Đề kiểm tra học kỳ I lớp 6 năm học 2009-2010 môn : ngữ văn trường THCS Tân An
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I lớp 6 năm học 2009-2010 môn : ngữ văn trường THCS Tân An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT CÀNG LONG TRƯỜNG THCS TÂN AN ------&------ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 6 NĂM HỌC 2009-2010 MÔN : NGỮ VĂN THỜI GIAN:90 phút HỌ VÀ TÊN:………………….... LỚP:6 ĐIỂM: LỜI PHÊ: ĐỀ BÀI: (Gồm 2 phần) Phần I: Trắc nghiệm(10 câu, mỗi câu đúng được 0,5 điểm, tổng cộng 5 điểm) Đọc đoạn văn và các câu hỏi , trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi: “Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người hoảng hốt . Vừa lúc đó , sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy , vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt . Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp , cầm roi nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa , tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúnggiết hết lớp này đến lớp khác , giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy . Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc . Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn , táng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa , tráng sĩ lên đỉnh núi , cởi giáp sắt bỏ lại , rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.” THÁNH GIÓNG (Theo ngữ văn 6, tập một, trang 20) 1)Truyện Thánh Gióng thuộc thể loại gì của truyện dân gian? A. Truyền thuyết C. Truyện ngụ ngôn B. Truyện cổ tích D. Truyện cười. 2) Trong câu “đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn , táng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn)” , núi Sóc (Sóc Sơn) nay thuộc địa phương nào? A. Làng Cháy, huyện Gia Lâm, Hà Nội C. Huyện Sóc Sơn, Hà Nội. B. Làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. D. Huyện Sóc Sơn , Thanh Hóa. 3) Chi tiết Gióng đánh giặc xong , cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời có ý nghĩa như thế nào? A. Gióng ra đời đã phi thường thì ra đi cũng phi thường. B. Nhân dân yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi người hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng trở về với cỏi vô biên bất tử. C. Đánh giặc xong, Gióng không trở về nhận phần thưởng , không hề đòi hỏi công danh . Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở. D. Tất cả câu trả lời trên đều đúng. 4) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự C. Biểu cảm B. Miêu tả D. Nghị luận 5) Người kể trong đoạn văn trên ở ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất số ít C. Ngôi thứ ba B. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ nhất số nhiều 6) Đoạn văn trên được kể theo thứ tự nào? A. Theo thứ tự thời gian (trước, sau) C. Theo vị trí từ trên xuống dưới. B. Theo kết quả trước, nguyên nhân sau. D. Không theo thứ tự nào. 7) Trong các từ sau đây, từ nào là từ mượn? A. Mừng rỡ C. Dịu dàng B. Quốc gia D. Vang dội 8) Trong các từ sau đây, từ nào là từ láy? A. Chăn nuôi C. Sứ giả B. Gia nhân D. Trồng trọt 9) Trong câu “ Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc”, có mấy động từ? A. Một động từ C. Ba động từ B. Hai động từ D. Bốn động từ 10) Thế nào là từ chỉ? A. Những từ chỉ đặc điểm , tính chất của sự vật , hành động, trạng thái B. Những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật . C. Những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật D. Những từ dùng để trỏ vào sự vật , nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian Phần II : Tự luận (5 điểm) Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra . PHÒNG GD& ĐT CÀNG LONG TRƯỜNG THCS TÂN AN ------&------ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I LỚP 6 NĂM HỌC 2009-2010 MÔN : NGỮ VĂN THỜI GIAN:90 phút NỘI DUNG ĐỀ: I/. PHẦN VĂN HỌC – TIẾNG VIỆT (4đ) 1- Phần văn học:(2 điểm) - Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam? Hãy nêu ý nghĩa của truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” ? (1 đ) - Bài học triết lý rút ra từ truyện ngụ ngôn “ Thầy bói xem voi” là gì? (1 đ) 2- Tiếng Việt: (2 đ) - Chỉ từ là gì? (1đ) Tìm chỉ từ trong câu sau đây. Xác định ý nghĩa và chức vụ của chỉ từ ấy. Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng (Sự tích Hồ Gươm) Vẽ mô hình cấu tạo của các cụm động từ sau (1đ) Đã đi nhiều nơi Còn đang đùa nghịch ở sau nhà II/. PHẦN TẬP LÀM VĂN (6đ) Kể chuyện về ông (hay bà) của em . ------------------- ĐÁP ÁN I/. PHẦN VĂN HỌC – TIẾNG VIỆT (4đ) 1- Phần văn học: (2đ) - Truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” gắn với thời đại lịch sử Hùng Vương thứ XVIII trong lịch sử Việt Nam. * Ý nghĩa: Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt Cổ muốn chế ngự thiên tai . Đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng (1 đ) Bài học triết lý rút ra :Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.(0.5 đ) 2- Tiếng Việt: (2 đ) - Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật , nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian (0.5đ) “Đó”: định vị sự vật trong thời gian . Chức vụ: Trạng ngữ.(0.5đ) Vẽ mô hình cấu tạo của các cụm động từ sau (1đ) Phần trước Phần trung tâm Phần sau đã đi nhiều nơi Còn, đang đùa nghịch ở sau nhà II/. PHẦN TẬP LÀM VĂN (6đ) Yêu cầu chung: 1/. Về nội dung: Bài viết kể sinh động hình ảnh ông (bà) được HS dành nhiều tình cảm kính yêu . Qua bài văn người đọc hình dung được đối tượng kể, thấy được ý nghĩa của đối tượng kể đối với con người 2/. Về hình thức: Dù ngắn hay dài , bài viết phải có 3 phần đầy đủ , văn phong sáng sủa , câu đúng ngữ pháp , không dùng từ sai, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ. Yêu cầu cụ thể: Đề bài này HS làm rất đa dạng . Hướng dẫn chấm chỉ nêu một dàn ý chung mang tính chất gợi ý . GV dựa vào những yêu cầu này , kết hợp với từng bài văn cụ thể của HS để có những nhận xét đánh giá cho điểm phù hợp 1/. Mở bài: HS có thể mở bài theo nhiều cách khác nhau miễn là giới thiệu được đối tượng kể một cách tự nhiên , sinh động. 2/. Thân bài: -Ý thích của ông (bà) em - Ông (bà) yêu các cháu - Chăm sóc việc học - Kể chuyện cho các cháu - Ông chăm lo sự bình yên cho gia đình. 3/. Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với ông. Biểu điểm: 1/. Hình thức (1đ) Văn phong, diễn đạt (0.5đ), chữ viết trình bày (0.5đ) 2/. Nội dung (5đ) Mở bài: (1đ) Thân bài: (3đ) Kết bài: (1đ) Trên đây là những gợi ý chung .GV có thể suy nghĩ , trao đổi với đồng nghiệp để bổ sung thêm bớt cho đáp án hoàn chỉnh hơn.
File đính kèm:
- van6HKI.doc