Đề kiểm tra học kỳ i - Lớp 9 - Môn Địa Lý

doc4 trang | Chia sẻ: hong20 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ i - Lớp 9 - Môn Địa Lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
AN GIANG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - LỚP 9
MÔN ĐỊA LÝ
Năm học: 2012 - 2013
Thời gian: 45 phút
(không tính thời gian phát đề)
SBD:..PHÒNG:
	 __________________________
	Câu 1: (4,0 điểm)
	-Cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn:
	+Thành thị: 24,2%
	+Nông thôn: 75,8%
	-Cơ cấu lực lượng lao động phân theo đào tạo:
	+Lao động không qua đào tạo: 78,8%
	+Lao động qua đào tạo: 21,2%
	 (Nguồn số liệu năm 2003)
	 Dựa vào số liệu, hãy:
	-Vẽ biểu đồ hình tròn cơ cấu lực lượng lao động phân theo thành thị, nông thôn. Rút ra nhận và giải thích nguyên nhân.
	- Vẽ biểu đồ hình tròn cơ cấu lực lượng lao động phân theo ngành nghề đào tạo. Rút ra nhận xét về chất lượng nguồn lao động nước ta. Để nâng cao chất lượng nguồn lao động, ta cần có những giải pháp gì?
	Câu 2: (2,0 điểm)
	Hãy cho biết hiện trạng về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay?Ta phải làm gì trước tình hình ấy?
	Câu 3: (2,0 điểm)
 Nêu rõ vai trò, vị trí của ngành giao thông vận tải. Cho biết những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với ngành giao thông vận tải nước ta.
	Câu 4: (2,0 điểm)
 Hãy nêu ảnh hưởng của độ cao địa hình và hướng núi tới sự phân hóa tự nhiên và phát triển kinh tế của 2 vùng Tây Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
	_____________________________________
Lưu ý: Học sinh được phép khai thác Atlat Địa lý Việt Nam trong suốt quá trình làm bài.
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM 
 AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – LỚP 9 
 	 Năm học: 2012 - 2013
 Môn: ĐỊA LÝ
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
*Vẽ biểu đồ: 
Đúng cho 1 biểu đồ 1 điểm. Thiếu chi tiết cho từng biểu đồ cụ thể trừ 0,25 điểm (tên biểu đồ, ghi chú). Không chấp nhận các dạng biểu đồ khác ngoài hình tròn.
*Nhận xét và giải thích nguyên nhân về phân bố lực lượng lao động:
-Lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn nước ta rất chênh lệch.
-Thành thị chỉ chiếm 24,2% trong khi nông thôn có tới 75,8%
-Sự đô thị hóa ở nước ta tuy đang phát triển nhưng chưa nhiều so với quy mô về diện tích cũng như dân số đồng thời việc phát triển ngành nghề kinh tế ở thành thị còn hạn chế nên không thu hút được nhiều lao động. Trong khi ở nông thôn việc sử dụng máy móc còn ít nên cần nhiều lao động chân tay.
*Nhận xét về chất lượng nguồn lao động:
-Chất lượng nguồn lao động còn kém so với nhiều nước trên thế giới, người lao động còn hạn chế về thể lực trình động chuyên môn, số lao động qua đào tạo mới 21,2% trong khi lao động chưa qua đào tạo chiếm tới 78,8%.
*Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động:
-Nâng cao trình độ kiến thức phổ thông
-Đào tạo chuyên môn hóa ngành nghề
-Rèn luyện thể lực, chế độ dinh dưỡng hợp lý
2,0
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,25
2
-Trước đây tài nguyên rừng nước ta rất giàu. Hiên tài nguyên rừng bị cạn kiệt nhiều nơi.
-Năm 2000, tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng đạt 11,6 triệu ha, độ che phủ chung toàn quốc là 35%. Đối với nước ta ¾ diện tích là đồi núi thì tỉ lệ này là còn thấp.
-Trong tình hình hiện nay ta phải tiếp tục khôi phục, tu bổ, tái tạo lại rừng; thực hiện phương thức nông –lâm kết hợp, giao đất gia rừng; khoán sản phẩm đến từng hộ gia đình. Đồng thời, phải chọn lọc các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao
0,5
0,5
1,0
3
*Vai trò và vị trí:
-Giao thông vận tải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mọi ngành kinh tế và sự hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế thị trường
-Giao thông vận tải thực hiện các mối liên hệ kinh tế trong và ngoài nước 
-Nhờ vào giao thông vận tải mà nhiều vùng khó khăn có điều kiện phát triển.
*Thuận lợi: Nước ta năm trong vùng Đông Nam Á và tiếp giáp biển thuận lợi về giao thông đường biển trong và ngoài nước
-Ở phần đất liền địa thế nước ta kéo dài theo hướng Bắc-Nam, có dải đồng bằng gần như liên tục ven biển và bờ biển trên 3.200km nên việc giao thông các miền Bắc, Trung, Nam khá dễ dàng
*Khó khăn:
Hình thề hẹp có nhiều đồi núi cao nguyên chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam làm cho giao thông theo hướng Đông-Tây có phần cản trở
-Sông ngòi dày đặc, khí hậu nhiều mưa bão, lũ lụt nên việc xây dựng và bảo vệ đường sá, cầu cống đòi hỏi tốn kém nhiều công sức và tiền của.
-Cơ sở vật chất-kỹ thuật còn thấp, vốn đầu tư ít
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4
*Ảnh hưởng của độ cao và hướng núi
-Vùng Tây Bắc: Núi cao, địa hình chia cắt sâu, dãy Hoàng Liên Sơn hướng Tây Bắc-Đông Nam chắn gió đông bắc nên mùa đông rét ít hơn. Về mùa hè gió tây nam tạo mưa nhiều hợn vùng Đông Bắc nên có thể phát triển lúa mùa và cây trồng nhiệt đới.
-Vùng Đông Bắc: Núi trung bình và núi thấp hình cánh cung mở rộng về phía đông bắc nên mùa đông chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió đông bắc, thời tiết thường rét đậm, sương giá có hại cho cây nhiệt đới nhưng lại có thể phát triển một số cây rau quả cận nhiệt và ôn đới.
1,0
1,0
	____________________________________________

File đính kèm:

  • docDE THI HKI(1).doc