Đề kiểm tra học kỳ I (đề 1) môn: Sinh học 7 năm học: 2008 – 2009

doc5 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 735 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I (đề 1) môn: Sinh học 7 năm học: 2008 – 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KỲ I (ĐỀ 1)
MA TRẬN
Các chủ đề
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Chương I
Câu 1
2,0
1 câu
2,0
Chương II
Câu 4
2,0
1 câu
2,0
Chương IV
Câu 3
2,0
1 câu
2,0
Chương V
Câu 5
2,0
Câu 2
2,0
2 câu
4,0
Tổng
2 câu
4,0
2 câu
4,0
1 câu
2,0
5 câu
10,0
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (ĐỀ 1)
Môn: Sinh học 7
Thời gian: 45/
Năm học: 2008 – 2009
Câu 1: (2 điểm) Ngành Động vật nguyên sinh có những đặc điểm chung như thế nào?
Câu 2: (2 điểm) Đặc điểm cấu tạo nào khiến động vật ngành Chân khớp đa dạng về tập tính và về môi trường sống?
Câu 3: (2 điểm) Vì sao mực bơi nhanh lại được xếp cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?
Câu 4: (2 điểm) Vì sao san hô sống tập đoàn? Người ta làm thế nào để có cành san hô làm vật trang trí?
Câu 5 (2 điểm) Trình bày những đặc điểm về lối sống và cấu tạo ngoài của tôm sông?
--------Hết--------
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (ĐỀ 1)
Môn: Sinh học 7
Câu 1 (2 điểm) Đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh:
-Cơ thể chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
-Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.
-Di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm.
-Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi, sống tự do hoặc kí sinh.
Câu 2 (2 điểm) Động vật ngành Chân khớp đa dạng về môi trường sống và tập tính là nhờ thích nghi rất cao và lâu dài với điều kiện sống, thể hiện ở:
	+Các phần phụ có cấu tạo thích nghi với từng môi trường sống như: ở dưới nước là chân bơi, ở trên cạn là chân bò, ở trong đát là chân đào bới.
	+Phần phụ miệng cũng thích nghi với các thức ăn đặc, thức ăn lỏng khác nhau.
	+Đặc điểm hệ thần kinh (đặc biệt là não phát triển) và các giác quan phát triển là cơ sở để hoàn thiện các tập tính.
Câu 3 (2 điểm) Tuy bơi nhanh chậm khác nhau nhưng cả mực và ốc sên đều được xếp cùng ngành Thân mềm vì có các đặc điểm của ngành như:
 	-Có thân mềm.
	-Có vỏ đá vôi bảo vệ cơ thể.
	-Có khoang áo phát triển.
	-Có hệ tiêu hoá phân hoá.
Câu 4 (2 điểm)
-Ở san hô khi sinh sản mọc chồi, chồi của con không tách ra mà vẫn dính vào cơ thể bố mẹ để tạo thành tập đoàn.
	-Người ta thường bẻ cành san hô ngâm vào nước vôi nhằm huỷ hoại phần thịt của san hô, làm trơ ra bộ xương bằng đá vôi, được dùng làm vật trang trí.
Câu 5 (2 điểm) Những đặc điểm về lối sống và cấu tạo ngoài của tôm sông là:
-Sống ở nước, thở bằng mang, có vỏ giáp cứng bao bọc. Cơ thể gồm 2 phần:
	+Phần đầu – ngực: 2 mắt kép, 2 đôi râu, chân hàm và chân bò.
	+Phần bụng: phân đốt rõ có chân bơi và tấm lái.
	-Tôm là động vật ăn tạp, hoạt động về đêm và có bản năng ôm trứng để bảo vệ.
KIỂM TRA HỌC KỲ I (ĐỀ 2)
MA TRẬN
Các chủ đề
Các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Chương I
Câu 2
2,0
1 câu
2,0
Chương II
Câu 3
2,0
1 câu
2,0
Chương III
Câu 1
2,0
1 câu
2,0
Chương V
Câu 5
2,0
Câu 4
2,0
2 câu
4,0
Tổng
2 câu
4,0
2 câu
4,0
1 câu
2,0
5 câu
10,0
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (ĐỀ 2)
Môn: Sinh học 7
Thời gian: 45/
Năm học: 2008 – 2009 
Câu 1: (2 điểm) Đặc điểm cấu tạo ngoài của giun đất thích nghi với đời sống chui luồn trong đất như thế nào? Nêu lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt. 
Câu 2: (2 điểm) Nêu đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh? 
Câu 3: (2 điểm) Vì sao san hô sống tập đoàn? Người ta làm thế nào để có cành san hô làm vật trang trí?
Câu 4: (2 điểm) Đặc điểm cấu tạo nào khiến động vật ngành Chân khớp đa dạng về tập tính và về môi trường sống?
Câu 5 (2 điểm) Trình bày những đặc điểm về lối sống và cấu tạo ngoài của tôm sông?
--------Hết--------
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (ĐỀ 2)
Môn: Sinh học 7
Câu 1 (2 điểm)
*Sự thích nghi của giun đất với đời sống trong đất được thể hiện ở cấu tạo ngoài:
	-Cơ thể dài thuôn 2 đầu, các đốt phần đầu có thành cơ phát triển.
	-Chi bên tiêu giảm nhưng vẫn giữ các vòng tơ làm chỗ dựa khi chui rúc trong đất.
*Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt:
	-Làm tơi xốp đất, tạo điều kiện cho không khí thấm vào đất.
	-Làm tăng độ màu mỡ cho đất do phân và chất bài tiết ở cơ thể giun thải ra.
 Câu 2 (2 điểm) Đặc điểm chung của ngành Động vật nguyên sinh:
-Cơ thể chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống.
-Dinh dưỡng chủ yếu bằng cách dị dưỡng.
-Di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm.
-Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi, sống tự do hoặc kí sinh.
Câu 3 (2 điểm)
-Ở san hô khi sinh sản mọc chồi, chồi của con không tách ra mà vẫn dính vào cơ thể bố mẹ để tạo thành tập đoàn.
	-Người ta thường bẻ cành san hô ngâm vào nước vôi nhằm huỷ hoại phần thịt của san hô, làm trơ ra bộ xương bằng đá vôi, được dùng làm vật trang trí.
Câu 4 (2 điểm) Động vật ngành Chân khớp đa dạng về môi trường sống và tập tính là nhờ thích nghi rất cao và lâu dài với điều kiện sống, thể hiện ở:
	+Các phần phụ có cấu tạo thích nghi với từng môi trường sống như: ở dưới nước là chân bơi, ở trên cạn là chân bò, ở trong đất là chân đào bới.
	+Phần phụ miệng cũng thích nghi với các thức ăn đặc, thức ăn lỏng khác nhau.
	+Đặc điểm hệ thần kinh (đặc biệt là não phát triển) và các giác quan phát triển là cơ sở để hoàn thiện các tập tính.
Câu 5 (2 điểm) Những đặc điểm về lối sống và cấu tạo ngoài của tôm sông là:
-Sống ở nước, thở bằng mang, có vỏ giáp cứng bao bọc. Cơ thể gồm 2 phần:
	+Phần đầu – ngực: 2 mắt kép, 2 đôi râu, chân hàm và chân bò.
	+Phần bụng: phân đốt rõ có chân bơi và tấm lái.
	-Tôm là động vật ăn tạp, hoạt động về đêm và có bản năng ôm trứng để bảo vệ.

File đính kèm:

  • dockt hk 1 20082009 HOANG HOA THAM.doc
Đề thi liên quan