Đề kiểm tra học kỳ I – lớp 10 - Nâng cao môn ngữ văn - năm học 2008 - 2009 TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN

doc6 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1140 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I – lớp 10 - Nâng cao môn ngữ văn - năm học 2008 - 2009 TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Vĩnh Yên Đề kiểm tra học kỳ i – Lớp 10 a3 - nâng cao
 Môn ngữ văn - năm học 2008 - 2009
 *** Thời gian làm bài : 90 phút.
 ********
 Đề bài :
Câu 1 : (3.0 điểm)
Hãy nêu sự giống vả khác nhau giữa văn bản nói và văn bản viết theo mẫu sau

Stt
Tiêu chí
Văn bản nói
Văn bản viết
1
Về điều kiện sử dụng


2
Về phương diện vật chất


3
Về đặc điểm ngôn ngữ


Câu 2 : (7.0 điểm)

 Phân tích làm nổi bật vẻ đẹp bức tranh mùa hè trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
 --------------------------------------------------
 Giám thị không giải thích gì thêm.



Trường THPT Vĩnh Yên Đề kiểm tra học kỳ i – Lớp 10 a3 – nâng cao
 Môn ngữ văn - năm học 2008 - 2009
 *** Thời gian làm bài : 90 phút.
 ********
Đề bài :
Câu 1 : (3.0 điểm)
Hãy nêu sự giống và khác nhau giữa văn bản nói và văn bản viết theo mẫu sau

Stt
Tiêu chí
Văn bản nói
Văn bản viết
1
Về điều kiện sử dụng


2
Về phương diện vật chất


3
Về đặc điểm ngôn ngữ


Câu 2 : (7.0 điểm)

 Phân tích làm nổi bật vẻ đẹp bức tranh mùa hè trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
 --------------------------------------------------
 Giám thị không giải thích gì thêm.
Trường THPT Vĩnh Yên Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn - lớp10 a3- nâng cao
 Kiểm tra học kỳ i - năm học 2008 -2009 
 **************
Câu 1 : (3.0 điểm)
A. nội dung
Học sinh trả lời các nội dung theo gợi ý trong bảng

Stt
Tiêu chí
Văn bản nói
Văn bản viết
1
Về điều kiện sử dụng
Người nghe trực tiếp
Người nghe không có mặt trực tiếp 
2
Về phương diện vật chất
Dùng âm thanh và ngữ điệu, thường sử dụng kèm các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, dáng điệu, giọng nói, cách nói…
Dùng kí tự, dấu câu, kí hiệu đặc biệt khác; không dùng kèm các phương tiện phi ngôn ngữ.
3
Về đặc điểm ngôn ngữ
Sử dụng các yếu tố dư thừa, lặp, luyến láy…, các hình thức tỉnh lược. Văn bản nói tự nhiên, ít trau chuốt, ít gọt giũa. 
Diễn đạt chặt chẽ, dùng từ ngữ chọn lựa, đúng quy tắc ngữ pháp và chính tả, chữ viết chuẩn. Văn bản viết thường tinh tế và gọt giũa.

B. Thang điểm
 - Điểm 3.0 : Nêu được cơ bản các nội dung, không mắc lỗi diễn đạt và chính tả.
 - Điểm 2.0 : Nêu được một số nội dung căn bản, chưa đầy đủ; có thể còn một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
 - Điểm 1.0 : Chưa nêu được nội dung hoặc nêu thiếu nhiều ý; có thể còn lỗi về câu và diễn đạt
 - Điểm 0.0 : không làm bài hoặc sai nội dung cơ bản.

Câu 2 : (7.0 điểm):
 1. yêu cầu về Kĩ năng :
Học sinh vận dụng kĩ năng tổng hợp Làm văn, Tiếng Việt, Văn học viết bài văn nghị luận văn học phân tích bài thơ đường luật cổ điển. Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, cảm xúc chân thành; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ.
 2. yêu cầu về Nội dung : 
Học sinh có thể trình bày linh hoạt nhưng phải nêu được các nội dung cơ bản sau:
 - Bài thơ tả cảnh ngày hè, cảnh vật hiện lên đầy sức sống, có sức lan tỏa, lan xa. Cây trước nhà đua nhau khoe sắc tỏa hương. Cây hòe lá đùn đùn, tán rợp trương, bóng trùm lan rộng. Cây lựu còn phun những bông hoa đỏ thắm, rực rỡ. Dưới ao, sen hồng đã kịp nở nức mùi hương. Màu xanh tràn ngập, hương hoa ngào ngạt, trời trong gió mát gợi cảm giác dễ chịu khi mhìn ngắm cảnh ngày hè.
 - Âm thanh ngày hè. Tiếng mua bán đông vui “lao xao” từ chợ cá, cuộc sống ấm no hạnh phúc, cuộc đời yên ấm, thanh bình. Tiếng đàn ve ngân lên, sôi lên “dắng dỏi” trong ánh nắng chiều tàn như mở ra một ngày bình yên, một ngày hạnh phúc ở nơi này.
 - Nhà thơ lắng nghe từng âm thanh cuộc sống, trong lòng vương vấn buồn , nhưng trái tim vẫn luôn hướng về cuộc đời và nhân dân. Nhà thơ mơ ước có cầy đàn kì diệu, đàn thần để giúp nhiều cho dân. Tâm hồn thanh thản, Nguyễn Trãi nhìn ngắm ngày hè dài nhàn nhã, cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp tươi sáng trong lòng cũng thấy nhẹ nhàng hơn. Cảnh sắc và tình cảm có sự hòa quyện, cộng hưởng sâu sắc.
 - Bài thơ giúp ta hiểu thêm tài sử dụng ngôn ngữ thơ Nôm, hiểu thêm tình yêu thiên nhiên và tình yêu nhân dân của nhà thơ lớn Nguyễn Trãi. 
Học sinh chọn một vài chi tiết, từ ngữ tiêu biểu để phân tích vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, không cần phân tích cả bài thơ.

 3. Thang điểm:
 + Điểm 7 : Đáp ứng được cơ bản các yêu cầu, văn có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
 + Điểm 6 : Cơ bản nêu được các nội dung, diễn đạt được ý, có cảm xúc. Có thể còn một số lỗi dùng từ, chính tả.
 + Điểm 5 : Cơ bản hiểu bức tranh thơ, nêu được khoảng một nửa số ý; diễn đạt tạm được; còn mắc một số ít lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp 
 + Điểm 4 : Hiểu chưa chắc chắn bài thơ, văn viết chưa gọn, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, lỗi câu, lỗi chính tả.
 + Điểm 3 : Hiểu bài thơ còn mơ hồ, văn mắc nhiều lỗi , chữ viết xấu .
 + Điểm 2 : Chưa hiểu bài thơ, chưa biết làm bài văn biểu cảm, còn nhiều lỗi, chữ viết xấu.
 + Điểm 1 : Bài lạc đề và mắc nhiều lỗi nghiêm trọng, chữ viết cẩu thả.
 + Điểm 0 : Sai lạc cả nội dung và phương pháp hoặc không làm bài
 ---------------------------
 Chú ý : Điểm toàn bài cho số nguyên : 0,0; 1,0; 2,0; 3,0…. 10,0. 









Trường THPT Vĩnh Yên Đề kiểm tra học kỳ i – Lớp 10 - cơ bản
 Môn ngữ văn - năm học 2008 - 2009
 *** Thời gian làm bài : 90 phút.
 ********
 (Học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp về Làm văn, Tiếng Việt, Văn học)
Đề bài :

Câu 1 : (3.0 điểm)
Hãy nêu ngắn gọn các đặc điểm cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu 2 : (7.0 điểm)

 Phân tích làm nổi bật vẻ đẹp bức tranh mùa hè trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
 
 --------------------------------------------------
 Giám thị không giải thích gì thêm.







Trường THPT Vĩnh Yên Đề kiểm tra học kỳ i – Lớp 10 - cơ bản
 Môn ngữ văn - năm học 2008 - 2009
 *** Thời gian làm bài : 90 phút.
 ********
 (Học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp về Làm văn, Tiếng Việt, Văn học)
Đề bài :

Câu 1 : (3.0 điểm)

Hãy nêu ngắn gọn các đặc điểm cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Câu 2 : (7.0 điểm)

 Phân tích làm nổi bật vẻ đẹp bức tranh mùa hè trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.
 
 --------------------------------------------------
 Giám thị không giải thích gì thêm.

Trường THPT Vĩnh Yên Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn 10 – cơ bản
 Kiểm tra học kỳ i - năm học 2008 - 2009 
 **************
Câu 1 : (3.0 điểm)
A. nôi dung
 Học sinh có thể trình bày theo trình tự khác nhau nhưng cần nêu được các nôi dung cơ bản sau
- Tính cụ thể: lối nói sinh động, cụ thể giàu hình ảnh, âm thanh mang dấu ấn rõ rệt của từng tình huống giao tiếp hàng ngày. Cách nói cụ thể tác động tực tiếp và dễ gây ấn tượng.
- Tính cảm xúc: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt bộc lộ giãi bày cảm xúc một cách tự nhiên của người nói hay người viết trong từng cảnh huống cụ thể, rất phong phú, rất linh hoạt. Cảm xúc của người nói hay người viết thể hiện thái độ, tình cảm, xúc cảm tác động ngay đến đối tượng người đọc, người nghe.
- Tính cá thể : Mỗi người nói, người viết bao giờ cũng có những cách trình bày riêng mang dấu ấn cá nhân, từ giọng điệu, cách diễn đạt cho đến cách dùng từ, viết câu, cách nói cách viết theo những thói quen và sở thích của từng người. 

B. Thang điểm
 - Điểm 3.0 : Nêu được cơ bản các nội dung, không mắc lỗi diễn đạt và chính tả.
 - Điểm 2.0 : Nêu được một số nội dung căn bản, chưa đầy đủ; có thể còn một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
 - Điểm 1.0 : Chưa nêu được nội dung hoặc nêu thiếu nhiều ý; có thể còn lỗi về câu và diễn đạt
 - Điểm 0.0 : không làm bài hoặc sai nội dung cơ bản.

Câu 2 : (7.0 điểm)

 1. yêu cầu về Kĩ năng :
Học sinh vận dụng kĩ năng tổng hợp Làm văn, Tiếng Việt, Văn học viết bài văn phân tích bài thơ đường luật. Bố cục rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, cảm xúc chân thành; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, dùng từ.
 2 . yêu cầu về Nội dung : 
Học sinh có thể trình bày linh hoạt nhưng phải nêu được các nội dung cơ bản sau:
 - Bài thơ tả cảnh ngày hè, cảnh vật hiện lên đầy sức sống, có sức lan tỏa, lan xa. Cây trước nhà đua nhau khoe sắc tỏa hương. Cây hòe lá đùn đùn, tán rợp trương, bóng trùm lan rộng. Cây lựu còn phun những bông hoa đỏ thắm, rực rỡ. Dưới ao, sen hồng đã kịp nở nức mùi hương. Màu xanh tràn ngập, hương hoa ngào ngạt, trời trong gió mát gợi cảm giác dễ chịu khi mhìn ngắm cảnh ngày hè.
 - Âm thanh ngày hè. Tiếng mua bán đông vui “lao xao” từ chợ cá, cuộc sống ấm no hạnh phúc, cuộc đời yên ấm, thanh bình. Tiếng đàn ve ngân lên, sôi lên “dắng dỏi” trong ánh nắng chiều tàn như mở ra một không gian bình yên, hạnh phúc ở nơi này.
 - Nhà thơ lắng nghe từng âm thanh cuộc sống, trong lòng vương vấn buồn , nhưng trái tim vẫn luôn hướng về cuộc đời và nhân dân. Nhà thơ mơ ước có cầy đàn kì diệu, đàn thần để mang nhiều hạnh phúc cho dân. Tâm hồn thanh thản, Nguyễn Trãi nhìn ngắm ngày hè dài nhàn nhã, cảm nhận đầy đủ vẻ đẹp tươi sáng rực rỡ, trong lòng cũng thấy nhẹ nhàng hơn. Cảnh sắc và tình cảm có sự hòa quyện, cộng hưởng sâu sắc.
 - Bài thơ giúp ta hiểu thêm tài sử dụng ngôn ngữ thơ Nôm, hiểu thêm tình yêu thiên nhiên và tình yêu nhân dân của nhà thơ lớn Nguyễn Trãi. 
Học sinh chọn một vài chi tiết, từ ngữ tiêu biểu để phân tích vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, không cần phân tích cả bài thơ.

 3. Thang điểm:

 + Điểm 7 : Đáp ứng được cơ bản các yêu cầu, văn có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
 + Điểm 6 : Cơ bản nêu được các nội dung, diễn đạt được ý, có cảm xúc. Có thể còn một số lỗi dùng từ, chính tả.
 + Điểm 5 : Cơ bản hiểu bài thơ, nêu được khoảng một nửa số ý; diễn đạt tạm được; còn mắc một số ít lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp 
 + Điểm 4 : Hiểu chưa chắc chắn bài thơ; văn viết chưa gọn, còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, lỗi câu, lỗi chính tả.
 + Điểm 3 : Hiểu bài thơ còn mơ hồ, văn mắc nhiều lỗi, chữ viết xấu .
 + Điểm 2 : Chưa hiểu bài thơ, chưa biết làm bài văn biểu cảm, còn nhiều lỗi, chữ viết xấu.
 + Điểm 1 : Bài lạc đề và mắc nhiều lỗi nghiêm trọng, chữ viết cẩu thả.
 + Điểm 0 : Sai lạc cả nội dung và phương pháp hoặc không làm bài

 --- -----------

 Chú ý : Điểm toàn bài cho số nguyên : 0,0; 1,0; 2,0; 3,0…. 10,0. 




File đính kèm:

  • docDe KT hoc ki 1 lop 102009.doc