Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 6 Năm học 2008 – 2009 Thời gian :90 phút

doc4 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 6 Năm học 2008 – 2009 Thời gian :90 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 6
Năm học 2008 – 2009
Thời gian :90 phút
Đề 1
I. Trắc nghiệm ( 3 điểm) 
Câu 1: Đọc đoạn trích sau đây và chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau:
 “ Lại một hôm, thầy Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi. Bà mẹ đang ngồi dệt cửi, trông thấy, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung, mà nói rằng: “ Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”.
 Từ hôm đó, thầy Mạnh Tử học tập rất chuyên cần. Rồi sau thành một bậc đại hiền. Thế chẳng là nhờ có cái công giáo dục quý báu của bà mẹ hay sao? ”
	 ( Mẹ hiền dạy con – Ngữ Văn 6 )
1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
a/ Tự sự	c/ Tự sự và miêu tả
b/ Miêu tả	d/ Cả a, b và c đều sai
2. Đoạn trích trên thuộc thể loại truyện nào em đã học?
a/ Truyện dân gian	 	 c/ Truyện cổ tích	
b/ Truyện trung đại	 	 d/ Truyện truyền thuyết
3. Đoạn trích trên có mấy cụm danh từ?
a/ Hai	b/ Ba	c/ Bốn	d/ Năm
4. “ Chuyên cần là chăm chỉ làm việc”. Từ “ chuyên cần” được giải thích theo cách nào?
a/ Trình bày khái niệm	c/ Dùng từ trái nghĩa
b/ Dùng từ đồng nghĩa	d/ Cả a,b và c đều đúng
5. Từ “ chuyên cần” không kết hợp được với từ nào trong các từ sau?
a/ Lao động	b/ Làm lụng	c/ Nói năng	d/ Bản tính
6. Cách hiểu nào đúng nhất về hai chữ “ mẹ hiền” trong truyện “ Mẹ hiền dạy con ”?
a/ Người mẹ hiền lành, dịu dàng.
b/ Người mẹ thông minh và vô cùng nghiêm khắc.
c/ Người mẹ yêu con và chiều chuộng con.
d/ Người mẹ yêu thương đúng mực và biết cách dạy con nên người.
7. Vì sao mẹ Mạnh Tử cắt tấm vải đang dệt?
a/ Vì Mạnh Tử bỏ học
b/ Vì bà dệt tấm vải không được như ý.
c/ Bà thực hiện biện pháp dạy con nghiêm khắc và quyết liệt
d/ Bà quá bực bội, giận dữ con trai bỏ học
8. Từ nào dưới đây viết đúng quy tắc chính tả Tiếng Việt?
a/ Dối dít	b/ Rối dít	c/ Rối rít	d/ Dối rít
9. Cụm từ nào sau đây có số từ chỉ thứ tự?
a/ Ba thế kỉ	c/ 4000 năm lịch sử
b/ Một thiên niên kỉ	d/ Thiên niên kỉ thứ ba
10. Truyền thuyết khác với truyện cổ tích ở điểm nào?
a/ Có yếu tố tưởng tượng	c/ Có cốt lõi là sự thật lịch sử
b/ Thể hiện thái độ của nhân dân	d/ Có yếu tố kì ảo
11. Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?
a/ Một lâu đài lớn	c/ Đang nổi sóng mù mịt
b/ Không muốn làm nữ hoàng	d/ Lại nổi cơn thịnh nộ
12.Cụm từ nào sau đây không phải là cụm tính từ?
a/ Nhỏ bằng con kiến	c/ Đỏ như son
b/ Đang học bài	d/ Rất rẻ
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn ( 4- 6 câu) nội dung tự chọn, trong đoạn văn đó có sử dụng chỉ từ. Gạch chân dưới các chỉ từ có trong đoạn văn đó.
Câu 2: Kể về một người thân của em ( ông bà, bố mẹ, anh chị...)




Đề kiểm tra học kỳ I môn ngữ văn 6
Năm học 2008 – 2009
Thời gian :90 phút
Đề 2
I. Trắc nghiệm ( 3 điểm) 
Câu 1: Đọc đoạn trích sau đây và chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau:
 “ Lại một hôm, thầy Mạnh Tử đang đi học, bỏ học về nhà chơi. Bà mẹ đang ngồi dệt cửi, trông thấy, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung, mà nói rằng: “ Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”.
 Từ hôm đó, thầy Mạnh Tử học tập rất chuyên cần. Rồi sau thành một bậc đại hiền. Thế chẳng là nhờ có cái công giáo dục quý báu của bà mẹ hay sao? ”
	 ( Mẹ hiền dạy con – Ngữ Văn 6 )
1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
a/ Tự sự và miêu tả c/ Tự sự
b/ Miêu tả	d/ Cả a, b và c đều sai
2. Đoạn trích trên thuộc thể loại truyện nào em đã học?
	a/ Truyện trung đại	 	 c/ Truyện truyền thuyết
b/ Truyện dân gian	 	 d/ Truyện cổ tích
3. “ Chuyên cần là chăm chỉ làm việc”. Từ “ chuyên cần” được giải thích theo cách nào?
a/ Dùng từ đồng nghĩa 	c/ Trình bày khái niệm	
b/ Dùng từ trái nghĩa 	d/ Cả a,b và c đều đúng
4. Đoạn trích trên có mấy cụm danh từ?
a/ Hai	b/ Ba	c/ Bốn	d/ Năm
5. Từ “ chuyên cần” không kết hợp được với từ nào trong các từ sau?
	a/ Làm lụng	b/ Nói năng	c/ Bản tính 	d/ Lao động
6. Cách hiểu nào đúng nhất về hai chữ “ mẹ hiền” trong truyện “ Mẹ hiền dạy con ”?
a/ Người mẹ yêu con và chiều chuộng con.
b/ Người mẹ yêu thương đúng mực và biết cách dạy con nên người.
c/ Người mẹ hiền lành, dịu dàng.
d/ Người mẹ thông minh và vô cùng nghiêm khắc.
7. Vì sao mẹ Mạnh Tử cắt tấm vải đang dệt?
a/ Vì bà dệt tấm vải không được như ý.
b/ Bà thực hiện biện pháp dạy con nghiêm khắc và quyết liệt
c/ Vì Mạnh Tử bỏ học
d/ Bà quá bực bội, giận dữ con trai bỏ học
8. Từ nào dưới đây viết đúng quy tắc chính tả Tiếng Việt?
a/ Rối rít	b/ Dối rít c/ Dối dít	d/ Rối dít
9. Cụm từ nào sau đây có số từ chỉ thứ tự?
a/ Một thiên niên kỉ	c/ Thiên niên kỉ thứ ba
b/ Ba thế kỉ	d/ 4000 năm lịch sử
10. Truyền thuyết khác với truyện cổ tích ở điểm nào?
a/ Có cốt lõi là sự thật lịch sử	c/ Có yếu tố tưởng tượng	
b/ Thể hiện thái độ của nhân dân	d/ Có yếu tố kì ảo
11. Dòng nào dưới đây là cụm danh từ?
a/ Đang nổi sóng mù mịt 	c/ Một lâu đài lớn
b/ Không muốn làm nữ hoàng	d/ Lại nổi cơn thịnh nộ
12.Cụm từ nào sau đây không phải là cụm tính từ?
a/ Đang học bài	c/ Rất rẻ
b/ Nhỏ bằng con kiến	d/ Đỏ như son
II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn ( 4- 6 câu) nội dung tự chọn, trong đoạn văn đó có sử dụng chỉ từ. Gạch chân dưới các chỉ từ có trong đoạn văn đó.
Câu 2: Kể về một người bạn mới quen. 



Đáp án và biểu điểm

I. Trắc nghiệm( 3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đề 1
a
b
c
b
c
d
c
c
d
c
a
b
Đề 2
c
a
a
c
b
b
b
a
c
a
c
a

II. Tự luận ( 7 điểm)
Câu 1: ( 2 điểm ) Cần đạt được hai ý
Viết đúng hình thức một đoạn văn, có sử dụng chỉ từ.
Gạch chân được các chỉ từ có trong đoạn.
Câu 2: ( 5 điểm )
Nội dung: kể về người bạn mới quen của em
Hình thức: đảm bảo bố cục 3 phần của một bài văn kể chuyện. 
Cần đáp ứng các yêu cầu sau
1. Mở bài : Giới thiệu chung về người bạn mới quen.
2. Thân bài : 
- Quen bạn trong hoàn cảnh nào ?
- Những hành động, việc làm, lời nói của người bạn đó
- Tình cảm của người đó đối với bản thân em 
* Chú ý tránh nhầm sang văn tả người bằng cách kể về công việc, những hành động, sự việc mà người đó đã làm như thế nào. Giới thiệu về hình dáng tính cách thể hiện đan xen trong lời kể việc, tránh sa đà vào miêu tả nhân vật đó.
 3. Kết bài : Cảm nghĩ của em đối với người người bạn đó.
* Biểu điểm :
- Điểm 5 : Bài viết mạch lạc rõ ràng thể hiện rõ yêu cầu của bài kể chuyện đời thường. Sử dụng ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu. Đảm bảo bố cục.
- Điểm 3 – 4 : Bài viết mạch lạc rõ ràng, đảm bảo bố cục, thể hiện rõ yêu cầu của bài kể chuyện đời thường. Sử dụng ngôn ngữ chính xác, dễ hiểu song diễn đạt đôi chỗ còn chưa hay.
- Điểm 1 – 2 : Bài viết xác định được phạm vi kiến thức, có sử dụng phương pháp kể chuyện song còn lúng túng, diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng, bài làm sơ sài.
- Điểm 0 : Lạc đề, bỏ giấy trắng.





















Ma trận ra đề


Chủ đề
Các mức độ tư duy

Điểm

Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng


TN
TL
TN
TL
TN
TL


Văn 
học
Truyền thuyết và cổ tích


1: 0,25đ



0,25

Truyện trung đại
1:0,25đ





0,25

Mẹ hiền dạy con


2: 0,5đ



0,5


Tiếng Việt
Nghĩa của từ
1:0,25đ

1:0,25đ



0,5

Chữa lỗi dùng từ
1:0,25đ





0,25

Số từ
1:0,25đ





0,25

Chỉ từ





1: 2đ
2

Cụm danh từ


2: 0,5đ



0,5

Cụm tính từ


1: 0,25đ



0,25
Tập làm văn
Phương thức biểu đạt
1:0,25đ





0,25

Kể chuyện đời thường





1: 5đ
5
Tổng

5: 1,25đ

7: 1,75đ


2: 7đ
10




File đính kèm:

  • docde thi HK I Ngu van 6 dap an bieu diem ma tran.doc