Đề kiểm tra học kỳ I môn: công nghệ - Lớp: 8
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn: công nghệ - Lớp: 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT MỘC CHÂU TRƯỜNG THCS 15-10 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn: Công Nghệ - Lớp: 8A Câu 1: (2 điểm) Nêu đặc điểm về hình chiếu của các khối đa diện ? Nêu đặc điểm về hình chiếu của các khối tròn xoay ? Câu 2: (3 điểm) Nêu quy ước vẽ ren ? Nêu trình tự và nội dung cần hiểu để đọc bản vẽ chi tiết ? Nêu trình tự và nội dung cần hiểu để đọc bản vẽ nhà ? Câu 3:(2 điểm) Cơ khí có vai trò quan trọng như thế nào đối với sản xuất và đời sống ? Kể tên một số loại dụng cụ cơ khí mà em biết ? Câu 4:(2,5 điểm) Chi tiết máy là gì ? Chi tiết máy được phân loại như thế nào ? Chi tiết máy được lắp ghép với nhau như thế nào ? Câu 5: (0,5 điểm) Vì sao nói bản vẽ kỹ thuật là “ngôn ngữ” chung dùng trong kỹ thuật ? =========================== ĐÁP ÁN Câu 1: Các khối tròn xoay gồm: Hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều. Hình hộp chữ nhật có: + Hình chiếu đứng là hình chữ nhật + Hình chiếu cạnh là hình chữ nhật + Hình chiếu bằng là hình chữ nhật Hình lăng trụ tam giác đều có: + Hình chiếu đứng là hình chữ nhật + Hình chiếu cạnh là hình chữ nhật + Hình chiếu bằng là tam giác đều Hình chóp tứ giác đều có: + Hình chiếu đứng là hình tam giác cân + Hình chiếu cạnh là hình tam giác cân + Hình chiếu bằng là hình vuông Khôi tròn xoay gồm: Hình trụ, hình nón, hình cầu Hình trụ có: + Hình chiếu đứng là hình chữ nhật + Hình chiếu cạnh là hình chữ nhật + Hình chiếu bằng là hình tròn Hình nón có: + Hình chiếu đứng là hình tam giác cân + Hình chiếu cạnh là hình tam giác cân + Hình chiếu bằng là hình tròn Hình cầu có: + Hình chiếu đứng là hình tròn + Hình chiếu cạnh là hình tròn + Hình chiếu bằng là hình tròn Câu 2: Quy ước vẽ ren Ren nhìn thấy: + Đường đỉnh ren và đường giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm + Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh và vòng chân ren chỉ vẽ bằng 3/4 vòng Ren bị che khuất: Các đường đỉnh ren, đường chân ren và đường giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt Trình tự và nội dung cần hiểu để đọc bản vẽ chi tiết: Khung tên: + Tên gọi chi tiết + Vật liệu + Tỉ lệ Hình biểu diễn: + Tên gọi hình chiếu + Vị trí hình cắt Kích thước + Kíhc thước chung của chi tiết + Kích thước các bộ phận Yêu cầu kỹ thuật + Gia công + Xử lí bề mặt Tổng hợp: + Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết + Công dụng của chi tiết Trình tự và nội dung cần hiểu để đọc bản vẽ nhà Khung tên + Tên gọi ngôi nhà + Tỉ lệ bản vẽ Hình biểu diễn + Tên gọi hình chiếu + Tên gọi mặt cắt Kích thước + Kích thước chung + Kích thước từng bộ phận Các bộ phận + Số phòng + Số cửa đi và số cửa sổ + Các bộ phận khác Câu 3: Cơ khí có vai trò quan trọng đối với sản xuất và đời sống Cơ khí tạo ra các máy và các phương tiện thay lao động thủ công băng lao động bằng máy và tạo ra năng suất cao. Cơ khí giúp cho sinh hoạt và lao động của con người trở nên nhẹ nhàng và thú vị hơn Nhờ có cơ khí mà tầm nhìn con người được mở rộng con người có thể chiếm lĩnh không gian và thời gan. Một số loại dụng cụ cơ khí Dụng cụ đo và kiểm tra: thước lá, thước cặp và thước đo vạn năng, Dụng cụ tháo lắp: cờ lê, mỏ lết, tua vít Dụng cụ kẹp chặt: Kìm, ê to, .. Dụng cụ gia công: búa, cưa, đục khoan, dũa, Câu 4: Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy Chi tiết máy được chia làm hai nhóm: Nhóm các chi tiết như: bu lông, đai ốc, bánh răng, lõ so, được sử dụng trong nhiều loại máy khác nhau, chúng được gọi là chi tiết có công dụng chung Nhóm các chi tiết như: trục khuỷu, kim máy khâu, khung se đạp, chỉ được sử dụng trong một loại máy nhất định, chúng được gọi là chi tiết có công dụng riêng. Chi tiết máy được lắp ghép với nhau theo hai loại: Mối ghép cố định: Là các mối ghép mà các chi tiết được ghép không có chuyển động tương đối với nhau gồm mối ghép tháo được và mối ghép không tháo được Mối ghép động: Là mối ghép mà chi tiết được ghép với nhau có thể xoay, trượt, lăn và ăn khớp với nhau. Câu 5: Vì
File đính kèm:
- De Kiem tra HKI.docx