cần chú ý:
 A. Dùng chữa các bệnh ngoài da	 B. Dùng liều cao ngay từ đầu
 C. Dùng chữa bệnh do vi sinh vật gây ra	 D. Dùng giải độc cấp cứu
39. Làm thí nghiệm trong chăn nuôi có ý nghĩa:
 A. Nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý của vật nuôi	 B. Tìm hiểu tính chât hoá học của thức ăn
 C. Tìm hiểu khả năng sản xuất của vật nuôi	 D. Đề xuất biện pháp kỹ thuật chăn nuôi
40. Tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi là gì?
 A. Phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ cho vật nuôi.	 B. Ô nhiễm môi trường
 C. Dịch bệnh lây lan 	 D. ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân: sản phẩm chăn nuôi giảm sút
 ------------------------------------------ Hết -----------------------------------------------

File đính kèm:

  • docMot so de kiem tra (2).doc
Đề thi liên quan