Đề kiểm tra học kỳ I Môn : Ngữ Văn 12 Trường THPT BC Lệ Thủy

doc5 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I Môn : Ngữ Văn 12 Trường THPT BC Lệ Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sở gd-Đt quảng bình đề kiểm tra học kỳ I	
Trường THPT BC Lệ Thủy MÔN : NGữ VĂN 12
 Thời gian: 90 phút
 	
 Đề 1. 	
A Phần trắc nghiệm (3 điểm):
Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm.
Câu 1: bài thơ “Đất nước”của Nguyễn Đình Thi có độ dài sáng tác từ 1948 đến 1955, khổ thơ nào được hoàn thành sau cùng để khơi nguồn cảm hứng cho toàn bài?
A. Khổ 1 B. Khổ 2 C. Khổ kết
Câu 2: Trong bài thơ “Cảm tưởng đọc Thiên gia thi” của Hồ Chí Minh có hai câu: “ Nay ở trong thơ nên có thép
 Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
ý hai câu thơ thể hiện quan niệm nào sau đây:
 A. Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận.	
 B. Nhà văn, nhà thơ là chiến sỹ trên mặt trận văn hóa.
 C. Văn chương phải có tính chiến đấu.
 D. Cả A, B, C.
Câu 3: Văn học Việt nam giai đoạn 1945-1975 được xem là:
 A. Nền văn học cổ điển B. Nền văn học lãng mạn 
 C. Nền văn học hiện thực phê phán D. Nền văn học cách mạng
Câu 4: Hình ảnh người mẹ trong bài “Bên kia sông Đuống” đựơc Hoàng Cầm ví với thân cò bằng hình ảnh nào sau đây?
 A. Con cò lặn lội bờ sông B. Con cò trắng bay vùn vụt
 C. Lặn lội thân cò khi quãng vắng D. Cả A, B, C
Câu 5: Trong truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao, nhân vật Độ “ngã ngửa ngừơi” ngạc nhiên khi:
Thấy Hoàng giao du với tầng lớp trí thức cặn bả.
Thấy Hoàng có cái nhìn sai lệch về hiện thực.
Phát hiện ra nông dân nước mình có thể làm Cách mạng, mà làm Cách mạng rất hăng hái.
Thấy Hoàng vẫn sống phong lưu khi tản cư về ở nông thôn.
Câu 6: Kể tên những tác phẩm ra đời năm 1948 đã được học trong chương trình Văn học 12.
B. phần tự luận (7 điểm)
Phân tích nhân vật Đào trong truyện ngắn “Mùa lạc” để làm rõ triết lí của nhà văn Nguyễn Khải. 
“Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy” 







sở gd-Đt quảng bình đề kiểm tra học kỳ I	
Trường THPT BC Lệ Thủy MÔN : NGữ VĂN 12
 Thời gian: 90 phút
	
Đề 2.
A Phần trắc nghiệm (3 điểm):
Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm.
Câu 1: Giá trị về nhận thức của một tác phẩm văn học biểu hiện như thế nào?
Làm cho tình cảm của người đọc phong phú và sâu sắc hơn.
Cung cấp hiểu biết sâu rộng về cuộc sống con người và xã hội.
Kích thích khát vọng sáng tạo nghệ thuật.
Đem đến những rung cảm lãng mạn.
Câu 2: Chi tiết nào sau đây trong truyện ngắn “Vi hành” của Nguyễn ái Quốc không phải dùng để châm biếm Khải Định:
Trông hắn có vẻ nhút nhát hơn, lúng ta lúng túng hơn ... 
Nhật báo chẳng còn gì để bôi bác lên giấy cả. Đúng lúc đó thì ...
Nghe nói ông bầu Nhà hát Múa rối có định ký giao kèo thuê đấy.
... bám lấy đế giày tôi, dính chặt với tôi như hình với bóng.
Câu 3: Dụng ý của nhà văn Kim Lân khi viết truyện ngắn “Vợ nhặt” chủ yếu là:
Kể lại nạn đói năm 1945 để nói lên tình cảnh bi thảm của người dân lao động.
Tố cáo chính sách cai trị vô nhân đạo của thực dân và phát xít.
Đặt người dân lao động vào tình huống đói khát bi thảm nhất để phát hiện và diễn tả những khát vọng đáng trân trọng của họ.
Dựng lại khung cảnh thôn quê của những ngày đói.
Câu 4: “Tây Bắc” trong bài thơ “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên có ý nghĩa gì?
Là tên gọi của một vùng đất cụ thể.
Biểu tượng cho mọi vùng đất xa xôi của Tổ quốc, nơi khắc ghi những kỷ niệm trong kháng chiến, đang vẫy gọi đi tới.
Tây Bắc chính là tâm hồn của tác giả.
Cả A, B, C.
Điểm B và C.
Câu 5: “Một nền văn học mang tính nhân dân sâu sắc”- là đặc điểm của giai đoạn văn học nào?
A. Giai đoạn 1900 – 1920 B. Giai đoạn 1920 – 1930
C. Giai đoạn 1930 – 1945 D. Giai đoạn 1945 – 1975.
Câu 6: Điền từ hoặc cụm từ còn thiếu vào dấu (...) trong đoạn văn sau:
“Sự sống nảy sinh từ trong...(1), hạnh phúc hiện hình từ trong những...(2), gian khổ, ở đời này không có...(3).. chỉ có những...(4), điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ... (5) ấy” (Mùa lạc – Nguyễn Khải).










B. phần tự luận (7 điểm).
Tình yêu quê hương đất nước là cảm hứng chủ đạo trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975”.
Hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ nhận định trên.
 “Mùa thu nay khác rồi
 Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
	
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa

Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xa vọng nói về”
 (Trích “Đất nước” – Nguyễn Đình Thi).













	
	



	 đáp án và biểu điểm
Đề 1.
A. phần trắc nghiệm . Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
A
D
D
B
C
 Câu 6: “Tây tiến” – Quang Dũng
“Bên kia sông Đuống” – Hoàng Cầm
 “Đôi mắt” – Nam Cao
 B. phần tự luận. 
Yêu cầu về kỹ năng:
Làm đúng kiểu bài phân tích nhân vật: Bám sát vào các tình huống, các chi tiết ... để làm rõ đặc điểm về nhân vật.
Bố cục rành mạch, hợp lý, các ý trình bày rõ ràng và được triển khai tốt.
Diễn đạt trôi chảy, mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức:
Các ý trong bài có thể được sắp xếp, trình bày theo những cách khác nhau, miễn là đạt được các nội dung sau:
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. Nhân vật trung tâm là Đào.
Khái quát về cuộc đời, con ngời.
+ Ngoại hình: Là một phụ nữ kém nhan sắc.
+ Tính cách: Sắc sảo, mạnh mẽ.
+ Hoàn cảnh: Gia đình nghèo, trải qua nhiều bất hạnh, vất vả.
+ Tâm trạng chán chường, sống không hy vọng, không niềm tin.
Sự chuyển biến về tâm lý và tính cách.
+ Khi lao động cùng mọi ngời, đặc biệt khi gần Huân, Đào khao khát hạnh phúc.
+ Cuộc sống chan hòa, quan tâm, chia sẻ buồn vui: Đào thay đổi tâm tính, hồi sinh về tâm hồn.

+ Đào thức tỉnh nỗi khát khao yêu đương, khát khao hạnh phúc sau khi nhận được thư ông Dịu.
 Tâm hồn Đào tràn ngập niềm tin yêu.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Thể hiện nét đẹp của cuộc sống nhân vật Đào. Chủ nghĩa nhân đạo và ngòi bút hiện thực của tác giả.
3.Biểu điểm: 
Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
Điểm 3: Trình bày được khoảng nửa số ý của yêu cầu về kiến thức, còn mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 1: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
*Lưu ý: -Tôn trọng các bài viết sáng tạo
 - Chỉ tính điểm lẻ đến 0,5 điểm


	đáp án và biểu điểm
Đề 2.
A. phần trắc nghiệm . Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
Đáp án
B
D
C
D
D
	Câu 6: (1) Cái chết (2) Hy sinh (3) con đường cùng
 (4) ranh giới (5) ranh giới.
B. phần tự luận:
 
Yêu cầu về kỹ năng:
Làm đúng kiểu bài phân tích một đoạn thơ trữ tình: Bám vào giọng điệu, từ ngữ, hình ảnh ... để làm rõ nội dung.
Bố cục rành mạch, hợp lý, các ý trình bày rõ ràng và đợc triển khai tốt.
Diễn đạt trôi chảy, mắc ít lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Các ý trong bài có thể được sắp xếp, trình bày theo những cách khác nhau, miễn là đạt được các nội dung sau:
Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi được viết trong thời gian dài (1948 – 1955) , cảm hứng tập trung ở tình yêu quê hương đất nước.
7 câu thơ đầu là mùa thu Hà Nội trong hồi tưởng của tác giả đẹp nhưng buồn. Từ đó hiện ra bức chân dung tự họa của tác giả: Quyết tâm ra đi kháng chiến nhưng lòng đầy lưu luyến.
Tiếp đó là đoạn thơ đã cho:.
Nhịp thơ nhanh, giọng thơ sôi nổi, háo hức.
Điệp từ, điệp ngữ. 
Hình ảnh tươi tắn ,âm thanh rộn ràng.Không gian mùa thu mở rộng, nâng cao với “núi đồi”, “rừng tre”, “trời thu”, “ những dòng sông”, “những cánh đồng”...
Cảm xúc tin yêu,tự hào.
 3.Biểu điểm:	
 Điểm 5: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
Điểm 3: Trình bày được khoảng nửa số ý của yêu cầu về kiến thức, còn mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 1: Trình bày thiếu ý hoặc còn sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp.
Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
*Lưu ý: -Tôn trọng các bài viết sáng tạo
 - Chỉ tính điểm lẻ đến 0,5 điểm

File đính kèm:

  • docDe kiem tra Ngu van 1220072008.doc